Chính sách cần phải linh hoạt khi kinh tế 'hạ cánh mềm'

(ĐTTCO) - Trong những tháng còn lại năm 2023, khi “hạ cánh mềm” dần được nhắc đến nhiều hơn để nói về kinh tế thế giới thay cho cụm từ “suy thoái” cách đây vài tháng
Sức mua yếu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới vẫn là những rào cản trong những tháng cuối năm.
Sức mua yếu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới vẫn là những rào cản trong những tháng cuối năm.

Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam nhen nhóm tín hiệu bớt ảm đạm và có khả năng tiến dần vào quỹ đạo phục hồi.Tuy nhiên, tốc độ chuyển trạng thái không quá nhanh, do áp lực vẫn lớn và nhiều khó khăn còn tồn đọng.

Dấu hiệu khởi sắc

Bước sang quý III, tín hiệu phục hồi tháng sau khả quan hơn tháng trước dần xuất hiện. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng 7. Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 không chỉ tăng 2,9% so với tháng trước, còn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu của quý III, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam, do S&P Global công bố, liên tục ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt, PMI tháng 8 đã đạt 50,5 điểm - đánh dấu sự phục hồi khi bật tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm sau 6 tháng, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện nhẹ.

Mặc dù vậy, đánh giá tổng quan một cách thận trọng, các số liệu kinh tế về tăng trưởng GDP quý II dù khởi sắc hơn quý I song vẫn yếu, hay các báo cáo PMI theo tháng nhìn chung đều cho thấy sự phục hồi kinh tế còn chậm. Khi xét chung 8 tháng,

Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu giảm 10%, ước đạt 227,71 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành chỉ tăng 10% so với cùng kỳ 2022, loại trừ yếu tố giá còn tăng 7,7%, trong khi mức tăng tương ứng năm ngoái là 19,2% và 15,1%…

Với nhận định chung rằng, dù đã có những dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình của nền kinh tế, nhưng những dấu hiệu này chưa thực sự mạnh mẽ. Hay nói cách khác, chưa đủ sức bật để đưa tình hình chuyển biến nhanh trong ngắn hạn, trong khi thách thức còn rất nhiều.

Đa số chuyên gia và doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát của Vietnam Report, cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ thấp hơn so với mục tiêu 6,5%. Trong đó, mức tăng trưởng 4,5-5% của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay là kịch bản có tỷ lệ số DN lựa chọn nhiều nhất (31,8%).

Sự phục hồi giữa các ngành, DN cũng sẽ có sự khác biệt do phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc thù riêng. Do vậy có sự phân hóa trong kết quả khảo sát về triển vọng lợi nhuận dự kiến trong 6 tháng còn lại của năm với 6 tháng đầu.

Theo khảo sát, 54,6% DN cho rằng lợi nhuận sẽ có cải thiện nhẹ so với nửa đầu năm đã qua, trong khi 4,5% DN dự báo không thay đổi và 40,9% DN nhận định sự phục hồi vẫn chậm chạp, chưa thể phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh trong năm nay, có thể trong ngắn hạn vẫn ghi nhận sự suy giảm trước khi tình hình có thể cải thiện trở lại.

Nhưng sức ép từ các khó khăn tồn đọng

Với bối cảnh hiện nay, bức tranh lợi nhuận trong các tháng tới vẫn chịu dư chấn từ “những cơn gió ngược” trong nửa đầu năm. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report công bố mới đây, trong số thách thức được DN điểm tên trong những tháng còn lại không có nhiều khác biệt, so với các khó khăn lớn nhất DN phải đối mặt trong 6 tháng qua.

Đó là sức mua yếu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới vẫn là 2 rào cản lớn nhất trong những tháng cuối năm (với lần lượt 77,3% và 72,7% DN lựa chọn).

Lạm phát năm 2023 của Việt Nam nhiều khả năng được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5%. Chỉ khi các cân đối vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát mới có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho DN thiết lập lại các kế hoạch kinh doanh.

Đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Không thể phủ nhận đây đều là những bài toán phức tạp, rào cản nặng nề đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự vận hành của thị trường và khó có DN nào có thể miễn nhiễm.

Do vậy, câu chuyện chinh phục các thách thức này không thể diễn ra một sớm một chiều. Nhu cầu yếu, cùng với việc gia tăng hàng rào bảo hộ của các đối tác thương mại, khiến tháng 8 là tháng thứ 6 liên tiếp xuất khẩu theo tháng của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ 2022.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), sức cầu trong nước chững lại do sự giảm dần hiệu ứng xuất phát điểm thấp của giai đoạn phục hồi sau Covid-19 trong năm ngoái, và do niềm tin của người tiêu dùng đang yếu đi.

Tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cuối năm giảm chỉ còn 2,7% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm, so với mức 6,1% (so cùng kỳ) trong 6 tháng đầu năm 2022. Đơn hàng sụt giảm, thị trường tiêu thụ khó khăn đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến, gây áp lực không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.

Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội toàn cầu chưa chấm dứt giai đoạn bất ổn, thậm chí có những thay đổi sâu sắc có tính bước ngoặt. So với nửa đầu năm, điểm đáng chú ý là đa số khó khăn lớn được chỉ ra trong nửa cuối năm đều có tỷ lệ DN bình chọn thấp hơn.

Điển hình là sức ép lãi suất vay ngân hàng, dù vẫn khiến DN lo ngại, song tỷ lệ đánh giá đây là khó khăn lớn đã giảm đáng kể so với nửa đầu năm (từ 50% xuống còn 31,8%), sau những động thái nới lỏng dần chính sách tiền tệ, thể hiện qua 4 lần giảm lãi suất điều hành liên tiếp của Chính phủ.

Hay yếu tố khác là lạm phát trên thế giới, dù vẫn neo ở mức cao nhưng nhận nhiều dự báo có thể đã qua đỉnh, cũng giúp tâm lý lo lắng của các DN giảm đi phần nào.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, các DN đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự hậu thuẫn mạnh mẽ hơn nữa từ chính sách. Bởi các chính sách hỗ trợ cả về tài khóa lẫn tiền tệ và môi trường lãi suất thấp hơn, sẽ có nhiều tác động hơn nữa trong việc vực dậy đà tăng của lợi nhuận.

Bên cạnh đó, những động lực hàng đầu được DN chỉ ra trong nửa cuối năm có liên quan đến yếu tố chính sách, bao gồm mặt bằng lãi suất vay ngân hàng thương mại giảm (59,1%), chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 8% (54,5%) và đầu tư công được đẩy mạnh (27,3%).

Các tin khác