Đón đọc ĐTTC số 178 phát hành thứ hai ngày 5-12-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 178 phát hành ngày 5-12-2022 với nhiều chuyên mục:
- Chính sách “chống sốc”: PGS. TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyên gia Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết đối với chính sách tiền tệ (CSTT) còn nặng về can thiệp hành chính, có thể cản trở sự bứt phá tăng trưởng. Trong khi CSTT cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, đặc biệt tuân thủ theo quy tắc, phải minh bạch và có giải trình rõ ràng. Thực tế cho thấy, khi chính sách khó dự đoán, không minh bạch thường gây bất ngờ cho nền kinh tế, từ đó tạo ra cú sốc rất tiêu cực. Chẳng hạn theo quy tắc nhất định, việc tăng hay giảm lãi suất phải có lý do. 
- Bất an hệ giá trị gia đình: Bạn đọc TS. Nguyễn Minh Hòa, cho biết mọi người Việt Nam dù giàu hay nghèo đều mong muốn xây dựng nên một gia đình, có vợ, có chồng, sau đó sinh con đẻ cái, chăm lo cho chúng lớn khôn. Con cái lớn khôn được dựng vợ gả chồng rồi sinh ra thế hệ kế tiếp. Ông bà, hàng ngày buồn vui với con cháu, khi về già vợ chồng nương tựa vào nhau, nương tựa vào con cái cho đến lúc nhắm mắt ra đi. Các thế hệ nối tiếp nhau lặp đi lặp lại cái vòng đời tạo nên dòng chảy không dứt. Chính nhờ dòng chảy đó tạo nên gia đình, tam tứ đại đồng đường, dòng họ, làng mạc. Nhưng chừng 30 năm trở lại đây, dòng chảy ấy không còn suôn sẻ nữa, ở một bộ phận không nhỏ dường như bị đứt gẫy và tách ra khỏi nguồn cội. Đất nước đã và đang trải qua ít nhất 2 lần biến động trong cấu trúc gia đình.
- Điều hành vĩ mô sẽ không “ngọt ngào” như “quả ngọt” vừa hái: Trao đổi với ĐTTC, TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nhận xét 2022 là năm bất thường với kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có “quả ngọt”. Nhưng điều đó không có nghĩa việc điều hành vĩ mô sẽ “ngọt ngào” bởi sẽ gặp rất nhiều “quả đắng”. Do đó, năm 2023, để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như những năm trước là nhiệm vụ rất khó. Như vậy, 2 mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế Việt Nam là xuất nhập khẩu và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều đang đứng trước rất nhiều thách thức trong năm 2023. 
- Đà phục hồi tăng trưởng đang chững lại: Ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, cho rằng kinh tế Việt Nam đã có bước hồi phục mạnh ngay sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Thế nhưng, sự hồi phục này chưa kịp bứt tốc lại đang phải đối mặt rất nhiều thách thức từ các tác động của bên ngoài. Lạm phát đã làm nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu giảm, trong đó có cả các quốc gia đang là đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam như Mỹ hay EU. Trong tháng 11 lượng hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường này giảm rõ rệt, dẫn đến một loạt doanh nghiệp (DN) không có đơn đặt hàng, hậu quả nhiều DN đã không có đủ việc làm cho người lao động. Thêm vào đó, chính sách “zero Covid-19” của Trung Quốc cũng tác động mạnh đến Việt Nam. Là bạn hàng lớn của Việt Nam, nên Trung Quốc thực thi chính sách này đã hạn chế nhiều hoạt động đầu tư và thương mại của cả 2 phía Trung Quốc và Việt Nam.
- Điều chỉnh chính sách bất động sản để tránh hạ cánh cứng: TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh, cho biết phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì xử lý vấn đề liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), khẩn trương rà soát, sửa đổi nghị định quy định và cùng các cơ quan sửa đổi thông tư liên quan đến TPDN. Đây cũng là cách giải cứu việc mất thanh khoản trong nền kinh tế, song hình như đang có cách hiểu chưa đúng về cái gọi là “giải cứu”. “Giải cứu” lúc này thực tế là làm giảm những bất định và rủi ro do chính sách BĐS và TPDN tạo ra, nhằm mục tiêu chính là tăng thanh khoản vốn, giảm rủi ro và giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế. Phải hiểu đúng như vậy và truyền thông chính sách để người dân hiểu đúng mới ra chính sách đúng được.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Ai mua, ai bán? Ai cứu, cứu ai?: Trái phiếu (TP) là công cụ huy động vốn quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Nhưng thời gian qua sân chơi này chủ yếu thuộc về ngân hàng thương mại (NHTM) và DN bất động sản (BĐS). Trong khi đó các DN sản xuất kinh doanh rất cần vốn đầu tư, nhưng vẫn chưa nhiều DN chen chân vào, do một phần không có thương hiệu để phát hành, phần khác chưa có sự hỗ trợ từ các đối tác. Thế nên, giải cứu thị trường TPDN là việc phải làm để cứu lấy niềm tin của thị trường trong dài hạn, nhưng phải lựa chọn DN để cứu. (Yên Lam)
- Cứu bất động sản: Chẩn bệnh, kê toa, điều trị: Đã có nhiều tiếng kêu từ thị trường bất động sản (BĐS). Nhưng câu hỏi đặt ra, giải cứu hay nên để “bàn tay thị trường” điều tiết? Câu trả lời phụ thuộc kết quả chẩn đoán, kê toa, dùng đúng thuốc và phác đồ điều trị cho “căn bệnh trầm cảm” của thị trường BĐS Tây Nam bộ. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Không thể giữ chiếc áo quá chật: Trao đổi với ĐTTC, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai lần thứ 4 như là cuộc cải cách về đất đai, với tư duy và cách tiếp cận mới. Cần thay chiếc áo đã quá chật để giải phóng nguồn lực đất đai - nguồn tư liệu sản xuất quan trọng. Thời điểm này, mọi vấn đề đã chín muồi để chúng ta có thể xây dựng cuộc “cải cách” lần thứ 4 về đất đai, với mục tiêu tập trung giải phóng tư liệu sản xuất, tức đất đai, tạo điều kiện đầu tư với tầm nhìn dài hạn, nhằm phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Chúng ta đều biết nông nghiệp Việt Nam chính là điểm đầu tiên để quyết định Đổi mới. Thời điểm đó, chúng ta đã quyết định chính sách hoàn toàn chính xác, là giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài (Luật Đất đai 1993 và Nghị định 64 của Chính phủ ngày 27-9-1993). Bản chất của chính sách này chính là việc chúng ta đã giải phóng lực lượng sản xuất.
- Lãi suất huy động cao, làm sao cho vay giảm: Lãi suất cho vay gần đây đã có xu hướng giảm nhẹ ở một vài NH, nhưng đó cũng chỉ là giảm theo kiểu “động viên”. Thực tế việc lãi suất huy động đang tăng rất nhanh, trong khi NHNN đã và đang yêu cầu các nhà băng duy trì mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong nước. Đây là điều khó khi biên lãi ròng (NIM) của các NH đang có xu hướng giảm đi. (Đỗ Linh)
- Nhiều cổ phiếu bất động sản đang tự giải cứu: Thị trường chứng khoán (TTCK) có 3 tuần tăng liên tục gần đây, phát đi những tín hiệu rõ hơn về cơ hội kết thúc chu kỳ giảm mạnh liên quan đến những căng thẳng thanh khoản trên thị trường trái phiếu. Hoạt động giải chấp ở các cổ phiếu (CP) tâm điểm như NVL, PDR, HPX cũng đã kết thúc nhờ có dòng tiền lớn vào tạo thanh khoản. Ngoài những nhà đầu tư (NĐT) có nhu cầu bắt đáy, giao dịch “giải cứu” cũng có sự thỏa thuận trước với những tổ chức. (Nguyên Hà)
