- Doanh nghiệp du lịch phải cải thiện: Hơn 1 năm qua, du lịch nội địa đã trở thành cứu cánh cho ngành. Tuy nhiên, qua thời gian bùng phát Covid, du khách ngày càng có xu hướng du lịch tự túc nhiều hơn. Du khách cũng muốn tìm kiếm những điểm đến mới, ít phổ biến, có tính cá nhân hóa nhiều hơn. Vì thế, lúc này các công ty lữ hành chỉ dừng ở việc bán sản phẩm sẵn có sẽ rất khó, buộc họ phải từ bỏ cách làm cũ cạnh tranh về giá, mà cần tập trung đầu tư xây dựng sản phẩm và bán cái khách cần. (Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty Nghiên cứu và phát triển điểm đến du lịch - Outbox Consulting)
- Phục hồi kinh tế phụ thuộc vaccine: Chuỗi dữ liệu kinh tế vĩ mô của các nước công bố trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh dài ở các nước phương Tây, bắt đầu từ ngày thứ sáu 2-4, đã thắp sáng hy vọng hồi phục của kinh tế thế giới. Các nền kinh tế đi đầu trong hoạt động tiêm vaccine như Anh, Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn trong những tháng tới. Trong khi đó, ở những nước vaccine chưa được triển khai rộng rãi, sẽ có độ khó nhất định cho mở cửa kinh tế. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Những vấn đề làm xói mòn hệ thống tiền tệ toàn cầu: Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang có những thay đổi từ các quốc gia bên ngoài hệ thống Petrodollar như Trung Quốc, Nga… thông qua hoạt động thương mại đa tiền tệ… Do vậy, nhìn từ lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu theo thời gian được thay thế bởi một hệ thống mới nhằm giải quyết những nút thắt kém hiệu quả của hệ thống hiện tại. (PGS.TS Trần Thị Hải Lý và nhóm nghiên cứu, Khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TPHCM)
- Chu kỳ giảm giá của đồng USD?: Lỗ hổng cố hữu của hệ thống Petrodollar cũng giống như lỗ hổng cố hữu của hệ thống Bretton Woods, Mỹ phải duy trì thâm hụt thương mại dai dẳng, để cung cấp đủ USD cho việc định giá dầu và thương mại quốc tế. Điều này liệu có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng không thể kéo dài mãi mãi. Trong bối cảnh hậu Covid, Mỹ thực hiện 4 gói kích thích tài khóa, với 3.100 tỷ USD dưới thời Trump và 1.900 tỷ USD mới đây của Biden, và sẽ còn nhiều hơn thế. (TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu, Khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TPHCM)
- Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?: Lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu luôn có những thay đổi khi hệ thống hiện tại gây ra những hỗn loạn kinh tế bên trong nó. Một hệ thống tiền tệ toàn cầu có thể tồn tại lâu dài nhưng không vĩnh viễn. Theo thời gian, khi trung tâm quyền lực toàn cầu thay đổi, và khi các nút thắt và sự không hoàn hảo trong hệ thống phát triển đến mức không bền vững, dẫn đến mức độ rối loạn ngày càng tăng, một hệ thống dần dần hoặc đột ngột được sắp xếp lại hoặc thay thế thành một hệ thống khác. (TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu, Khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TPHCM)
- Vào mùa du lịch hè: Vừa làm, vừa lo: Trong bối cảnh chưa mở cửa cho khách quốc tế, khách nội địa một lần nữa trở thành cứu cánh cho ngành du lịch. Toàn ngành đang dồn lực cho kỳ nghỉ 30-4 và cao điểm hè sắp đến. Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh hiện nay cùng công tác phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm túc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, dịp nghỉ lễ và hè sắp đến sẽ là bước đà giúp phục hồi ngành du lịch trong tình hình mới. Tuy nhiên, làm nhưng vẫn canh cánh bởi dịch Covid-19 đã mang đến bài học: mọi chuyện đều có thể xảy ra. (Thanh Dung)
- Vực dậy ngành du lịch: Có kịch bản ứng phó kịp thời: Với mong muốn nhanh chóng vực dậy ngành công nghiệp không khói sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhiều hoạt động tăng cường, liên kết để phát triển đã được triển khai đồng khắp. Tuy nhiên, nỗ lực phục hồi ngành du lịch trong thời gian tới cần tính toán đa phương diện, phù hợp xu hướng và có cơ sở thực tiễn để vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó yếu tố an toàn là ưu tiên hàng đầu. (Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)
- Hàng không, đường sắt sẵn sàng cho cao điểm: Những tín hiệu tích cực trong kiểm soát dịch và tiến độ tiêm vaccine Covid-19 trong nước, đã giúp thị trường du lịch hè 2021 bắt đầu khởi sắc. Những ngày này các doanh nghiệp (DN) hàng không, đường sắt đã tung ra nhiều kế hoạch cung ứng, sẵn sàng cho mùa du lịch. (Minh Duy)
- Ngành du lịch: Kế hoạch phòng thủ: Khi những rủi ro liên quan đến dịch bệnh vẫn tồn tại, việc chuẩn bị những kế hoạch để thích nghi và phòng thủ là điều bắt buộc phải thực hiện cho ngành du lịch. (Thái Ca)
