Ngày 11-9, tại TPHCM, Chính phủ Canada và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV), DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và năng động trong khu vực APEC với sự tham dự của gần 200 đại biểu đến từ nhiều nền kinh tế. Đây là một trong các hoạt động bên lề của Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017 do VCCI chủ trì, chính thức diễn ra ngày 12-9.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức đào tạo doanh nhân trẻ, các vườn ươm DN, nhà đầu tư trong khu vực khởi nghiệp và DNNNV, các chuyên gia chính sách, từ đó định hướng cho các chính sách, thúc đẩy sự phát triển DNNVV và đề xuất cho kế hoạch hành động của APEC.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức đào tạo doanh nhân trẻ, các vườn ươm DN, nhà đầu tư trong khu vực khởi nghiệp và DNNNV, các chuyên gia chính sách, từ đó định hướng cho các chính sách, thúc đẩy sự phát triển DNNVV và đề xuất cho kế hoạch hành động của APEC.
Các nội dung thảo luận giữa những người đứng đầu các tổ chức về chuyên đề làm sao để đầu tư cho khởi nghiệp và nhanh chóng vượt qua giai đoạn khởi sự để trở thành DNNVV; các nguồn tài chính, các chính sách cho sự phát triển của DNNVV. Các DNNVV cần gì để thành công, tiếp cận khách hàng, các nguồn tài chính phù hợp cho DNNVV, các nhà đầu tư cần gì ở DN khởi nghiệp...
Hội thảo cũng chỉ ra 3 rào cản đối với các DNNVV, đó là khó tiếp cận các nguồn lực tài chính; thực hiện các thủ tục và quy định của Chính phủ; khó thuê và giữ người lao động.
Để thúc đẩy DNNVV phát triển, đại diện Nhóm công tác DNNVV của APEC cho rằng, Chính phủ trong cộng đồng chung APEC cần phải thực hiện các chính sách để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghệ, cải thiện việc tiếp cận tài chính và cấp vốn hỗ trợ cho DNNVV phát triển sản xuất, kinh doanh, cũng như có nguồn ngân sách cụ thể hỗ trợ khởi nghiệp ở thời điểm khởi sự. Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ để DNNVV giảm bớt gánh nặng về thủ tục và quy định. Khuyến khích đơn giản và đồng bộ hóa các quy định và thủ tục hành chính…
Hội thảo cũng thống nhất cho rằng, DNNVV và DN khởi nghiệp là nhân tố thúc đẩy sáng tạo và phát triển mạnh mẽ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có vị trí quan trọng trong việc định hình một nền thương mại mới. Trong bối cảnh ngày càng nhiều các quỹ đầu tư phi truyền thống đầu tư vào các công ty sáng tạo, mang tới nhiều cơ hội lớn, thúc đẩy ý tưởng mới, thay đổi để tạo hệ sinh thái sáng tạo hơn, thay đổi cách mà các DNNVV đang thực hiện kinh doanh. Nói cách khác, đầu tư vào sáng tạo là bài học thành công của các DN khởi nghiệp trên thế giới.
Cùng ngày, Diễn đàn Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho DNNVV trong khuôn khổ Tuần lễ hội nghị Bộ trưởng APEC 2017 về DNNVV cũng diễn ra, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC.
Diễn đàn gồm 4 phiên họp, tập trung thảo luận về các thách thức đối với nền tài chính của DNNVV, những đổi mới gần đây quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; gia tăng chuỗi cung ứng tài chính (SCF) nhằm tăng cường sức cạnh tranh và sự đổi mới, cải cách của các DNNVV; phát triển các chương trình SCF điện tử trong thời đại kỹ thuật số; các giải pháp phát triển SCF, chương trình SCF điện tử ở Việt Nam và các nền kinh tế khác thuộc APEC.
Ông Kyle F.Kelhofer, Giám đốc quốc gia Công ty Tài chính quốc tế (IFC) tại Việt Nam - Lào - Campuchia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, IFC đã và đang hỗ trợ phát triển tài trợ tại các quốc gia khác như Mông Cổ, Philippines, Lào, Trung Quốc và sẽ thúc đẩy tài trợ tín dụng tại Việt Nam, nhằm tạo ra các sản phẩm mới, làm tăng các chuỗi giá trị cung ứng dựa trên nền tảng công nghệ điện tử hiện đại.
Diễn đàn gồm 4 phiên họp, tập trung thảo luận về các thách thức đối với nền tài chính của DNNVV, những đổi mới gần đây quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; gia tăng chuỗi cung ứng tài chính (SCF) nhằm tăng cường sức cạnh tranh và sự đổi mới, cải cách của các DNNVV; phát triển các chương trình SCF điện tử trong thời đại kỹ thuật số; các giải pháp phát triển SCF, chương trình SCF điện tử ở Việt Nam và các nền kinh tế khác thuộc APEC.
Ông Kyle F.Kelhofer, Giám đốc quốc gia Công ty Tài chính quốc tế (IFC) tại Việt Nam - Lào - Campuchia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, IFC đã và đang hỗ trợ phát triển tài trợ tại các quốc gia khác như Mông Cổ, Philippines, Lào, Trung Quốc và sẽ thúc đẩy tài trợ tín dụng tại Việt Nam, nhằm tạo ra các sản phẩm mới, làm tăng các chuỗi giá trị cung ứng dựa trên nền tảng công nghệ điện tử hiện đại.