Đây là mức dự báo tiêu cực hơn tất cả sự kiện tồi tệ đã xảy ra từ những năm 1960 trở lại đây.
Sự xuất hiện bất ngờ của Covid-19
Khác với cuộc khủng hoảng tài chính, hay khủng hoảng dầu, thậm chí ngay cả chiến tranh thương mại, Covid-19 đến với thế giới một cách bất ngờ và lan rộng xuyên quốc gia, xuyên liên lục địa. Covid-19 vô hình, khó tìm thấy những “dấu chân” nên công tác khoanh vùng ảnh hưởng của nó trở nên khó khăn hơn nhiều nếu so với những thảm họa như động đất, cháy rừng, sóng thần hay chiến tranh.
Khác với cuộc khủng hoảng tài chính, hay khủng hoảng dầu, thậm chí ngay cả chiến tranh thương mại, Covid-19 đến với thế giới một cách bất ngờ và lan rộng xuyên quốc gia, xuyên liên lục địa. Covid-19 vô hình, khó tìm thấy những “dấu chân” nên công tác khoanh vùng ảnh hưởng của nó trở nên khó khăn hơn nhiều nếu so với những thảm họa như động đất, cháy rừng, sóng thần hay chiến tranh.
Vì vậy, khi nền kinh tế đang tăng trưởng nóng như mặt trời cuối năm 2019, sau khi trải qua thời kỳ cho “đóng băng” để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, nó gây ra sự rạn nứt giống như khi ta dùng nước sôi đổ vào xô nước đá. Kinh tế thế giới 2020 dự báo giảm 3% sau đại dịch, còn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trọng điểm Trung Quốc sẽ rơi tự do từ mức 6,1% của năm 2019 xuống 1,2%.
Tác động của Covid-19 đến từng quốc gia rất khác biệt, nhưng dự báo không phải là hiện thực. Với Việt Nam, cho đến tháng 5, những tác động đã hiện rõ ở nền kinh tế, dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao trong những tháng cuối 2020. Còn hiển hiện là khi kết thúc quý I với tỷ lệ hàng tồn kho cao nhất trong những năm trở lại đây. Tồn kho như vậy khả năng doanh nghiệp sẽ khó gia tăng sản xuất, khó gia tăng tuyển dụng.
Bên cạnh đó, trong quý I số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 29.711 doanh nghiệp, con số xấp xỉ ngang ngửa với số lượng doanh nghiệp đóng dừng hoạt động tăng mạnh 30.902 doanh nghiệp. Điều này một lần nữa khép lại cơ hội cho tăng trưởng việc làm mới trong những tháng cuối năm.
Lạm phát vẫn đang ẩn mình chờ phát
Lạm phát vẫn đang ẩn mình chờ phát
Nhằm ứng phó với dịch Covid-19, tăng trưởng cung tiền, giảm lãi suất là chính sách tiền tệ chủ đạo không những ở Việt Nam mà cả thế giới. Giảm lãi suất luôn đi kèm với tăng cung tiền, những gói hỗ trợ nền kinh tế được Chính phủ sử dụng trong thời kỳ đại dịch có giá trị rất lớn.
Thí dụ, gói tín dụng với tổng trị giá 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 0,5-2%/năm đang được các NHTM triển khai với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Hay gói hỗ trợ trị giá 61.580 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký thông qua với mục đích hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn vì dịch, cùng nhiều gói hỗ trợ khác đang trong giai đoạn soạn thảo, lấy ý kiến…
Hỗ trợ nền kinh tế lúc này là cấp bách, vì nó có thể thúc đẩy được tổng cầu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhưng việc này cũng là sự gia tăng cung tiền trong dài hạn luôn đi kèm với sự gia tăng của lạm phát và sự giảm đi của giá trị đồng tiền.
Trong khi đó, việc giá dầu ở mức âm do dư cung, lực cầu nhỏ giọt bởi các nền kinh tế đột ngột ngưng trệ hoạt động nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19, giúp giá xăng dầu trong nước giảm mạnh, đã phần nào xoa dịu cảm nhận về lạm phát do gia tăng cung tiền, cũng như giảm bớt sự khó chịu ở mức tăng quá cao của giá thịt heo.
Giá dầu nằm trong nhóm 22 loại mặt hàng nguyên liệu để đo lường chỉ số CRB, đo mầm mống của lạm phát, bởi giá nguyên liệu giảm mở ra cơ hội cho thành phẩm giảm giá, cơ hội cho chi phí sản xuất giảm.
Như vậy có 2 chiều vấn đề, cung tiền làm kích tăng lạm phát, và giá dầu giảm kỳ vọng xoa dịu lạm phát, phe nào sẽ chiến thắng?
Lạm phát Việt Nam vừa qua cao nhất vào tháng 1-2020 với mức 5,56%, cao hơn kế hoạch của Quốc hội quanh 4%. Song nhờ sự tác động của giá dầu, tháng 3 năm nay lạm phát chỉ còn 4,87%. Tuy nhiên, tác động tích cực của giá dầu giảm luôn thể hiện trong ngắn hạn, trong khi sự tác động tiêu cực của cung tiền lên lạm phát không như vậy, bởi trong ngắn hạn, sự tác động của cung tiền chỉ thể hiện ở mức giảm lãi suất.
Cho nên bức tranh lạm phát của Việt Nam còn nhiều bí ẩn, ở chỗ Chính phủ có điều hành giảm cung tiền trở lại còn phụ thuộc vào tỷ lệ nợ công, và vào việc có bùng dịch Covid-19 trong thời gian tới hay không.
Nợ công tăng
Kết thúc năm 2019, Việt Nam được thế giới đánh giá cao nhờ tỷ lệ nợ công của Chính phủ cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ công so với GDP chỉ còn 56,1% nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và tiến độ giải ngân đầu tư công chậm. Tuy nhiên, trong năm 2020, ngân sách của Chính phủ chịu rất nhiều áp lực.
Nợ công tăng
Kết thúc năm 2019, Việt Nam được thế giới đánh giá cao nhờ tỷ lệ nợ công của Chính phủ cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ công so với GDP chỉ còn 56,1% nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và tiến độ giải ngân đầu tư công chậm. Tuy nhiên, trong năm 2020, ngân sách của Chính phủ chịu rất nhiều áp lực.
Thứ nhất, Chính phủ có rất nhiều khoản nợ đã đến thời gian đáo hạn như các khoản trái phiếu phát hành trong nước bằng ngoại tệ, các khoản nợ trong nước.
Thứ hai, áp lực giải ngân nới lỏng chính sách tài khóa hỗ trợ hồi phục kinh tế hậu Covid-19. Nỗ lực này thấy rõ thông qua động thái Chính phủ đã chuyển đổi 3 trong 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) của dự án đường cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công, khởi công trong tháng 8. Tổng vốn đầu tư của 3 dự án chuyển đổi tương đương 33.600 tỷ đồng chiếm 38% tổng vốn đầu tư của 8 dự án PPP hiện tại (trị giá 88.200 tỷ đồng).
Thứ ba, nguồn thu của ngân sách sẽ bị giảm mạnh do Thông tư 01/2020/TT- NHNN, chỉ đạo cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đã được Chính phủ đưa ra, đồng nghĩa với việc nguồn thu ngân sách chắc chắn giảm, trong khi nguồn chi tăng, bên cạnh gánh nặng đến việc đáo hạn nợ của Chính phủ.
Thứ tư, do biến động tỷ giá hối đoái, tỷ giá VNĐ/USD tại NHTM và tỷ giá trung tâm tăng mạnh vào cuối quý I. Tỷ giá giao dịch VNĐ/USD của các NHTM kết thúc quý ở mức 23.660VNĐ/USD. Như vậy các món nợ thanh toán bằng USD sẽ trở nên nặng nề hơn cho ngân sách.
Tác động của Covid-19 ở giác độ kinh tế trong năm 2020 chưa thể khẳng định. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam bên cạnh việc phải đối diện với sức cầu hàng hóa sụt giảm ở nước ngoài, trước mắt từ nay cho đến hết 2020, phải đối diện với thử thách của tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát sẽ thấm dần trong dài hạn vì cung tiền tăng cao, và tác động của nới lỏng tài khóa đi kèm với giảm và giãn thu thuế áp lực lên nợ công.