Đón đọc ĐTTC bộ mới số 262 phát hành thứ hai ngày 24-2-2025

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 262 phát hành ngày 24-2-2025 với nhiều chuyên mục:

a1.jpg

- Tác dụng phụ tăng tín dụng, đẩy GDP: Năm 2024, quy mô tín dụng ngân hàng (NH) chiếm một nửa tổng lượng vốn của nền kinh tế. Năm 2025, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-10%, ngành NH phải bơm một lượng tiền đủ lớn ra nền kinh tế. Song bơm tiền ồ ạt ngoài việc hỗ trợ tăng trưởng vẫn phải chú ý áp lực lạm phát và các rủi ro khác. Bởi muốn có 1% tăng trưởng kinh tế cần hơn 2% tăng trưởng tín dụng.

- Metro nhìn từ “ước mơ của chị Dung”: Vài tháng nay, người dân TPHCM truyền miệng nhau bức ảnh câu chuyện về “chị Dung Metro”. Chuyện là một người phụ nữ tên Dung đưa lên FB trải nghiệm đi thử tuyến Metro số 1, và quyết định từ nay sẽ để xe hơi ở nhà đi làm bằng metro. Điều này cho thấy Metro số 1 đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đây không chỉ là phương tiện chuyên chở được số lượng hành khách lớn, nhanh, đúng giờ mà còn an toàn, sạch sẽ. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Vì sao nông sản tỷ đô cũng phải “giải cứu”?: Sầu riêng, gạo đều là những mặt hàng xuất khẩu mang về hàng tỷ USD kim ngạch trong năm 2024, nhưng ngay những tháng đầu năm 2025 lại phải rơi vào tình thế bán giá rẻ, giải cứu để cắt lỗ. Quả thật đáng buồn và đáng lo. (Đức Mạnh)

- Phải bảo đảm an toàn cho người lao động: Theo số liệu của Cục An toàn lao động (ATLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc xảy ra 3.201 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm hơn 3.000 người bị nạn, giảm 197 người, nhưng vẫn có hơn 270 người tử vong. (Nguyễn Minh Hải)

- Thị trường tiền điện tử có lên ngôi?: Từ chỗ ít được biết tới, đến nay tiền điện tử đang là một trong những tài sản chính thống và phổ biến, với giá trị đạt 3.190 tỷ USD. Đặc biệt, việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng cùng với chương trình nghị sự ủng hộ tiền mã hóa mạnh mẽ, thị trường tiền điện tử dự báo sẽ lên như diều gặp gió trong nhiệm kỳ của ông. (Vinh Trang)

- Tăng mạnh đầu tư công, gắn với trách nhiệm: Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã kết thúc, Quốc hội cũng đã thông qua đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, chuẩn bị nền tảng cho một kỷ nguyên cất cánh của đất nước, cũng như sự quyết tâm của Chính phủ. Để đạt mục tiêu đó, có nhiệm vụ phải tập trung khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công (ĐTC). (Lâm Nguyên)

- Chấp nhận vay nợ để tăng đầu tư công: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 8% dù là con số tham vọng song không có nghĩa không đạt được, trong đó đầu tư công (ĐTC) sẽ là động lực quan trọng; trong trường hợp cần thiết, Việt Nam vẫn còn dư địa để vay nợ công nhằm tăng chi tiêu cho ĐTC. Điều lo ngại nhất là ĐTC tăng mạnh nhưng chậm, tức là không có hiệu quả, làm cho phần tiền đầu tư đọng lại, khiến nợ công xấu đi. Quan trọng là nợ công phải được sử dụng hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB)

- Lo nhất là tiến độ các công trình công: Ngay trước khi bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trước đó, Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận tại tổ đại biểu và tại phiên toàn thể để cân nhắc kỹ kế hoạch, đặc biệt là những hệ quả khi quyết liệt tăng trưởng. (Anh Thư)

- Có tiền nhưng quan trọng là tiêu được tiền: Để tăng trưởng GDP đạt trên 8%, nguồn vốn dành cho đầu tư công (ĐTC) trong năm nay đã được bố trí tăng lên đáng kể, đây sẽ là trụ cột quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng quan trọng làm sao thúc đẩy tốc độ triển khai các dự án trọng điểm và… tiêu được hết số tiền này. Chủ trương, chính sách đã có, vấn đề còn lại là cách làm. Mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đã được đặt ra trong năm 2025. Vấn đề còn lại là các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực để thực hiện mục tiêu này với những biện pháp như thế nào. (Hoàng Sơn)

- Bộn bề, lo toan các dự án hạ tầng giao thông: Đẩy mạnh đầu tư công (ĐTC) có thể dễ nhìn thấy các dự án hạ tầng kích hoạt nền kinh tế thuộc về ngành giao thông. Năm 2025, kế hoạch vốn Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 81.000 tỷ đồng và đặt mục tiêu giải ngân hơn 95% kế hoạch. Hiện tại, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan tham mưu có liên quan quyết tâm cao nhất, coi kết quả giải ngân là tiêu chí chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác năm. (Thanh Hà)

- Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát rủi ro: Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 16%, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây và còn có thể cao hơn nếu tăng trưởng kinh tế đạt hơn mức này. Liệu mục tiêu này có gây ra áp lực rủi ro lạm phát. Nếu nền kinh tế đi vào một giai đoạn tăng trưởng mới và ngân hàng vẫn tiếp tục đóng vai trò bà đỡ hỗ trợ tăng trưởng, tỷ lệ dư nợ tín dụng toàn hệ thống so với GDP danh nghĩa cũng sẽ tiếp tục tăng, càng tạo nên rủi ro cho nền kinh tế. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng)

- Nền kinh tế cần vốn, lãi suất bắt đầu tăng: Năm 2025, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt ít nhất 8%. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, vai trò của tín dụng rất quan trọng, cung ứng đủ vốn cho thị trường, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề mà các ngân hàng đang đối mặt, đó là khi nền kinh tế càng cần vốn thì lãi suất sẽ càng khó giảm hơn… (Đỗ Linh)

- “Cỗ xe tam mã” cho TPHCM: Nguồn lực mới của TPHCM phải đến từ tài chính, nhân lực, công nghệ, thông tin, hạ tầng và thể chế. Đây là những yếu tố giúp thành phố phát triển bền vững theo hướng kinh tế xanh, đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo. (TS. Trần Hữu Hiệp, Đại học FPT)

- HHV - từ kỳ vọng có tiếp tục thất vọng?: Đầu năm 2024, giới đầu tư có cùng nhận định cho rằng, đầu tư công (ĐTC) sẽ là nhóm cổ phiếu (CP) dẫn sóng thị trường. Thế nhưng, đến nay đa phần nhà đầu tư (NĐT) nắm giữ CP ĐTC đều không có lãi, thậm chí thua lỗ. Liệu lịch sử có lặp lại trong năm nay? (Kim Giang)

- Nhiều dự án lớn đang dần hồi sinh: Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15, được ví như “liều thuốc” giúp “hồi sinh” nhiều dự án lớn bị ngưng trệ, trong đó có TPHCM. Nghị quyết 170 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1-4 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa. (Đỗ Trà Giang)

- Chủ động ứng phó, bám sát thị trường Mỹ: Đa dạng hóa thị trường là vấn đề được nhiều người nhắc đến trong các giải pháp ứng phó với các chính sách thuế của Tổng thống Mỹ. Thế nhưng, thực tế doanh nghiệp (DN) vẫn phải cố bám trụ, bởi Mỹ vẫn là thị trường quá lớn của DN Việt. (Thanh Lâm)

- Đã đến lúc doanh nghiệp cần “áo giáp” pháp lý: Đã đến lúc các doanh nghiệp (DN) cần thay đổi nhận thức, coi dịch vụ pháp lý không chỉ là chi phí mà còn là khoản đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro và bảo vệ quyền lợi trong giao dịch quốc tế. Trong bối cảnh xuất khẩu năm 2025 đối diện với nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý, các DN cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng “lá chắn” pháp lý. Việc chủ động xây dựng “áo giáp” pháp lý sẽ giúp DN vững vàng hơn trên thị trường xuất khẩu đầy thách thức. (Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw)

- Giá năng lượng gặp khó giữa thương chiến Mỹ - Trung: Tính đến ngày 5-2, giá các mặt hàng năng lượng như dầu thô, khí gas, than đều giảm lần lượt 5,5%, 6,6%, 3,3% sau khi phía Trung Quốc trả đũa Mỹ bằng cách áp thuế nhập khẩu 15% đối với LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng) và than của Mỹ, và 10% đối với dầu thô và thiết bị nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ. Động thái của Trung Quốc diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump áp đặt thêm 10% thuế quan đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. (Phạm Tuấn)

- Trải nghiệm không gian sống động cùng AI (Nhã Trúc)

- Canada tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam: Hiện nay Canada và Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác, trong đó có thương mại. Canada mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam hơn nữa trong thời gian tới, trên cơ sở các cơ chế song phương và đa phương đã được thiết lập. (Shawn Perry Steil, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam)

- Ông Donald Trump có chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?: Liệu những cam kết sớm mang lại hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thành hiện thực, khi cuộc xung đột chính thức bước qua năm thứ 4, khi cả Nga và Ukraine vẫn không có dấu hiệu nhượng bộ. (Vĩnh Cẩm)

- Marco Rubio liệu có mang lại hòa bình cho Ukraine?: Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio trong tuần trước đã gặp gỡ người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại Riyadh (Ả-rập Xê-út), để bàn về kế hoạch hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine. Đây là cuộc gặp gỡ cấp cao nhất giữa Nga và Mỹ về vấn đề Ukraine kể từ khi cuộc xung đột diễn ra. Liệu ông Rubio có thể dẫn dắt để đạt được hòa bình như nhiều người mong đợi? (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác