VNCB - Hành trình đến đích 0 đồng

Lần đầu ở Việt Nam có một NH (NHTMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB) bị quốc hữu hóa sau khi các cổ đông của NH này không muốn góp thêm vốn. Nguyên nhân do VNCB đã bị âm vốn chủ sở hữu buộc NHNN phải tiếp quản nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và hệ thống NH.

Lần đầu ở Việt Nam có một NH (NHTMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB) bị quốc hữu hóa sau khi các cổ đông của NH này không muốn góp thêm vốn. Nguyên nhân do VNCB đã bị âm vốn chủ sở hữu buộc NHNN phải tiếp quản nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và hệ thống NH.

Tái cơ cấu rồi phá sản

NHNN vừa quyết định mua VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần và trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ). Quyết định này được công bố sau khi Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 31-1 của VNCB không thành dẫn đến quyết nghị không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của NH bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng).

Như vậy, hơn 500 cổ đông của VNCB sẽ bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông hiện hữu tại NH này. Dẫu biết rằng trong kinh doanh phải biết chấp nhận “lời ăn lỗ chịu”, nhưng các cổ đông VNCB có lẽ sẽ không tránh khỏi hụt hẫng. Trong khi đó, mua một NH với giá 0 đồng nhưng NHNN phải đứng ra chịu trách nhiệm với người gửi tiền, nhờ đó các hoạt động của VNCB đến nay vẫn hoạt động bình thường.

 

VNCB tiền thân là NHTMCP Đại Tín (TrustBank), với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. TrustBank vốn dĩ cũng được liệt vào diện NH yếu kém cần phải xử lý, năm 2012 rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Nhờ việc bơm vốn của một số cổ đông nên TrustBank chuyển đổi thành VNCB từ tháng 5-2013, trong đó Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh là cổ đông lớn nhất sở hữu 9,67% vốn, hoạt động trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, dự án bất động sản, nhà hàng, khách sạn…

Trong cơ cấu tại VNCB lúc này còn có 20 cổ đông cá nhân khác được cho là liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh hoặc chủ sở hữu của tập đoàn này, nắm giữ hơn 74,37% vốn tại đây. VNCB với cơ cấu cổ đông mới là kết quả của quá trình tái cấu trúc, chuyển mình hướng đến mục tiêu ưu tiên phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ, phục vụ nhóm ngành nghề đặc thù là ngành xây dựng.

Không bao lâu sau, vào tháng 2-2014, từ một thương hiệu quá mới mẻ VNCB được dư luận liên tục nhắc đến do liên quan đến gói tín dụng 100.000 tỷ đồng được NH này đề xuất. Tuy nhiên sau đó gói hỗ trợ này cũng không đi vào đâu nhưng VNCB lại cùng Tập đoàn Thiên Thanh công bố tiếp gói tín dụng 50.000 tỷ đồng. Trong các nỗ lực công bố các gói tín dụng nhưng chưa được thực tế chứng nhận, cũng là lúc các lãnh đạo chủ chốt tại Tập đoàn Thiên Thanh có tham gia các vị trí quan trọng tại VNCB bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam.

Tại thời điểm đó, để đảm bảo thanh khoản cho hoạt động gửi tiền, Vietcombank ký thỏa thuận sẽ dành một nguồn lực tài chính đảm bảo chi trả, đảm bảo thanh khoản, các khế ước của cá nhân và tổ chức đã ký với VNCB vẫn nguyên giá trị. Hiện tại, NHNN cử Vietcombank tham gia quản trị, điều hành VNCB. Như vậy, một lần nữa VNCB có cơ hội được hồi sinh và tiếp tục triển khai phương án tái cơ cấu đã được duyệt. Đồng thời, VCNB cũng có thể đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Tại sao là 0 đồng?

VNCB - Hành trình đến đích 0 đồng ảnh 2VNBC mặc dù hiện là NH 100% vốn nhà nước, vẫn có thể được cổ phần hóa trở lại sau này khi làm ăn có lãi. VNCB là NH đầu tiên bị quốc hữu hóa, điều này cho thấy NHNN vẫn đang tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ ngành NH, đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo đến các NH yếu kém khác.
VNCB - Hành trình đến đích 0 đồng ảnh 3

Ông Johan Kruimer,
Công ty Chứng khoán HSC

Theo thông tin công bố, tính đến thời điểm 31-5-2013, VNCB gồm 551 cổ đông, các cổ đông pháp nhân ngoài Tập đoàn Thiên Thanh còn có NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Công ty lương thực - Long An và 545 cổ đông thể nhân.

Tại đại hội bất thường ngày 31-1, các cổ đông đã từ chối tăng vốn điều lệ và phương án cuối cùng là NHNN nắm quyền kiểm soát NH. Mặc dù trong Luật Các TCTD có quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt, nhưng VNBC là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam bị quốc hữu hóa.

Kể từ năm 2011 đến nay, VNCB và trước đó là TrustBank vẫn chưa công bố ra bên ngoài về số liệu tài chính của NH. Cuối năm 2011, TrustBank vẫn có lãi 164 tỷ đồng trên số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Thế nhưng đến thời điểm diễn ra đại hội 2015, VNCB chọn phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn điều lệ đảm bảo giá trị thực 3.000 tỷ đồng.

Song do VNCB không thể chào bán ra công chúng theo quy định điều kiện chào bán “Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán”. VNCB không nêu cụ thể nhưng thừa nhận NH vẫn còn đối mặt với tình trạng rất nhiều khó khăn về kết quả kinh doanh như thua lỗ, nợ xấu, cơ cấu tổ chức chưa ổn định.

Thực tế VNCB có thể đã bị âm vốn chủ sở hữu và những cổ đông góp vốn vào đây cũng đã bị mất hết vốn từ trước. Theo các chuyên gia, trường hợp của VNCB có thể xem như đã “phá sản kỹ thuật”. Việc NHNN mua lại nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, không gây bất ổn tới hệ thống. Một vị chuyên gia nhấn mạnh, tuy không mất tiền để mua lại VNCB nhưng NHNN chưa chắc đã có lời.

Thậm chí NHNN còn có thể bị lỗ vì phải đảm bảo trả hết tất cả các khoản nợ của VNCB trong khi giá trị tài sản hiện tại của NH thấp hơn khoản nợ này. Trong khi đó, đại diện NHNN cho rằng NHNN buộc phải lựa chọn phương án ổn định còn hơn để người dân mất tiền sẽ dẫn đến mất niềm tin, bất ổn xã hội và nhiều vấn đề khác.

Sự kiện VNCB về với NHNN với sự tham gia hỗ trợ về tài chính và nhân lực của Vietcombank, khiến nhiều người nhớ về 15 năm trước vào năm 2008, BIDV cũng đã từng tham gia và thành lập ban xử lý nợ NH Nam Đô để xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay. Nam Đô sau khi tháo gỡ xong nợ nần, trả hết tiền cho người gửi tiết kiệm, đã được cho làm thủ tục giải thể.

Các tin khác