Cụ thể, với mức tăng lần lượt là 12% và 8% so với tháng 4-2021, nhu cầu mua chung cư được chia đều cho các dòng sản phẩm ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân và tăng cao ở cả thị trường Hà Nội và TPHCM.
Trong khi đó, đất nền sau khi đạt đỉnh trong tháng 3-2021, kể từ nửa cuối tháng 4, mức độ quan tâm đến phân khúc thị trường này đã có dấu hiệu sụt giảm.
Sau khi đạt đỉnh trong tháng 3/2021, kể từ nửa cuối tháng 4, mức độ quan tâm đến thị trường BĐS đã có dấu hiệu sụt giảm cùng với sự hạ nhiệt của cơn sốt đất nền, trong khi đó giá phân khúc chung cư bắt đầu tăng mạnh.
Điều này được lý giải bởi trong “cơn sốt” quý I-2021, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, giá đất nền đã tăng lên ngưỡng cao. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu hạ nhiệt, giá chững và nhu cầu giảm. Sang tháng 5, thị trường gặp khó do dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, khiến dòng tiền và sự quan tâm của thị trường có sự dịch chuyển. Nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm bất động sản có mức giá tăng chưa cao, mặt bằng giá hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, chung cư trước nay vốn vẫn luôn là loại hình nhận được nhiều sự quan tâm vì phục vụ phần lớn là nhu cầu thực. Giá chung cư có mức tăng ổn định, ở ngưỡng hợp lý, không bị “sốt” hay thổi giá theo hạ tầng như đất nền.
Theo báo cáo phân tích, từ góc độ nguồn cung, dịch Covid-19 có thể xem là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản. Mỗi năm Hà Nội và TP.HCM cần khoảng 140.000 căn nhà, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế từ năm 2019 (trong những năm gần đây, riêng Hà Nội có giá chung cư tăng trung bình 1-3% theo năm).
Điều này cũng tạo động lực để nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua sẽ có nhiều cơ hội thắng thế.