- Vì sao cổ phiếu bán lẻ mất sức hút?: Áp lực lạm phát, biến động tỷ giá, lãi suất tăng và vấn đề nguồn cung đã tác động tiêu cực lên sức mua người tiêu dùng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu (CP) bán lẻ kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư (NĐT). (Kim Giang)
- Kiến nghị, kiến nghị… tiếp tục chờ: Thị trường trầm lắng, thủ tục đầu tư dự án vướng mắc… khiến doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã khó càng khó khăn hơn. Thực ra những vướng mắc khó khăn này không mới và đã nhiều lần doanh nghiệp kiến nghị, đề xuất tháo gỡ, nhưng mọi việc vẫn rất ít chuyển biến. Mới đây, UBND TPHCM đã kiến nghị Trung ương hàng loạt nội dung trong lĩnh vực đất đai, nhằm tạo sự bứt phá trong thời gian tới. Nhưng rồi kiến nghị vẫn tiếp tục kiến nghị… (Hoàng Anh)
- Nỗ lực xử lý trái phiếu đến hạn: Trước sức ép đến hạn của hàng chục ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay và hàng trăm ngàn tỷ đồng trong 2 năm tới, các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai nhiều giải pháp để xử lý tránh hệ lụy cho thị trường tài chính và nền kinh tế. (Đỗ Duy)
- “Dội” thị trường ngoại, “lội” về nội không dễ: Lạm phát, xung đột Nga - Ukraine khiến người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới thắt chặt chi tiêu, điều này đang đẩy các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam vào một “mùa đông lạnh giá” khi đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng. Để duy trì sản xuất, giữ việc làm cho người lao động DN phải tìm nhiều giải pháp như chuyển đổi mặt hàng, tìm thị trường mới và đẩy mạnh thị trường nội địa. Thế nhưng, “hàng nhà có tiêu  thụ trên sân nhà” cũng không hề dễ dàng. (Thanh Lâm)
- Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu: Ca cao là mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các quốc gia châu Phi, như Bờ Biển Ngà và Ghana. Thị trường ca cao toàn cầu có quy mô khoảng 13 tỷ USD, và loại hàng hóa nguyên liệu này có thanh khoản giao dịch sôi động trên các sàn hàng hóa thế giới, như ICE/US và ICE/EU, với giá trị giao dịch mỗi ngày lên tới 1,4 tỷ USD. (Phạm Tuấn)
- Siêu xe đón đầu 2023 (Nhã Trúc)
- Giới trẻ Việt tự tin khám phá thế giới: Trên các diễn đàn du lịch, có nhiều gương mặt trẻ rất được chú ý. Thế nhưng, sau những chuyến đi xa có thể viết lại hành trình của mình, thì không mấy người đủ khả năng. Một cô gái và một chàng trai đã làm được điều ấy, đó là Trần Hồng Ngọc với cuốn sách “Con đường tơ lụa vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An” và Trần Đặng Đăng Khoa với cuốn sách “1111 - Sáu vạn dặm trên yên xe cà tang”. (Tâm Huyền)
- Lạc cảnh tiên động Đá Bạc: Tuy mới được phát hiện vào năm 1990 nhưng động Đá Bạc ở xóm Điếm Tổng (thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch. Với vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng như cảnh tiên, động Đá Bạc còn có tên gọi khác là động Tiên. (Nguyễn Văn Công)
- Thế giới cá cược môn thể thao vua:
Bóng đá là môn thể thao vua, nên không ngạc nhiên khi nó có thị trường cá độ ăn theo lớn nhất. Tính đến năm 2022, quy mô của thị trường cá cược bóng đá toàn cầu hợp pháp là 73 tỷ USD, và đang phát triển với tốc độ chóng mặt từ công nghệ 4.0 và gia tăng nhanh chóng số người dùng điện thoại thông minh. (Vĩnh Cẩm)
- David Beckham: Kiếm nhiều, tiêu không ít: Không chỉ là cầu thủ bóng đá nổi tiếng, David Beckham còn là doanh nhân thành đạt với tài sản ròng trị giá 450 triệu USD. Cùng với người vợ nổi tiếng Victoria Beckham và 4 người con, gia đình Beckham là một trong những gia đình đẹp nhất trong thế giới các siêu sao; và Beckham là hình mẫu của sự thành công và hào nhoáng. (Ánh Vân)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác