Đón đọc ĐTTC số 179 phát hành thứ hai ngày 12-12-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 179 phát hành ngày 12-12-2022 với nhiều chuyên mục:
- Thị trường tài chính hạ nhiệt, vẫn còn nỗi lo: Tuần qua các NH công bố giảm lãi suất cho vay. Song điều này có thể chỉ tạm thời. Chia sẻ với báo chí mới đây, Phó thống đốc Đào Minh Tú có đề cập, NHNN sẽ dành room tín dụng ưu tiên những NHTM có khả năng thanh khoản cao, đặc biệt những NH đang giảm lãi suất. Nguyên nhân các NH giảm lãi suất cho vay có lẽ nằm ở đây. Đồng thời, nhìn vào các mức giảm lãi suất, các NH chủ yếu giảm cho các khoản vay trong 1-2 tháng cuối năm 2022 cũng như giảm theo gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm của Chính phủ. Ngoài ra, đối tượng được giảm lãi cũng có khuôn khổ quy định riêng. 
- Trường đại học khác gì đại học?: Nâng cấp để làm gì?: Quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội, bỗng trở thành câu chuyện khiến nhiều người xôn xao. Bởi lẽ, trong tâm thức người Việt Nam xưa nay, cách gọi Trường Đại học và Đại học không khác nhau. Vậy thực chất, phải nhìn nhận thế nào cho đúng đắn và phải đặt tên thế nào cho hợp lý? (Tuy Hòa)
- Tầm nhìn và cách đi mới cho EVFTA: Hơn 2 năm chính thức có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã có những tác động tích cực tới doanh nghiệp (DN) và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần hàng Việt ở châu Âu vẫn khá khiêm tốn. Vậy trong bối cảnh kinh tế thế giới và châu Âu có nhiều biến động, liệu các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn EVFTA? Câu trả lời là có, nhất là các nhóm ngành có nhiều ưu thế như rau quả, thủy sản, gạo… Song để tận dụng tốt DN cần vượt tâm lý lo ngại và hợp lực đi cùng nhau. (Thanh Dung)
- Chắt chiu cơ hội từ các FTA: Biến động kinh tế thế giới đang tác động rõ nét đến nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022 và dự báo còn kéo dài tới 2023. Nhiều giải pháp đã được bàn tới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua giai đoạn khó khăn này, trong đó việc chắt chiu từng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia. (Thanh Lâm)
- Tái cấu trúc DN xuất khẩu: Các FTA đòi hỏi chúng ta phải sửa đổi lại hệ thống luật pháp, văn bản quy phạm pháp luật… phù hợp với chuẩn mực và quy ước quốc tế. Các DN phải thay đổi tư duy và quen dần với các quy định và luật lệ quốc tế trong thương mại, đầu tư. Một trong những giải pháp quan trọng là tái cấu trúc DN để thích ứng với bối cảnh tình hình mới, giúp DN có thể duy trì sự phát triển, nâng cao năng lực quản lý. (Từ Minh Thiện, chuyên gia kinh tế)
- Cải thiện giá thành, bao bì và thuế: Nhiều DN Hàn Quốc muốn nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam, nhưng không thể thực hiện bởi nhiều nguyên nhân và những vấn đề cần được cải thiện. Đó là giá hàng hóa Việt Nam cao hơn so với các đối thủ, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Điều này không chỉ do các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành như nhập khẩu vật liệu, phụ tùng, còn do các chi phí gián tiếp cao như chi phí hậu cần, phân phối, thuế. Vì vậy, các công ty phải cần nỗ lực để cải thiện giá thành và cải thiện chi phí gián tiếp. (Shon Young Il, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại - công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và Nam Việt Nam)
- Chất lượng phải là kim chỉ nam: EVFTA có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, nhưng DN Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của hiệp định này. Liên minh châu Âu (EU) có tiêu chuẩn rất cao và khắt khe về an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Do đó DN muốn xây dựng thương hiệu ở EU cần nâng cao năng lực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Điều này đòi hỏi DN và hiệp hội DN phải chủ động tìm hiểu thông tin để có hiểu biết toàn diện về hiệp định, nhằm thích nghi, áp dụng đổi mới trong sản xuất và đảm bảo tính tuân thủ. (Thue Quist Thomasen, Chủ tịch Hiệp hội các DN Bắc Âu tại Việt Nam)
- Kỳ vọng đầu tư công kéo tăng trưởng 2023: Năm 2022 sắp khép lại với nhiều gam màu đan xen trong bức tranh nền kinh tế, trong đó đầu tư công (ĐTC) không được như kỳ vọng và chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa. Vai trò của ĐTC cực kỳ quan trọng cho triển vọng tăng trưởng thời gian tới. Vì vậy việc triển khai ĐTC nhanh, mạnh hơn, kết quả phục hồi kinh tế sẽ tốt hơn. (TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia)
- Tăng sức đề kháng từ “cú sốc” bên ngoài: Năm 2023 sẽ có nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam, đến cả từ những yếu tố bất thuận và bất định từ bên ngoài. Do đó, Việt Nam cần chủ động “tăng sức đề kháng” để ứng phó trước những “cú sốc”. Năm 2023 kinh tế châu Á dự kiến giảm khoảng 1 điểm %. Riêng kinh tế Việt Nam sẽ bị giảm gần 2% điểm. Do đó, phải hành động ngay lúc này để giảm bớt tác động tiêu cực. Phải tăng “sức đề kháng” cho nền kinh tế và DN. (TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia)
- Cần “tiếp sức” để doanh nghiệp tồn tại: Bối cảnh khó khăn hiện nay đã và đang đặt nhiều doanh nghiệp (DN) vào thách thức “sống còn”. Do đó các DN đang cần được tiếp sức nhiều hơn nữa từ những chính sách cụ thể và thiết thực hơn. Những năm gần đây, môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện mạnh mẽ với những chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của Chính phủ. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, có thể do tác động của dịch Covid-19, tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam đang bị chững lại. Thậm chí, dường như mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường có dấu hiệu tăng lên. (TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)
- Từ huyện lên quận hay thành phố phải xem lại: Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo về việc tạm dừng triển khai đề án xây dựng các huyện thành quận hoặc lên thẳng TP theo mô hình “TP trong TP”, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu, tổ chức không gian phát triển các huyện, nhằm khai thác lợi thế của từng huyện. Sau khi các huyện đạt tiêu chuẩn theo quy định, TPHCM sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mô hình đơn vị hành chính đô thị phù hợp với từng huyện. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Vốn quốc tế đổ vào, nhưng không dành cho tất cả: Các khoản vay quốc tế đang rầm rộ chảy vào các NH Việt Nam trong năm 2022. Điều này cho thấy tín hiệu tốt về năng lực của nhiều NHTMCP trong nước. Song nhóm được cấp tín dụng từ các định chế tài chính nước ngoài vẫn là những “gương mặt cũ”, bởi yêu cầu nhiều hơn trong quy trình thẩm định cho vay, nên không phải nhà băng nào cũng đáp ứng được. (Đỗ Linh)
- Dòng vốn ETF đang khuấy đảo TTCK Việt: Làn sóng mua vào dữ dội của khối ngoại trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2 tháng trở lại đây đang gây bất ngờ lớn. Từ chỗ bị đánh “tụt hạng” xuống hàng “nhỏ lẻ” khi chỉ chiếm trung bình 6-7% giao dịch hàng ngày, tỷ trọng mua vào của khối ngoại từ tháng 10 đến 2 tuần đầu tháng 12 này đã chiếm gần 14%. Bên cạnh những nguồn vốn “ẩn danh” được tính chung vào số liệu giao dịch của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, dòng vốn ETF “có danh tính” đã nổi lên như một “tay chơi lớn”. (Nguyên Hà)
- Cổ phiếu nhà băng tăng trong nghi ngờ?: Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định nới room tín dụng đã giúp nhóm cổ phiếu (CP) nhà băng giao dịch khởi sắc, góp phần kéo VN Index từ dưới mốc 1.000 điểm lên gần 1.100 điểm. Tuy nhiên, chuỗi tăng này bất ngờ bị "khựng” lại trong 2 phiên giao dịch ngày 6 và 7-12. Diễn biến này cho thấy nhà đầu tư (NĐT) vẫn còn nhìn CP NH với sự “dè dặt”. (Kim Giang)
- Tăng hệ số điều chỉnh giá đất, đảm bảo lợi ích các bên: HĐND TPHCM đã thông qua Nghị quyết tăng hệ số điều chỉnh giá đất 2023 lên 1 lần so với năm 2022 (tương ứng hệ số 2,5-3,5 so với bảng giá đất). Việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất là phù hợp với quy định của pháp luật, cũng là giải pháp chống thất thu ngân sách, đảm bảo sự hài hòa lợi ích của nhà nước và cá nhân, tổ chức sử dụng đất. (Đỗ Trà Giang)
- Xu hướng du lịch trải nghiệm mùa Tết: Thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) lữ hành đều đang tất bật đón khách cho các đường tour du xuân. Tết năm nay cũng chính là thời điểm phục hồi hầu hết các đường tour quốc tế, vì thế các DN đều có chung nhận định mảng outbound (người Việt du lịch nước ngoài) đang nóng trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch. Xu hướng khách du lịch năm nay đa phần chọn tour trải nghiệm trong cũng như ngoài nước, rất ít chọn du lịch “cưỡi ngựa xem hoa”. (Thanh Lâm)
- Ngập tràn lễ hội cuối năm tại Renaissance Riverside Hotel Saigon (Phương Hằng)
- Sống lành mạnh cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Cơ hội nào cho phim lịch sử?: Phim lịch sử “Huyền sử vua Đinh” sau 10 ngày trình chiếu ở các rạp, chỉ thu được 42 triệu đồng, phải chấp nhận thất bại trước công chúng đang dần khắt khe hơn. Trong xu hướng nhiều bộ phim được sản xuất vội vàng để trở thành “thảm họa phim Việt”, đề tài lịch sử trên màn ảnh cũng là một mối bận tâm cho công chúng. Liệu giữa trào lưu phim hài nhảm đang chiếm ưu thế, có cơ hội nào cho phim lịch sử không? (Tuy Hòa)
- Đêm nhạc Creamfields huyền thoại tại Phú Quốc (Chi Bảo)
- “Sóng thần” tiền ảo, nhà đầu tư điên đảo: Khi thị trường tiền ảo toàn cầu lao dốc từ mức đỉnh hơn 3.000 tỷ USD năm 2021 xuống chỉ còn hơn 854 tỷ USD năm nay, đã tạo ra “cơn bão” xô đổ nhiều sàn giao dịch khổng lồ, cuốn theo đó là số phận của nhiều nhà đầu tư. (Vinh Trang)
- Sheikh Mansour: Ông hoàng đầu tư bóng đá: Hoàng thân Mansour bin Zayed bin Sultan bin Zayed bin Khalifa Al Nahyan (Sheikh Mansour) của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), được biết đến trong làng thể thao như một ông hoàng quyền quý, người sở hữu khối tài sản lên tới 30 tỷ USD và có công đưa đội bóng Manchester City lên đỉnh cao. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác