Đón đọc ĐTTC số 186 phát hành thứ hai ngày 20-2-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 186 phát hành ngày 20-2-2023 với nhiều chuyên mục:

-Thị trường bất động sản: Không lối thoát chăng?: Giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) đang trở thành câu chuyện rất thời sự, kẻ nói nên người nói không. Nên bởi đây là những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế và có liên thông với nhiều ngành nghề khác. Không là do kinh doanh trước đây lợi nhuận tính bằng ngàn tỷ thì nay phải chấp nhận. Và các cuộc họp bàn liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho nhóm này liên tục diễn ra, nhưng cũng chỉ là tìm cách và… cách tìm.

- Quà tặng cho người dân của Chính phủ Singapore nhân “Ngày lễ tình nhân”: Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, đời sống đắt đỏ và nỗi lo người lao động mất việc gia tăng, thì chương trình ngân sách của Chính phủ Singapore (bắt đầu từ ngày 1-4-2023 và kết thúc vào ngày 31-3-2024), sẽ là món quà “Ngày lễ tình nhân” cho tất cả mọi người dân. Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong, khi công bố chương trình ngân sách năm 2023 - đúng vào Ngày lễ tình nhân 14-2 vừa qua. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)

- Cơ hội tái cấu trúc thị trường nhà ở: Thị trường bất động sản (BĐS) cả nước đóng băng. Ngân hàng không cho vay, nếu cho vay lãi suất rất cao; trái phiếu dự án không phát hành được; thị trường chứng khoán đỏ sàn, trồi sụt, nhiều cổ phiếu văng khỏi sàn. Các chủ đầu tư không còn vốn để tiến hành dự án đang dở dang, những dự án hoàn thành không dễ bán vì tất thảy đều thuộc dòng nhà cao cấp có giá 80-120 triệu đồng/m2 trở lên, căn hộ 25-30 triệu đồng/m2 đã biến mất hoàn toàn…(TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Nền kinh tế Mỹ vẫn chưa ổn định: Ngày 14-2 vừa qua, chỉ số lạm phát CPI tháng 1-2023 của Mỹ được công bố đã phát ra tín hiệu tích cực lẫn tiêu cực. Cùng với các chỉ số kinh tế khác, rất khó trong giai đoạn này để các nhà phân tích thấy được một xu hướng tốt hay xấu rõ ràng của nền kinh tế hàng đầu thế giới này. (PGS.TS Võ Đình Trí)

- Thị trường bất động sản: “Giải cứu” hay “giải thoát”, bằng cách nào?: Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và chỉ đạo hôm 17-2 là sự kiện có ý nghĩa “xông đất” đầu năm cho thị trường BĐS và được doanh nghiệp (DN) BĐS trông chờ nhất, quyết định đến sự “sống còn” của nhiều DN, là đáp án cho những câu hỏi DN và cả thị trường trông ngóng lâu nay: có “cứu” BĐS hay không, và “cứu” bằng cách nào? (Lưu Thủy)

- Tháo gỡ pháp lý cho các dự án: Thị trường bất động sản (BĐS) đang trải qua những tháng ngày khó khăn nhất. Và lần “khủng hoảng” này do nhiều nguyên nhân, không chỉ đơn thuần là thị trường như những lần trước. Có 2 khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay. Thứ nhất, vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của DN. Thứ hai, khó khăn về nguồn vốn, trước hết là vốn tín dụng ngân hàng, kế đến là vốn trái phiếu (TP) DN và vốn huy động từ khách hàng. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - HoREA)

- Sửa Nghị định 65, bất động sản có được “giải thoát”?: Thị trường bất động sản (BĐS) đang ở khúc quanh ngặt nghèo nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khi phát triển bất tương xứng cung-cầu và xuất hiện hàng loạt yếu tố bất thuận. Trong bối cảnh đó, việc Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP (NĐ65) về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ được kỳ vọng mở ra lối thoát cho DN BĐS để huy động vốn và giảm bớt áp lực trả nợ. Nhưng mức độ hấp thụ tác động của chính sách ra sao còn phụ thuộc nhiều vào thực trạng “sức khỏe” của từng DN. (Thanh Hà)

- Giảm lãi suất, giải phóng nguồn cung BĐS: Việc giảm lãi suất vẫn là chưa đủ để thị trường BĐS khởi sắc, bởi điều quan trọng nằm ở góc độ pháp lý dự án. Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy phép xây dựng cũng như tính pháp lý của dự án. Đây là vấn đề quan trọng nhất, bởi trong môi trường nhiều rủi ro hiện nay, các hoạt động M&A chỉ được thực hiện khi nhà đầu tư an tâm về tính pháp lý của dự án. Vấn đề này nằm trong quyền xử lý của các nhà điều hành và cần phải được xử lý đầu tiên. (Quang Minh)

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thực lực: Theo ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Thủy, một số nước áp dụng chính sách “3 lằn ranh” trong tín dụng cho thị trường BĐS. Theo đó, họ xem xét năng lực từng DN và “xả van” từ từ, không ồ ạt một lúc. Ban đầu là DN có chỉ số tín nhiệm “xanh”, sau đó là “vàng” còn “đỏ” thì ngưng. Họ cũng quan tâm đến dư nợ trên vốn chủ sở hữu, nợ trên tổng tài sản để quyết định cho vay hay không. Còn ngân hàng thương mại (NHTM) trước khi quyết định cho vay cũng xem xét các yếu tố trên. Thí dụ, NHNN có chính sách mở room tín dụng, nhưng DN không đảm bảo điều kiện cũng khó để được vay. (Bình Minh)

- Tác động của AI, còn xa hay đã thật gần?: Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là cụm từ mới. Nhưng khi Chat GPT (ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT-3.5 của Open AI) bùng nổ, câu chuyện ứng dụng nền tảng AI lại được nhắc đến nhiều hơn. Vậy với doanh nghiệp (DN) Việt Nam, AI sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh như thế nào, làm sao để tận dụng lợi thế AI mang lại… Còn với người lao động, AI liệu có khiến họ đứng trước nguy cơ mất việc? (Đức Mạnh)

- Lợi nhuận nhà băng sẽ giảm tốc: Năm 2022, ngành NH tiếp tục là nhóm có lợi nhuận “khủng”, đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước. Thế nhưng soi xét kỹ, bức tranh lợi nhuận của nhóm này đã dần tối hơn về cuối năm và dự báo mảng màu này sẽ còn lan sang năm 2023. (Cát Tường)

- Cổ phiếu bán lẻ đối mặt làn sóng bán tháo: Kết quả kinh doanh sa sút là nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu (CP) bán lẻ mất đi sức hấp với nhà đầu tư (NĐT). Đặc biệt, trong bối cảnh sức mua kém như hiện tại, CP bán lẻ khó có cơ hội bứt phá, thậm chí có nguy cơ bị bán tháo mạnh hơn sau mùa công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý I năm nay. (Kim Giang)

- Kiềm chế lãi suất, cơ hội cho chứng khoán?: “Bộ ba” rủi ro mà giới đầu tư lo ngại trong năm 2023 là áp lực lãi suất, đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và sụt giảm tăng trưởng lợi nhuận của công ty niêm yết. Đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực lẻ tẻ, dù cần thêm thời gian để kiểm chứng nhưng ít nhất tình thế nguy hiểm cũng không gia tăng. Nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) khó có thể bùng nổ khi những yếu tố cơ bản chưa ủng hộ, và nguy cơ tìm đáy mới cũng không được đánh giá cao. (Nguyên Hà)

- Ngoại xuất siêu, nội vẫn nhập siêu: Dù tác động của đại dịch, kinh tế thế giới và lĩnh vực đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu, chịu tác động tiêu cực, song việc thu hút FDI và hoạt động của khu vực FDI nước ta vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu (XNK). Kim ngạch hai chiều cả nước luôn lập đỉnh mới, năm 2020 vượt 500 tỷ USD, năm 2021 qua 600 tỷ USD và trên 700 tỷ USD vào 2022, duy trì xuất siêu 7 năm liền. (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Dệt may, da giày, gỗ kỳ vọng từ quý II: Cũng như hầu hết doanh nghiệp (DN) sản xuất khác, DN trong các ngành dệt may, da giày, gỗ nối tiếp cuối năm 2022 là việc thiếu hụt đơn hàng khiến nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, người lao động (NLĐ) phải làm việc luân phiên. Dự báo tình hình khó khăn sẽ kéo dài đến quý II năm nay. (Thanh Lâm)

- Thời đại công nghệ 2023 (Nhã Trúc)

- Vẻ đẹp kỳ ảo nhà sàn trong tranh Hoàng A Sáng: Nhà sàn là hình ảnh đặc thù và là nét đẹp truyền thống ở những vùng cao nước ta. Đặc biệt tại miền núi biên cương phía Bắc, những ngôi nhà sàn của các dân tộc thiểu số Tày, Mông, Thái, Dao… còn mang sắc thái riêng gắn liền với môi trường sống. Là người sinh trưởng ở đất này, họa sĩ Hoàng A Sáng đã thể hiện, lưu giữ thật sinh động hình ảnh những ngôi nhà sàn lẫn thiên nhiên Đông Bắc. (Phan Hoàng)

- Khám phá “Thành phố hoa hồng đỏ”: Được xây dựng trong hơn 100 năm, thánh địa Petra (Jordan) còn được mệnh danh là “Thành phố hoa hồng đỏ”, bởi toàn bộ công trình kiến trúc được tạc trên những tảng đá sa thạch đỏ khổng lồ, cùng với các họa tiết hoa hồng - biểu tượng của hoàng tộc được tìm thấy trong khu lăng mộ. (Nguyễn Văn Công - Ảnh: Trương Quý)

- Nguy cơ xung đột toàn cầu về nguyên liệu hiếm: Liên minh châu Âu (EU) đã xác định 30 loại nguyên liệu được dùng để sản xuất các vật dụng công nghệ cao như điện thoại thông minh, pin mặt trời và xe điện. Sản lượng toàn cầu của nhiều nguyên liệu này chỉ vài ngàn tấn mỗi năm, nên chúng được gọi là nguyên liệu hiếm và chỉ do số ít quốc gia kiểm soát. (Vinh Trang)

- Lael Brainard: Tân lãnh đạo Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ: Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 14-2 đã chỉ định Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Lael Brainard làm lãnh đạo Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Bà sẽ thay thế Brian Deese, người đã tuyên bố hồi đầu tháng sẽ rời Nhà Trắng. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác