Đón đọc ĐTTC Tất niên bộ mới số 41 phát hành thứ hai ngày 13-1-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC Tất niên bộ mới số 41 phát hành ngày 13-1-2020 với nhiều chuyên mục:
- FDI cần tầm nhìn trung và dài hạn: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là mảng sáng của kinh tế Việt Nam năm 2019, khi tăng cả quy mô vốn và dự án mới được cấp phép. Tuy nhiên, các bài học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, trong đó có thu hút FDI là tài sản quý giá để Việt Nam khôn ngoan hơn trong việc tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả hơn để phát triển bền vững hơn. Mục tiêu chất lượng vốn FDI đòi hỏi phải thay đổi tư duy và hành động trong việc lựa chọn đối tác và dự án FDI liên quan đến chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. (GS.TSKH Nguyễn Mại)

- Kiên quyết sàng lọc vốn FDI: Dù vốn FDI vào Việt Nam năm 2019 ước đạt 32 tỷ USD, song nhiều Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại chất lượng của vốn FDI không được như kỳ vọng. Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ và các địa phương trong việc nói không với các dự án FDI kém chất lượng, nhưng để cải thiện hơn nữa vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết hơn nữa trong việc sàng lọc, lựa chọn dòng vốn FDI thực sự chất lượng. Nhất là trong bối cảnh việc thu hút FDI xuất hiện thêm nỗi lo về sự chuyển dịch các dự án từ Trung Quốc về Việt Nam để lẩn tránh thuế của Mỹ, cũng như lợi dụng các cơ chế chính sách ưu đãi trong thu hút FDI của Việt Nam. (Lưu Thủy ghi)

- FDI “giải cứu” bất động sản 2020: Năm 2019, bất động sản (BĐS) xếp thứ 2/19 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), và xu hướng dòng vốn ngoại đổ vào BĐS được dự báo còn tăng mạnh trong năm nay. Để dòng vốn FDI vào thị trường BĐS mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, quá trình thu hút FDI vao BĐS cần thực hiện một cách cẩn trọng, có cân nhắc, chọn lọc, có tính toán và phù hợp với quy hoạch. Có như vậy, vốn FDI vào BĐSS sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, là nhân tố quan trọng giải cứu thị trường BĐS vốn đang trầm lắng. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)

- Năm 2020 - Tự tin và hành động: Kinh tế Việt Nam đã tỏa sáng trong năm 2019. Từ niềm vui đó, mục tiêu năm 2020 đã được Quốc hội đặt ra: tăng trưởng 6,8%, lạm phát không quá 4% cùng những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác. Đây là lựa chọn khá cẩn trọng song cũng hợp lý. Vấn đề cốt lõi là cần cải cách sáng tạo để chúng ta không chỉ “bắt kịp” mà còn “tiến cùng”, thậm chí có những chiều cạnh vượt lên thời đại. Theo đó, cải cách, sáng tạo và cả chỉ tiêu phải thực sự gắn với động lực mới và những đòi hỏi thay đổi về chất trong phát triển. Với tinh thần như vậy, phương châm trên hết của Chính phủ năm 2020 phải là “Hành động - Trách nhiệm - Sáng tạo”. (TS. Võ Trí Thành)

- Cải cách thể chế, bộ máy và con người: Tốc độ tăng trưởng GDP trong 4 năm 2016-2019 tăng dần với các mức 6,2%, 6,8%, 7,08% và 7,02%, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều yếu tố bất ổn và tăng trưởng chậm dần, cho thấy mặt tích cực của kinh tế Việt Nam. Vì thế,  những năm tới cải cách mạnh mẽ và đồng bộ cả 3 bộ phận thể chế hành chính, bộ máy và con người để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao và ổn định. (TS. Trần Du Lịch)

- Lấp lánh giá vàng: Mở cửa phiên giao dịch tuần đầu tiên của năm 2020, giá vàng tại thị trường châu Á bất ngờ tăng thêm gần 40USD/ounce so với giá đóng cửa hôm thứ 6 ngày 3-1, tiến sát mốc 1.600USD/ounce, đẩy giá trong nước lên 44 triệu/lượng. Nguyên nhân được cho do giá vàng đã im hơi lặng tiếng quá lâu nên cơ hội tăng giá cũng nhiều hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh bất động sản, chứng khoán đã tăng quá nhiều và có hiện tượng bong bóng, việc nắm giữ vàng mang lại cảm giác yên tâm nên vàng đã thu hút được dòng tiền. (Phan Dũng Khánh)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác