Từ đa phương thành đơn phương
Về mặt nội chính, sau khi bãi bỏ chính sách Obamacare, thời gian gần đây ông Donald Trump lại đưa ra phương án cắt giảm thuế được coi là có quy mô lớn nhất trong vòng 30 năm qua.
Về mặt ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ nhanh chóng chuyển từ chủ nghĩa đa phương mà người dân xứ cờ hoa tôn thờ trong nhiều năm qua sang chủ nghĩa đơn phương, rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều ủy ban của Liên hiệp quốc, giảm thiểu hoặc thậm chí chấm dứt các cam kết của Hoa Kỳ đối với cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực.
Những thay đổi chóng mặt của Tổng thống Donald Trump trong 365 ngày qua đều báo hiệu những thay đổi nhanh chóng của trật tự quốc tế, bởi bất kỳ sự thay đổi lớn nào, dù trong lĩnh vực nội chính hay ngoại giao Hoa Kỳ, đều sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến trật tự quốc tế hiện nay. Hệ thống quốc tế về cơ bản đều được sinh ra bởi các nước lớn, do sự phát triển và thay đổi của các nước lớn. Không có nước lớn sẽ không có trật tự khu vực và trật tự quốc tế. |
Khẩu hiệu của ông Donald Trump luôn là “làm cho nước Mỹ vĩ đại” trở lại. Cho dù là trong lĩnh vực nội chính hay ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ luôn tập trung vào việc giải quyết các vấn đề trong nước đã tích tụ qua nhiều năm. Chẳng hạn, việc triển khai cải cách thuế gần đây nhằm thu hút dòng vốn của Hoa Kỳ, đồng thời thông qua các dòng vốn quốc tế để khôi phục nền kinh tế nước này.
Từ những năm 1980 đến nay, Hoa Kỳ đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa và thu được lợi ích lớn nhất từ tiến trình này. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa làm nảy sinh một vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ, đó là dẫn đến việc nới rộng khoảng cách thu nhập và phân hóa cao trong xã hội nước này.
Chính phủ Hoa Kỳ thực sự cần giải quyết những vấn đề này, bởi nếu tình hình tiếp tục như vậy, nội bộ cường quốc này sẽ phải đối mặt với sự bất ổn nghiêm trọng. Vấn đề then chốt ở đây là biện pháp để giải quyết vấn đề. Do có rất nhiều nền kinh tế quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ đã hình thành “trật tự kinh tế” lấy Hoa Kỳ làm trung tâm, nên khi Hoa Kỳ tìm kiếm biện pháp nhằm giải quyết vấn đề nội bộ, tất yếu phải suy nghĩ đến yếu tố bên ngoài, nghĩa là sự tác động đến nền kinh tế của các nước khác.
Trước đây, Hoa Kỳ thực sự đã làm như vậy ở nhiều lĩnh vực. Thí dụ, trong chính sách tiền tệ, mặc dù cân nhắc chủ yếu của Hoa Kỳ là lợi ích quốc gia, nhưng cũng có thể cân nhắc đến ảnh hưởng quốc tế ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, việc cải cách thuế lần này của ông Donald Trump lại cho thấy sự ích kỷ cực đoan của Hoa Kỳ. Sự ích kỷ cực đoan này cũng tượng trưng cho sự suy thoái của Hoa Kỳ, bởi nó cho thấy nước này đã không thể cung cấp sản phẩm công cho hệ thống kinh tế quốc tế mà ở đó Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo. Cải cách thuế triệt để hoàn toàn là động thái mang đậm màu sắc của “chủ nghĩa đơn phương”.
Một năm kể từ ngày ông Donald Trump nhậm chức Hoa Kỳ đã trải qua một loạt thay đổi chóng mặt.
Tiến đến chủ nghĩa biệt lập
Giới quan sát cho rằng có thể xem Hoa Kỳ đang thực hiện “chủ nghĩa rút lui quốc tế” và đây là mối lo ngại sâu sắc của rất nhiều quốc gia, nhất là các đồng minh của Hoa Kỳ. Các đồng minh của Hoa Kỳ không chỉ phụ thuộc lớn về kinh tế, mà cả về an ninh, họ là một phần gắn kết trong hệ thống an ninh của Hoa Kỳ.
Giới quan sát cho rằng có thể xem Hoa Kỳ đang thực hiện “chủ nghĩa rút lui quốc tế” và đây là mối lo ngại sâu sắc của rất nhiều quốc gia, nhất là các đồng minh của Hoa Kỳ. Các đồng minh của Hoa Kỳ không chỉ phụ thuộc lớn về kinh tế, mà cả về an ninh, họ là một phần gắn kết trong hệ thống an ninh của Hoa Kỳ.
Nói cách khác, do phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ trong thời gian dài, các nước đồng minh không có hệ thống an ninh độc lập của riêng họ. Một số nước cũng dự kiến được sự rút lui khỏi quốc tế của Hoa Kỳ, đã bắt đầu xây dựng hệ thống an toàn độc lập của riêng họ (như Nhật Bản), tuy nhiên muốn xây dựng một hệ thống độc lập như vậy, cần sự đầu tư lớn không chỉ về tài chính, mà cả về thời gian.
Nghiêm trọng hơn, đối với một số nước nhỏ hơn để xây dựng một hệ thống như vậy dường như là “nhiệm vụ bất khả thi”. Các nước nhỏ luôn cần sự bảo hộ của các nước lớn vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Rất dễ lý giải vì sao có nhiều đồng minh Hoa Kỳ đã rất không hài lòng với sự rút lui quốc tế của Donald Trump.
Việc Hoa Kỳ giảm thiểu cam kết an ninh đối với cộng đồng quốc tế vẫn chưa tạo ra tác động tiêu cực lớn trước mắt, bởi người ta tin rằng nước này vẫn là cường quốc quân sự lớn nhất thế giới trong thời gian dài từ nay về sau. Chừng nào quân sự của Hoa Kỳ vẫn mạnh nhất thì mối đe dọa quân sự của cường quốc này vẫn còn.
Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ rút lui về kinh tế khỏi cộng đồng quốc tế có thể là đòn chí mạng. Lợi ích kinh tế là nền tảng để Hoa Kỳ tham gia lĩnh vực an ninh quân sự trên toàn thế giới. Nói cách khác, sự tham gia quân sự của Hoa Kỳ trên toàn cầu, trong vai trò “cảnh sát quốc tế” đến từ những lợi ích kinh tế khổng lồ mà Hoa Kỳ thu được. Như vậy, nếu một khu vực không mang lại lợi ích kinh tế cho Hoa Kỳ, liệu nước này còn tiếp tục làm cảnh sát của khu vực đó hay không?
Tạm thời hay dài hạn?
Xu hướng này ngày càng là mối quan tâm của nhiều nước. Liệu Hoa Kỳ một lần nữa có thể tiến đến chủ nghĩa biệt lập quốc tế? Trên thực tế, Hoa Kỳ vốn đã có truyền thống này. Trong những năm 1890, mặc dù trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới, nhưng Hoa Kỳ không sẵn sàng tham gia các vấn đề thế giới.
Tạm thời hay dài hạn?
Xu hướng này ngày càng là mối quan tâm của nhiều nước. Liệu Hoa Kỳ một lần nữa có thể tiến đến chủ nghĩa biệt lập quốc tế? Trên thực tế, Hoa Kỳ vốn đã có truyền thống này. Trong những năm 1890, mặc dù trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới, nhưng Hoa Kỳ không sẵn sàng tham gia các vấn đề thế giới.
Nước này có diện tích rộng lớn, của cải dồi dào, có đủ điều kiện để thực hiện chủ nghĩa biệt lập một lần nữa. Theo cách nói của một số người ủng hộ chính sách biệt lập, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể dựa vào chính mình để sống tốt. Hoa Kỳ hiện một mặt rút lui khỏi quốc tế, mặt khác gia tăng mở rộng tài nguyên trong nước, thu hút nguồn vốn Hoa Kỳ hồi hương, tái công nghiệp hóa… Điều này có đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ đang tiến đến một chủ nghĩa biệt lập kiểu mới hay không?
Ngoài những vấn đề chưa xác định như trên, vẫn có 2 điều chưa xác định quan trọng không kém. Thứ nhất, việc Hoa Kỳ rút lui khỏi quốc tế là một hiện tượng tạm thời, hay là một xu hướng dài hạn?
Một số người cho rằng Hoa Kỳ không suy yếu, vẫn là nước mạnh nhất thế giới, chủ nghĩa rút lui khỏi thế giới của Hoa Kỳ hiện nay hoàn toàn là quyết sách “sai lầm” của cá nhân ông Donald Trump, vì vậy đó chỉ là tạm thời, đợi đến khi “thời đại Trump” kết thúc, Hoa Kỳ sẽ trở lại. Cũng có ý kiến khác cho rằng đó là một xu hướng lớn, là kết quả tất yếu của việc Hoa Kỳ suy yếu, những thăng trầm của nước này cũng giống như sự lên xuống của thủy triều. Tuy nhiên, một quan sát phù hợp với kinh nghiệm là Hoa Kỳ thực sự đang tương đối suy yếu, nhưng sự suy yếu vốn là điều Hoa Kỳ không hề muốn, nói gì đến lâu dài.
Thế giới hiện có thể chứng kiến 2 hiện tượng rất thú vị. Một mặt, Hoa Kỳ không muốn nhìn thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc, không muốn nhìn thấy suy yếu của chính mình, càng không muốn tìm kiếm nguyên nhân khiến mình suy yếu, mà quy sự suy yếu này là do sự trỗi dậy của một nước lớn khác, tức Trung Quốc. Mặt khác, người ta cũng đã nhìn thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhìn thấy quyết tâm của Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy và trở thành một cường quốc thế giới.