9 tỷ phú nổi lên nhờ độc quyền vaccine chống Covid-19

(ĐTTCO)-Tổng tài sản ròng của 9 tỷ phú mới nổi lên đến 19,3 tỷ USD, nhiều gấp 1,3 lần số tiền cần thiết để tiêm ngừa cho toàn bộ dân số các quốc gia thu nhập thấp nhất. 
9 tỷ phú nổi lên nhờ độc quyền vaccine chống Covid-19
Báo cáo của tổ chức Liên minh vaccine cho tất cả mọi người (thành viên bao gồm các tổ chức Global Justice Now, Oxfam và UNAIDS) vừa công bố hôm nay (20-5), cho thấy có 9 tỷ phú mới nổi kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tài sản tăng lên của họ nhờ vào lợi nhuận các hãng dược lớn sở hữu độc quyền vaccine Covid-19.
Báo cáo cho hay, các thành viên chủ chốt của G20 sẽ nhóm họp vào ngày mai (21-5), bao gồm Anh và Đức, với những nỗ lực thúc đẩy nguồn cung vaccine thông qua việc chấm dứt bảo hộ độc quyền sản xuất vaccine. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục gây thảm kịch chết chóc kinh hoàng ở Ấn Độ và Nepal, nơi mới chỉ tiêm chủng được một phần nhỏ dân số.
Tổng tài sản ròng của 9 tỷ phú mới nổi lên đến 19,3 tỷ USD, nhiều gấp 1,3 lần số tiền cần thiết để tiêm ngừa cho toàn bộ dân số các quốc gia thu nhập thấp nhất. Chiếm 10% dân số thế giới, nhưng những quốc gia này chỉ mới nhận được 0,2% nguồn cung vắc xin toàn cầu, do sự thiếu hụt vaccine trầm trọng. 
Ngoài ra, khối tài sản của 9 tỷ phú hiện tại, với danh mục đầu tư rộng khắp các tập đoàn dược đang sản xuất vaccine Covid-19, cũng đã tăng thêm 32,2 tỷ USD, đủ để tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số Ấn Độ.
Liên minh vaccine cho tất cả mọi người đã phân tích dữ liệu danh sách tỷ phú của Forbes, và chỉ ra một nhóm nhỏ những người thu lợi khổng lồ từ vaccine do nguồn ngân sách công đầu tư.
Bà Anna Marriott, Quản lý Chính sách Y tế của Oxfam cho biết: “Đây là minh chứng cho thất bại của nhân loại trong việc kiểm soát con virus quái ác này. Khi chúng ta nhanh chóng tạo ra những tỷ phú vaccine mới, nhưng lại không thể tiêm chủng cho hàng tỷ người đang vô cùng cần cảm giác được an toàn. Những tỷ phú này là chủ nhân của khối lợi nhuận khổng lồ mà các hãng dược lớn đang thu được từ việc nắm giữ độc quyền vaccine.
9 tỷ phú nổi lên nhờ độc quyền vaccine chống Covid-19 ảnh 1 Đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra thảm kịch chết chóc kinh hoàng tại nhiều quốc gia trên thế giới
Vaccine Covid-19 được đầu tư từ tiền ngân sách công, nên trước hết phải là tài sản công, không phải một cơ hội kiếm lời của một số ít người. Chúng ta cần phải khẩn cấp chấm dứt sở hữu độc quyền để nhân rộng sản xuất vaccine, giảm giá thành và triển khai tiêm chủng cho toàn thế giới”.
Các tỷ phú vaccine nổi lên khi cổ phiếu của các công ty dược tăng mạnh, với kỳ vọng về những khoản lợi nhuận lớn thu được từ độc quyền vaccine Covid-19.
Liên minh vaccine cho tất cả mọi người cảnh báo rằng sự độc quyền này cho phép các tập đoàn dược kiểm soát hoàn toàn nguồn cung và giá vaccine, đẩy lợi nhuận của họ lên cao, trong khi tạo thêm khó khăn cho các nước nghèo tìm kiếm đủ số vaccine cho người dân.
Hồi đầu tháng này, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ đề xuất của Nam Phi và Ấn Độ tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), về việc dỡ bỏ tạm thời bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19. Động thái này nhận được sự ủng hộ của hơn 100 quốc gia đang phát triển.
Mới đây, các nước như Tây Ban Nha cũng đã thể hiện sự đồng thuận, cùng Giáo hoàng và hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới và những người đoạt giải Nobel.
Mặc dù vậy, nhiều quốc gia giàu có khác, gồm cả Anh và Đức, vẫn đang phản đối đề xuất này, và đặt lợi ích của các công ty dược lên trước phúc lợi của nhân loại.
Italia, nước sẽ đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh G20 về Y tế toàn cầu vào ngày 21-5 tới đây, vẫn giữ quan điểm trung lập, giống như Canada và Pháp.
 Danh sách 9 tỷ phú vaccine mới nổi, xếp theo thứ tự tài sản ròng, bao gồm: 
1. Stéphane Bancel - CEO của Moderna (tài sản 4,3 tỷ USD) 
2. Ugur Sahin, CEO và đồng sáng lập BioNTech (4 tỷ USD) 
3. Timothy Springer – nhà miễn dịch học và nhà đầu tư sáng lập của Moderna (2,2 tỷ USD)
4. Noubar Afeyan – Chủ tịch của Moderna (1,9 tỷ USD) 
5. Juan Lopez-Belmonte – Chủ tịch của ROVI, công ty sản xuất và đóng gói vắc-xin Moderna (1,8 tỷ USD) 
6. Robert Langer – nhà khoa học và nhà đầu tư sáng lập Moderna (1,6 tỷ USD) 
7. Zhu Tao - đồng sáng lập và phụ trách chính về khoa học tại CanSino Biologics (1,3 tỷ USD)
8. Qiu Dongxu, đồng sáng lập và phó chủ tịch cấp cao tại CanSino Biologics (1,2 tỷ USD) 
9. Mao Huinhoa, đồng sáng lập và phó chủ tịch cấp cao tại CanSino Biologics (1 tỷ USD)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thủ tướng lập 8 tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 tổ công tác gỡ vướng đầu tư công

(ĐTTCO)-Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập các tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

(ĐTTCO) - Ngày 17-7, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ gắn biển Công trình trạm biến áp (TBA) 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối (TP Cần Thơ) và Công trình TBA 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối (Đồng Tháp).

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

(ĐTTCO) - Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.

Tam giác thể chế cho kinh tế số

Tam giác thể chế cho kinh tế số

(ĐTTCO) - Theo GS. TRẦN THỌ ĐẠT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu là ba trụ cột thể chế cho chuyển đổi số. 

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.