Đón đọc ĐTTC số 180 phát hành thứ hai ngày 19-12-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 180 phát hành ngày 19-12-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 180 phát hành thứ hai ngày 19-12-2022

- Xuất-nhập nông phẩm Việt có đáng lo?: Trong thế giới phẳng hội nhập sâu rộng không thể căn ke chuyện nước nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước như ta không được nhập khẩu nông sản. Nhưng đến nước này không thể ngủ quên trên vòng nguyệt quế về sản xuất và xuất khẩu nông phẩm, đặc biệt là gạo. 11 tháng năm 2022 xuất khẩu 3,1 tỷ USD rau quả và 6,9 tấn gạo, song nhập khẩu gần 1,9 tỷ USD rau quả ngoại và khoảng 1 triệu tấn gạo như trên, quả thật vẫn đáng lo ngại. (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Nâng độ tĩnh không cầu, phục hồi giao thông thủy: Nhiều chuyên gia cho rằng, tới đây nếu TPHCM cải tạo rạch Xuyên Tâm có chiều dài gần bằng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (8,5km), cần đồng thời cải tạo, nâng độ tĩnh không của các cây cầu để thuyền bè qua lại dễ dàng, sẽ mở ra hướng đi mới cho giao thông thủy và hình thành nên mạng lưới đường thủy rất tiện dụng và hiệu quả. Tất nhiên việc cải tạo nâng cấp cầu sẽ tốn kém và ảnh hưởng đến việc giải tỏa di dời một số hộ dân. Nhưng hiệu quả kinh tế-xã hội của việc này rất lớn và lâu dài cho con cháu mai sau. Bởi lẽ, lợi ích của nó mang lại không chỉ là giao thông, còn cho môi trường, cảnh quan, du lịch, thương mại và đời sống cộng đồng. Khi có hệ thống giao thông thủy hoàn thiện, chắc chắn sẽ chia lửa với hệ thống giao thông bộ đã quá tải hiện nay. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Quan hệ Việt - Anh đang gần gũi hơn bao giờ hết: Chứng kiến hợp tác chặt chẽ ở nhiều lĩnh vực giữa 2 nước, tôi có thể khẳng định mối quan hệ này còn nhiều tiềm năng để trở nên sâu sắc hơn. Năm nay là cơ hội để chúng ta kỷ niệm và thể hiện sức mạnh trong mối quan hệ của 2 nước, đồng thời khai thác tất cả cơ hội đó để làm sâu sắc hơn sự hợp tác trên mọi lĩnh vực của quan hệ đối tác chiến lược và cùng hướng về tương lai. (Iain Frew, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam)

- Dấu ấn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Một lãnh đạo quyết đoán, cầu thị và đổi mới: Thủ tướng Võ Văn Kiệt có ưu điểm tôi đánh giá rất cao và hết sức quan trọng, ông là người rất nhạy cảm với những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Khi đã nghe và được thuyết phục phải làm như vậy mới giải quyết được vấn đề, ông quyết định ngay. Tất cả văn bản trước khi ký, ông đều hỏi chúng tôi, những người trong Tổ Tư vấn kinh tế. (PGS.TS Võ Đại Lược, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

- Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Kết hợp khéo léo kinh tế và ngoại giao: Thủ tướng Võ Văn Kiệt được gọi là “Thủ tướng điện”, vì đã kiên quyết thực hiện thủy điện Trị An và đường tải điện 500kV lịch sử, vượt qua rất nhiều tranh cãi và ý kiến phản đối gay gắt. Khi người thực hiện dự án này là Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải bị kết án tù vì những sai sót trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng đã vào nhà tù thăm hỏi, gắn kỷ niệm chương đường dây 500kV, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm cá nhân của mình đối với dự án này. (TS. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

- Người truyền lửa cho Đổi mới: Tôi bắt đầu tham gia Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1996. Đây thực sự là bước ngoặt trong công việc của bản thân tôi. Lúc đó, sau 3 năm hoạt động, Tổ Tư vấn của Thủ tướng được tổ chức lại thành Tổ Nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính, với 21 thành viên, trong đó có 11 người làm chuyên trách, 10 người kiêm nhiệm. (Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

- Nhớ mãi những kỷ niệm với chú Sáu: Ngày ấy, cách nay 14 năm, năm 2008, trời cũng nắng nóng như sáng hôm nay, tôi cùng anh Phạm Bính len lỏi trong khu mộ của gia đình cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (1912-1988), để anh giới thiệu từng ngôi mộ người thân của gia đình. Hôm ấy cũng là kỷ niệm ngày sinh của chú Phạm Hùng, ngày 11-6. Một cuộc gọi từ Singapore như sét đánh: “Chú Sáu mất rồi”! Nhận tin xong, tim tôi đập loạn xạ… Rất khó cho tôi khi điện báo tin đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày ấy tôi luôn ghi nhớ: Hàng năm cứ đến ngày sinh của chú Phạm Hùng là kỷ niệm ngày mất của chú Võ Văn Kiệt. (Nguyễn Văn Lượng, nguyên Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long)