- Cần tính toán khi TPHCM xoay trục ra biển: Mấy ngày nay truyền thông đồng loạt với các bài viết về TPHCM rất hưng phấn như: “Bỏ dựa vào đất mà hướng ra biển”; “Xoay trục từ đất liền ra đại dương”; “TPHCM phải tiến ra biển”; “Biển là tương lai của TPHCM”… Trong khi đó lãnh đạo TPHCM cho biết sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, quản lý và người dân về đề án này. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị TPHCM)
- Liên kết vùng: Chưa tạo được liên kết hữu cơ: Tuy chỉ chiếm 20% dân số, nhưng vùng kinh tế phía Nam (gồm 8 địa phương TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh) hiện đang đóng góp tới 45% GDP, trong đó TPHCM đóng góp 51% vào GDP của vùng. Dù vậy, khu vực này đang có những dấu hiệu xuống sức trong cuộc đua tăng trưởng. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
- Phát triển thị trường vốn mới “kích hoạt” DNNN: Phát triển thị trường vốn sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sớm hoàn thành quy trình quản trị công ty minh bạch, rõ ràng, đặc biệt là các công ty đại chúng có vốn nhà nước. Phát triển thị trường vốn cũng sẽ thúc đẩy DNNN tham gia huy động vốn theo hướng giảm tỷ trọng vay tín dụng thương mại, đa dạng các hình thức huy động bổ sung vốn. (Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính)
- Tăng khả năng ứng phó các cú sốc trong và ngoài: Là nền kinh tế có độ mở lớn như ở Việt Nam, thị trường tài chính (TTTC) nói chung và TTCK Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi nền kinh tế và TTTC toàn cầu chưa thực sự hồi phục, cũng như những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế số, tài chính số phát triển ngày càng mạnh mẽ, cơ hội đi kèm với rủi ro, thách thức, đòi hỏi TTCK Việt Nam cần có những bước tiến mạnh mẽ hơn về thể chế, công nghệ, nguồn nhân lực, mức độ chuyên nghiệp, minh bạch, khả năng chống chịu, ứng phó với các cú sốc bên ngoài. (TS. Cấn Văn Lực thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia)
- Làn gió mới sàn giao dịch phi tập trung: Những năm qua, đặc biệt giai đoạn từ 2020 khi các NĐT F0 nổi lên là một thế lực đáng gờm đã giúp thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng thăng hoa. Số liệu thống kê cho thấy lượng tài khoản được mở tăng vọt trên toàn cầu, nhiều hãng môi giới tài chính có số lượng khách hàng mở tài khoản mới giao dịch tính bằng lần. Riêng số lượng NĐTNN giao dịch hiện nay chiếm tới 23% trên TTCK Mỹ, gấp đôi so với 2019 trong đó một nửa là F0. (Phan Dũng Khánh)
- Nhiều nhà băng tự tin kế hoạch lợi nhuận: Trong điều kiện phải giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các nhà băng rất tự tin đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 2 con số cho năm 2021. (Cát Tường)
- Vốn ngoại ồ ạt rút khỏi thị trường?: Tháng 3 khép lại với kỷ lục buồn, khi dòng vốn ngoại bán ròng cổ phiếu trên sàn HoSE trên 12.000 tỷ đồng. Tính theo tháng, chuỗi bán ròng của NĐTNN đã tới 6 tháng liên tục. Kể từ khi đợt bán ròng ồ ạt khởi động hồi tháng 2-2020 đến nay, các lý do được viện dẫn dường như đã không thể lý giải được hoạt động bán ròng này một cách hợp lý. (Nguyên Hà)
- Ngành dược trước nguy cơ bị “nuốt chửng”: Dù chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dược phẩm vẫn nhận được sự quan tâm của NĐTNN. Thế nhưng, điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm bởi các tập đoàn dược phẩm quốc tế. (Kim Giang)
- Đặc sắc tiệc Happy Hour Cocktail (Phương Hằng)
- Cuộc đua “biệt thự di động” (Nhã Trúc)
- Balo thời trang và tiện dụng cho nam giới (Cao Bình)
- Đạo diễn trẻ đam mê phim cổ trang (Gia Quan)
- “Thành phố không ngủ” trên bản đồ du lịch thế giới (Hồ Phương Giang)
- Kinh tế Myanmar đang xuống vực sâu?: Sau hơn 2 tháng tê liệt vì những bất ổn chính trị, nền kinh tế Myanmar vốn đã yếu kém còn thêm kiệt quệ khi thuế không thể thu, ngân hàng không thể hoạt động, giao thương tê liệt… Liệu xứ sở ngọc bích có thể chống đỡ được bao lâu? (Văn Cường)
- Patrick Collison & John Collison: Những “cái đầu” công nghệ: Theo dữ liệu mới nhất của CBInsights, một trong những hãng nghiên cứu dữ liệu uy tín của thế giới, Công ty chuyên cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trực tuyến Stripe vừa gọi vốn thành công 600 triệu USD trong đợt mới nhất. Điều này đã giúp Stripe Stripe trở thành công ty khởi nghiệp đạt 95 tỷ USD có giá trị thứ 3 thế giới, sau Công ty ByteDance - công ty mẹ của ứng dụng video TikTok, với giá trị 180 tỷ USD và Công ty công nghệ tài chính Ant Group - thuộc hãng thương mại điện tử Alibaba, được định giá 140 tỷ USD. (Đức Giang)
- Cần nhìn xa hơn hệ lụy Covid-19: Đại dịch Covid-19 được xem như là cuộc khủng hoảng bất ngờ và nặng nề, ảnh hưởng lên từng ngành, từng nền kinh tế. Nhiều chính phủ đã phải sử dụng những chính sách mạnh chưa từng có. Ở góc độ vĩ mô, hệ lụy của nó trong trung và dài hạn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy mà một phần trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 4-2021 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dành riêng cho chủ đề này. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM