Chưa đưa nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM vào kỳ họp bất thường lần thứ 2

(ĐTTCO) - Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM) vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp của UBTVQH. Ảnh: VIẾT CHUNG

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp của UBTVQH. Ảnh: VIẾT CHUNG

Tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa khai mạc sáng nay, 28-11, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã trình bày báo cáo về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội và bước đầu chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM): Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Chưa đưa nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM vào kỳ họp bất thường lần thứ 2 ảnh 1Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: VIẾT CHUNG

Các nội dung khác được đề nghị Quốc hội xem xét tại kỳ họp bao gồm: xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội cũng dự kiến thảo luận, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm: giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022).

Cũng trong công tác lập pháp, Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Căn cứ tiến độ chuẩn bị các nội dung theo báo cáo của các cơ quan liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất 2 phương án:

* Phương án 1: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12-2022 thì đề nghị tổ chức họp sau Tết Nguyên đán (trong tháng 2-2023) và theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Theo đó, việc bố trí Quốc hội thảo luận về các nội dung kỳ họp phải bảo đảm kết thúc vào trước ngày thứ 6 để có thời gian 3 ngày (thứ 6, thứ 7, chủ nhật) hoặc nếu cần thì Quốc hội nghỉ thêm ngày thứ 2 để dành thời gian cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung trước khi trình Quốc hội thông qua.

* Phương án 2: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12-2022 và đủ điều kiện trình thì đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 1-2023) theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung, trong đó họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung (hoặc nếu xét thấy việc đi lại dịp tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ). Việc tổ chức kỳ họp vào tháng 1-2023 nên tiến hành theo hình thức này là để phù hợp với thời điểm các địa phương phải tập trung vào việc triển khai công tác năm 2023 và các hoạt động trước Tết Nguyên đán.

Với phương án này, có thể bố trí họp tổ và khoảng thời gian hợp lý giữa đợt họp trực tuyến và họp tập trung để các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Vì sao Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?

Vì sao Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?

(ĐTTCO) - Không có lý thuyết kinh tế, đạo lý hay mô hình gì về thâm hụt thương mại của Mỹ với thế giới. Đơn giản, Mỹ chỉ xem thế giới như một cái “chợ khổng lồ”, với cán cân thương mại giữa Mỹ và quốc gia khác.

Máy bay Trung Quốc C919 tại Sân bay quốc tế Vân Đồn. Ảnh: COMAC.

Bộ Xây dựng bổ sung máy bay Trung Quốc và Anh đủ tiêu chuẩn nhập khẩu

(ĐTTCO) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011 ban hành Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, tạo điều kiện cho máy bay Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam. 

ĐBSCL phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ĐBSCL phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

(ĐTTCO)-Cùng với tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học kỹ thuật và công nghệ, “nguồn vốn con người” được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Cảng Cát Lái có lượng hàng thông qua lớn nhất nước ta, nhưng chỉ có tàu dưới 25.000TEU vào được nên giảm sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Mô hình khu thương mại tự do cho Việt Nam

(ĐTTCO) - Mô hình khu thương mại tự do (FTZ) gắn với cảng biển đã được nhiều quốc gia triển khai rất thành công, giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực logistics, thu hút đầu tư nước ngoài.

"Tinh hoa Bắc Bộ", chương trình thu hút đông khán giả trong và ngoài nước đến xem.

Kinh tế tư nhân trong công nghiệp văn hóa

(ĐTTCO) - Ngày 17-3, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết về “Phát triển KTTN - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng không chỉ cho kinh tế, mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển nền công nghiệp văn hóa.