- Mở room tín dụng, tiền chảy về đâu?: Sau một thời gian thắt chặt tín dụng, ngày 5-12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) thêm từ 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Liệu với thời gian chỉ trong 3 tuần cuối năm, dòng tiền có chảy đúng theo định hướng của nhà điều hành hay không là một vấn đề đầy băn khoăn. (Cát Tường)

- Cần vốn để cầm cự, nhưng lãi cao sao vay?: Quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5-2% trên toàn hệ thống ngân hàng (NH) của NHNN và động thái giảm lãi suất cho vay của một số NHTM, được đánh giá có tác động tích cực tới các doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu. Thế nhưng từ chính sách đến thực tế tiếp tục là hành trình gian nan khiến DN nản lòng khi vay vốn, vẫn là câu hỏi đầy thách thức. (Thanh Lâm)

- Chủ đầu tư, nhà đầu tư đang “đu dây”: Hiện nay dòng tiền cho doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) triển khai dự án và nhà đầu tư (NĐT) hay khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở, đều rất khó khăn, bởi ngân hàng (NH) gần như “đóng cửa”. Nhiều dự án đã giảm tiến độ hoặc ngưng triển khai, còn người mua nhà rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” và đã xuất hiện tình trạng “xả hàng thoát thân”. (Đỗ Trà Giang)

- Kênh vốn trung, dài hạn vẫn phụ thuộc ngân hàng: Trên lý thuyết, doanh nghiệp (DN) cần vốn sẽ tìm đến NH để vay vốn ngắn hạn, và thị trường chứng khoán (TTCK) như cổ phiếu (CP), trái phiếu (TP) để huy động vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, NHTM đang “gánh” tất cả nhu cầu vốn của nền kinh tế. (Đỗ Linh)

- Cổ phiếu BĐS: Khủng hoảng có là cơ hội?: Doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản (BĐS) niêm yết đứng trước tình thế vô vàn khó khăn, từ chính sách thắt chặt tín dụng, áp lực đáo hạn trái phiếu (TP) cho tới hoạt động bán giải chấp cổ phiếu (CP). Liệu đây có là cơ hội để mua CP BĐS khi giá xuống đáy? (Kim Giang)

- Băn khoăn đánh thuế nhà, đất thứ 2 trở lên: Để tăng nguồn thu ngân sách, hạn chế tình trạng đầu cơ và bỏ hoang nhà đất trong các dự án, UBND TPHCM kiến nghị đánh thuế bất động sản (BĐS) thứ 2 trở lên. Đề xuất này không mới nhưng đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. (Bình Minh)

- Cà phê vẫn thiếu động lực tăng giá: Tính tới ngày 7-12, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3-2023 trên sàn ICEEU giao dịch quanh mức 1.877USD/tấn, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICEUS 160,6 cent/pound, lần lượt cao hơn 6,8% và 4,3% so với mức đáy ngày 17-11. Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro trước mắt vẫn còn gây áp lực lên giá trong thời gian tới. (Phạm Tuấn)

- Chuỗi sự kiện ẩm thực đặc sắc tại Sheraton Saigon (Phương Hằng)

- Vật dụng cá nhân cực “ngầu” (Nhã Trúc)

- Chinh phục đỉnh núi giữa mây trời: Thuộc phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn trên địa phận huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), đỉnh núi Lùng Cúng được mệnh danh là điểm săn mây đẹp nhất nhì Tây Bắc. Với độ cao 2.913m so với mực nước biển, để chinh phục ngọn núi này, du khách phải xuyên rừng, vượt núi trong một hành trình gian nan. (Văn Hải - Nguyễn Duy)

- Tái thiết Ukraine: Cơ hội của nhà đầu tư “dũng cảm”: Xung đột đã khiến khoảng 13 triệu thường dân Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và 700.000 lao động bỏ việc; các nhà máy và nhà cửa bị phá hủy với ước tính tổng thiệt hại về cơ sở hạ tầng khoảng 115 tỷ USD; nền kinh tế dự kiến suy giảm 1/3 trong năm 2022. Thế nhưng, ngay từ bây giờ đã có nhiều nhà đầu tư “dũng cảm” đổ tiền vào đất nước này, đặt cược vào những cơ hội tái thiết hậu chiến tranh. (Vĩnh Cẩm)

- Lionel Messi: Siêu cầu thủ “đá bóng ra vàng”: Với kỷ lục 7 lần đạt danh hiệu Quả bóng Vàng châu Âu, Lionel Messi không chỉ là cầu thủ được vinh danh nhiều nhất, mà cũng là cầu thủ bóng đá hái ra tiền bởi mức lương cao ngất ngưởng và những hợp đồng quảng cáo béo bở. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác