Theo đó, ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 35-38 tỷ USD vào năm 2025 và nâng lên 50-60 tỷ USD vào năm 2035. Việc điều chỉnh quy hoạch ngành da giày nhằm hướng ngành này trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, với mức tăng trưởng giá trị sản xuất những năm tới khoảng 11,6%/năm; tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đến năm 2020 đạt 45%, năm 2025 tương ứng 47% và năm 2035 đạt 55-60%. Trong khi đó, dự báo năm 2017 ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 31,3 tỷ USD, với mức tăng trưởng gần 11% so với 2016, đóng góp 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Năm 2016, ngành dệt may xuất khẩu đạt 28,3 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và xếp thứ 2 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau điện thoại các loại và linh kiện.
Những con số tăng dần qua các năm là điều đáng mừng, nhưng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế cần phải xem lại. Bởi từ nhiều năm nay, da giày và dệt may luôn là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước, đưa Việt Nam nằm trong top các nước có kim ngạch xuất khẩu da giày và dệt may lớn trên thế giới.
Vậy nhưng, đến nay DN trong 2 ngành này vẫn chưa thể tạo dựng được thương hiệu Việt trên thị trường thế giới. Nguyên nhân chính được chỉ ra do công nghiệp phụ trợ (CNPT) cho 2 ngành này còn hạn chế, khiến DN nội lép vế, và chỉ làm gia công ở công đoạn thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiện ngành da giày Việt Nam có khoảng 700 DN với 1,5 triệu lao động, trong đó có 200 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việt Nam cũng là nước sản xuất, xuất khẩu hàng da giày, túi xách lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện ngành da giày Việt Nam có khoảng 700 DN với 1,5 triệu lao động, trong đó có 200 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việt Nam cũng là nước sản xuất, xuất khẩu hàng da giày, túi xách lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của ngành da giày không đến từ những thương hiệu giày nổi tiếng, mà do sự chuyển dịch sản xuất da giày sang các nước có nhân công rẻ, trong đó Việt Nam là điểm đến hấp dẫn. Sản xuất ngành này gia công trên 70% nên phần giá trị có được chỉ chiếm 25-30% chuỗi giá trị.
Đặc biệt, CNPT da giày chưa phát triển, dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm thấp, chỉ khoảng 35-40%, trong đó chủ yếu là phụ liệu thứ yếu như đế giày, chỉ khâu, keo, phom… Còn nguyên liệu quan trọng nhất trong sản xuất giày dép là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu tới 60-70%. Các ngành chế tạo máy, cơ khí chính xác tại Việt Nam chưa có khả năng sản xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫu cho sản xuất da giày, nên DN phải tốn chi phí để nhập khẩu máy móc, phụ tùng.
Tương tự, ngành dệt may cũng đang loay hoay với bài toán nguyên liệu khi thực hiện chiến lược nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tăng tỷ lệ nội địa hóa. Nguyên phụ liệu chính phục vụ làm hàng may mặc xuất khẩu (bông, xơ sợi, vải, cúc, chỉ may…) được nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước.
Tương tự, ngành dệt may cũng đang loay hoay với bài toán nguyên liệu khi thực hiện chiến lược nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tăng tỷ lệ nội địa hóa. Nguyên phụ liệu chính phục vụ làm hàng may mặc xuất khẩu (bông, xơ sợi, vải, cúc, chỉ may…) được nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước.
Cùng với đó, tỷ trọng và giá trị gia tăng của ngành đạt mức thấp do khoảng cách giữa nhập và xuất khẩu khá sít sao. Thí dụ, năm 2016 tỷ lệ nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, bao gồm vải, da, chỉ khâu cao cấp, nút áo, khóa kim loại... là 80-85%; xuất khẩu đạt hơn 28,3 tỷ USD nhưng phải bỏ ra gần 15 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất hiện nay là việc các DN FDI trong 2 ngành này đang cố tình trì hoãn lộ trình nội địa hóa… Theo đó, họ chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công thành phẩm tại Việt Nam, không đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành may và da giày. Bài học từ thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô vẫn còn nóng hổi.
Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất hiện nay là việc các DN FDI trong 2 ngành này đang cố tình trì hoãn lộ trình nội địa hóa… Theo đó, họ chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công thành phẩm tại Việt Nam, không đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành may và da giày. Bài học từ thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô vẫn còn nóng hổi.
Đó là đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, dù mục tiêu nội địa hóa đề ra 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 nhưng đến nay, tỷ lệ này mới đạt khoảng 7-10%. Hay ngành điện tử công nghệ cao, năm 2016 xuất khẩu đạt 125,9 tỷ USD, thì nhập khẩu trên 102 tỷ USD do tỷ lệ nội địa hóa quá thấp, DN nội không thể chen chân vào chuỗi cung ứng linh kiện cho DN FDI.
Ngành da giày, dệt may không còn con đường nào khác ngoài việc thúc đẩy ngành CNPT phát triển, thành lập những cụm công nghiệp tập trung sản xuất nguyên phụ liệu, đẩy nhanh lộ trình nội địa hóa sản phẩm. Làm được điều này mới giảm dần hình thức gia công đơn giản, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, tiến tới tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngành da giày, dệt may không còn con đường nào khác ngoài việc thúc đẩy ngành CNPT phát triển, thành lập những cụm công nghiệp tập trung sản xuất nguyên phụ liệu, đẩy nhanh lộ trình nội địa hóa sản phẩm. Làm được điều này mới giảm dần hình thức gia công đơn giản, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, tiến tới tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.