Dù chính các hộ kinh doanh cũng hiểu rằng chuyển đổi lên DN sẽ có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tiếp cận vốn và đất đai dễ dàng hơn.
Lo ngại phát sinh chi phí
Cần dùng động lực, đòn bẩy kinh tế không nên dùng mệnh lệnh hành chính thông qua việc tạo mô hình kinh doanh hợp lý hơn phù hợp với mô hình hộ kinh doanh. Và nếu có chính sách tốt, hộ kinh doanh sẽ tự chuyển đổi, bởi khi có môi trường thuận lợi không cần hỗ trợ họ cũng chuyển đổi. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương |
Tại hội thảo chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Phạm Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), băn khoăn vì sao số hộ kinh doanh tăng lên nhanh chóng, nhưng họ chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ và không muốn chuyển đổi thành mô hình DN.
Ngược lại có xu hướng một số DN nhỏ, siêu nhỏ muốn chuyển xuống thành hộ kinh doanh cá thể. Rõ ràng xu hướng này đi ngược với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gây nhiều khó khăn hơn trong quản lý hoạt động kinh doanh của cơ quan nhà nước.
Câu hỏi này đã được ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện CIEM, giải thích bằng những con số rất cụ thể thông qua 2 khảo sát thực trạng hộ kinh doanh tại một số tỉnh, thành phía Bắc. 2 khảo sát nghiên cứu được thực hiện ở 2 thời điểm cách nhau 10 năm, nhưng lại cho thấy kết quả khá giống nhau về nguyên nhân thực trạng trên.
Câu hỏi này đã được ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện CIEM, giải thích bằng những con số rất cụ thể thông qua 2 khảo sát thực trạng hộ kinh doanh tại một số tỉnh, thành phía Bắc. 2 khảo sát nghiên cứu được thực hiện ở 2 thời điểm cách nhau 10 năm, nhưng lại cho thấy kết quả khá giống nhau về nguyên nhân thực trạng trên.
Cụ thể, năm 2007 khi được hỏi tại sao không chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên thành DN, các hộ kinh doanh tại tỉnh Bắc Ninh trả lời rằng có 7 nguyên nhân, gồm: Nhà nước thiếu cơ chế khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN; không rõ quy trình thủ tục chuyển đổi; nộp thuế nhiều hơn; thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn với người lao động; phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường; khó tìm kế toán trưởng; không được phổ biến thông tin liên quan đến chuyển đổi.
Năm 2016, khi thực hiện khảo sát tại một số tỉnh thành phía Bắc, Viện CIEM cũng nhận được các câu trả lời khá tương đồng của các hộ kinh doanh, có điều các bất lợi được họ cảm nhận tăng lên. Họ ngại chuyển đổi thành DN vì 10 lý do: Phải tăng lương, thưởng cho người lao động theo quy định; phải tuân thủ chế độ kế toán, kiểm toán nghiêm ngặt, chặt chẽ và phức tạp hơn; chi phí cho công tác quản lý tài chính, kế toán cao hơn; chịu sự thanh tra, kiểm tra nhiều hơn; phải nộp nhiều loại phí hơn; phải chi trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội khác cho người lao động; không thỏa thuận được mức thuế như hộ kinh doanh; chịu nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp hơn; phải tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định về kinh doanh; chịu nhiều ràng buộc bởi quy định pháp luật về quản lý DN.
Kết quả khảo sát tại 2 thời điểm trên đều cho thấy nhiều bất lợi khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Thậm chí, 10 năm sau dù với nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ, nhưng dường như những bất lợi lại tăng lên. Đó là một góc nhìn thực tế, bởi hộ kinh doanh có nhiều đặc thù so với các DN, như quy mô nhỏ, vốn ít, hoạt động kinh doanh đơn giản hơn, nên họ cần một cơ chế khuyến khích phù hợp để chuyển đổi thành DN.
Năm 2016, khi thực hiện khảo sát tại một số tỉnh thành phía Bắc, Viện CIEM cũng nhận được các câu trả lời khá tương đồng của các hộ kinh doanh, có điều các bất lợi được họ cảm nhận tăng lên. Họ ngại chuyển đổi thành DN vì 10 lý do: Phải tăng lương, thưởng cho người lao động theo quy định; phải tuân thủ chế độ kế toán, kiểm toán nghiêm ngặt, chặt chẽ và phức tạp hơn; chi phí cho công tác quản lý tài chính, kế toán cao hơn; chịu sự thanh tra, kiểm tra nhiều hơn; phải nộp nhiều loại phí hơn; phải chi trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội khác cho người lao động; không thỏa thuận được mức thuế như hộ kinh doanh; chịu nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp hơn; phải tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định về kinh doanh; chịu nhiều ràng buộc bởi quy định pháp luật về quản lý DN.
Kết quả khảo sát tại 2 thời điểm trên đều cho thấy nhiều bất lợi khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Thậm chí, 10 năm sau dù với nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ, nhưng dường như những bất lợi lại tăng lên. Đó là một góc nhìn thực tế, bởi hộ kinh doanh có nhiều đặc thù so với các DN, như quy mô nhỏ, vốn ít, hoạt động kinh doanh đơn giản hơn, nên họ cần một cơ chế khuyến khích phù hợp để chuyển đổi thành DN.
Nhìn từ góc độ pháp lý, Luật DN có những quy định về việc hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Chẳng hạn, hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động phải chuyển thành DN; hay những bất lợi như hộ kinh doanh cá thể, chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm, phạm vi kinh doanh trong 1 quận huyện, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện… Một số ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải là DN, rồi những hạn chế huy động vốn vay…
Dù được cơ quan thuế hỗ trợ tối đa nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn ngại lên DN vì thủ tục, thuế, phí...
Dùng đòn bẩy kinh tế khuyến khích
Dù có nhiều hạn chế với hộ kinh doanh, nhưng những năm qua hộ kinh doanh không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay số hộ kinh doanh đã tăng lên khoảng 4,67 triệu hộ, tổng tài sản ước tính 655.000 tỷ đồng, doanh thu năm 2016 khoảng 2.188.000 tỷ đồng, nộp thuế 12.362 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 7.945 triệu lao động.
Dù có nhiều hạn chế với hộ kinh doanh, nhưng những năm qua hộ kinh doanh không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay số hộ kinh doanh đã tăng lên khoảng 4,67 triệu hộ, tổng tài sản ước tính 655.000 tỷ đồng, doanh thu năm 2016 khoảng 2.188.000 tỷ đồng, nộp thuế 12.362 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 7.945 triệu lao động.
Vấn đề là, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thuận lợi để hộ kinh doanh chuyển thành DN. Và đây cũng là nguyên nhân khiến số hộ kinh doanh tăng lên nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây, nhưng số hộ chuyển đổi thành DN lại không tăng lên tương xứng.
Trong mục tiêu phát triển 1 triệu DN vào năm 2020 đã được Chính phủ đề ra, theo nhiều chuyên gia kinh tế, khu vực hộ kinh doanh được coi như vườn ươm để hình thành lên cộng đồng DN nhỏ, siêu nhỏ. Nhưng không thể ép buộc hộ kinh doanh chuyển thành DN. Vì thế, nhiệm vụ hiện nay là phát huy tối đa nguồn lực hộ kinh doanh nói riêng và của khu vực tư nhân nói chung.
Trong mục tiêu phát triển 1 triệu DN vào năm 2020 đã được Chính phủ đề ra, theo nhiều chuyên gia kinh tế, khu vực hộ kinh doanh được coi như vườn ươm để hình thành lên cộng đồng DN nhỏ, siêu nhỏ. Nhưng không thể ép buộc hộ kinh doanh chuyển thành DN. Vì thế, nhiệm vụ hiện nay là phát huy tối đa nguồn lực hộ kinh doanh nói riêng và của khu vực tư nhân nói chung.
Để hộ kinh doanh chuyển thành DN cũng cần tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa khu vực hộ kinh doanh và DN. Hiện Luật Hỗ trợ DNNVV đã khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi, phí chuyển đổi lên DN. Nhưng đây mới là tác động vào phần thủ tục, chưa phải là tác động đáng kể.
Trong ngắn hạn, để thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN cần sửa đổi quy định về sổ sách kế toán, chế độ nộp thuế phù hợp với mô hình DN nhỏ, siêu nhỏ. Không nên quy định một tổ chức kế toán riêng trong DN siêu nhỏ, chủ DN có thể kiêm kế toán trưởng, đồng thời khuyến khích hộ kinh doanh làm báo cáo chi tiết khi kinh doanh. Trong 1-2 năm đầu hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN cần có những hỗ trợ trong công tác lập báo cáo tài chính, kê khai thuế, bảo hiểm sao cho đơn giản nhất.
Về chế độ thuế với DN nhỏ, siêu nhỏ, ông Văn Quang Huy, Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế, cho biết thủ tục đã đơn giản hơn rất nhiều. Chế độ kế toán, kể từ 1-1-2017, áp dụng riêng với DNNVV và DN siêu nhỏ, đơn giản đến mức, một chủ DN tư nhân có thể thực hiện chế độ kế toán trong 6 bảng biểu, còn một DN bình thường phải thực hiện tới 30 bảng biểu.
Trong ngắn hạn, để thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN cần sửa đổi quy định về sổ sách kế toán, chế độ nộp thuế phù hợp với mô hình DN nhỏ, siêu nhỏ. Không nên quy định một tổ chức kế toán riêng trong DN siêu nhỏ, chủ DN có thể kiêm kế toán trưởng, đồng thời khuyến khích hộ kinh doanh làm báo cáo chi tiết khi kinh doanh. Trong 1-2 năm đầu hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN cần có những hỗ trợ trong công tác lập báo cáo tài chính, kê khai thuế, bảo hiểm sao cho đơn giản nhất.
Về chế độ thuế với DN nhỏ, siêu nhỏ, ông Văn Quang Huy, Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế, cho biết thủ tục đã đơn giản hơn rất nhiều. Chế độ kế toán, kể từ 1-1-2017, áp dụng riêng với DNNVV và DN siêu nhỏ, đơn giản đến mức, một chủ DN tư nhân có thể thực hiện chế độ kế toán trong 6 bảng biểu, còn một DN bình thường phải thực hiện tới 30 bảng biểu.
Chế độ hóa đơn, nếu DN đi mua cơ quan thuế thường bán ngay trong ngày cho DN. Nếu tự in báo cơ quan thuế trong 2 ngày sẽ có trả lời DN có được tự in hóa đơn hay không, trong thời hạn 2 ngày, cơ quan thuế không có trả lời DN được tự in hóa đơn.
Việc khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN là xu thế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Không phải hộ kinh doanh không ý thức được những thuận lợi khi hoạt động theo mô hình DN, nhưng do môi trường kinh doanh hiện nay vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro khi chuyển đổi thành DN.
Việc khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN là xu thế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Không phải hộ kinh doanh không ý thức được những thuận lợi khi hoạt động theo mô hình DN, nhưng do môi trường kinh doanh hiện nay vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro khi chuyển đổi thành DN.
Vì thế, tháo gỡ rào cản này để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp hộ chuyển đổi thành DN sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho riêng DN, mà cho cả nền kinh tế.