Đón đọc ĐTTC số 181 phát hành thứ hai ngày 26-12-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 181 phát hành ngày 26-12-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 181 phát hành thứ hai ngày 26-12-2022

- Vượt qua “cơn gió nghịch”: Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2023 trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và một số nước có thể rơi vào suy thoái cục bộ, ngắn hạn và so với mức nền cao của năm 2022, dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn đứng ở mức khá, khoảng 6-6,5%. Do vậy, Việt Nam ứng phó ra sao với những “cơn gió nghịch”, phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực chung của các cơ quan quản lý và điều hành, trong đó tính đồng bộ, hiệu quả và linh hoạt của chính sách cần được đề cao hơn lúc nào hết.

- TPHCM sẵn sàng cho các bước đột phá: Câu chuyện về cơ chế phát triển TPHCM tưởng như rất cũ lại được bàn thảo, đặt ra đầy quyết liệt, nóng bỏng ở mọi cấp, mọi ngành. Có thể nói TPHCM đã sẵn sàng thí điểm những cơ chế, chính sách mới, vượt trội và đột phá nhất để tạo xung lực phát triển mới cho TP, toàn vùng kinh tế và cho cả nước. (Nguyễn Hồng)

- Tận dụng lợi thế đất đai để phát triển giao thông công cộng: Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) đã phát huy hiệu quả khai thác các phương tiện giao thông công cộng (GTCC), cũng như tạo nền tảng để các đô thị kết nối phát triển. Mới đây các chuyên gia trong và ngoài nước tiếp tục mổ xẻ vấn đề này cho TPHCM trong những năm tới. (Trà Giang)

- Chuỗi cung ứng toàn cầu ngóng chờ Trung Quốc: Trung Quốc hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, chiếm gần 20% thương mại sản xuất thế giới. Bởi vậy, khi các nhà máy ở Trung Quốc gặp trục trặc, cả thế giới bị ảnh hưởng. (Vinh Trang)

- Trung Quốc mở cửa, Việt Nam hưởng lợi gì?: Trung Quốc nới lỏng Zero Covid có thể xem là tin tốt hiếm hoi cho kinh tế toàn cầu trong giai đoạn cuối tháng 11 đến cuối tháng 12. Nhiều chỉ số chứng khoán của Trung Quốc đồng loạt xanh trong bối cảnh các chỉ số chính của toàn cầu vẫn đỏ. Nhiều tín hiệu cho thấy dòng vốn quốc tế đang đảo chiều chảy ngược về Trung Quốc. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Châu Âu dễ bị “lạnh vì nóng”: Châu Âu trải qua năm 2022 với nhiều lo lắng và bất an. Không chỉ kinh tế có nguy cơ cao rơi vào tình trạng đình lạm, mà nhiều vấn đề “nóng” như an ninh năng lượng, rủi ro xung đột đã khiến cho châu Âu bị “lạnh” dù có những lúc không phải mùa đông. Năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, nhưng hy vọng các vấn đề nóng sẽ được làm nguội đi. (PGS.TS Võ Đình Trí)

- Kinh tế 2023 trước cơn gió thuận - nghịch: Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ở kỳ họp vừa qua, nhiều lần từ “khó khăn” được lặp lại; hay những cụm từ khác thường nghe gần đây khi nói đến kinh tế trong và ngoài nước là “suy thoái”, “niềm tin lung lay”… Trong khi đó, nhiều báo cáo của các cơ quan, tổ chức nhận định kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, là điểm sáng của khu vực và thế giới… Điều này đặt ra yêu cầu đánh giá đầy đủ và đa chiều bối cảnh thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. (TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính-Tiền tệ Quốc gia)

- Xuất khẩu dệt may, thủy sản: Mừng kết quả 2022, đón thách thức 2023: Dù những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn do đơn hàng giảm sút, ngành dệt may và thủy sản vẫn kết thúc năm với kết quả tích cực. Dệt may về đích với kim ngạch dự kiến đạt 44 tỷ USD, còn thủy sản vượt mục tiêu khi mang về khoảng 11 tỷ USD. Tuy vậy, niềm vui vừa qua thách thức đã hiển hiện khi năm 2023 được dự báo sẽ lắm gian nan. (Thanh Lâm)

- Cải cách thể chế tăng niềm tin DN: Việc tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn về pháp lý, nhằm giúp doanh nghiệp (DN) hoạt động lành mạnh, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh là rất cần thiết, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tuy nhiên kết quả thực hiện vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. (TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM, Bộ KH-ĐT)

- Hỗ trợ doanh nghiệp cần thực chất hơn: Doanh nghiệp (DN) cảm thấy khó lắm, khó vô cùng, gần như những DN đang cần vốn trong bối cảnh hiện nay đều kỳ vọng có sự điều chỉnh quy định. (TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)

- Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng cấp quan hệ song phương: Nhân dịp Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022), và 2 nước nâng cấp mối quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện, đây là mối quan hệ đặc biệt ở cả quá khứ và hiện tại, điều này thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu sắc hơn cho cả 2 nước. Việt Nam đã và sẽ là trọng tâm của làn sóng đầu tư của Hàn Quốc ở Đông Nam Á. Sự hợp tác của 2 nước đã trở thành một trong những mô hình mẫu mực trên thế giới về hợp tác kinh tế chặt chẽ. (Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc tại Việt Nam - KORCHAM)

- Đón khách du lịch quốc tế Việt Nam đi trước, về sau?: Báo cáo tổng kết năm 2022 của Tổng cục Du lịch cho thấy nhiều con số đáng chú ý. Theo đó, lượng khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra hồi đầu năm 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách năm 2019. Ở mảng khách quốc tế, năm 2022 Việt Nam đón 3,5 triệu lượt khách, đạt 70% so với chỉ tiêu đặt ra hồi đầu năm là 5 triệu lượt khách, thua xa con số 18 triệu lượt khách năm 2019. Vì sao nên nỗi? (Đức Mạnh)

- Doanh nghiệp Việt Nam kiện Amazon tại Mỹ: Sự việc CTCP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) đâm đơn kiện Amazon lên Tòa án bang New York, Mỹ, đòi bồi thường 280 triệu USD, đang thu hút nhiều sự quan tâm. (LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law)

- Áp lực tăng vốn điều lệ đè nặng nhà băng: Bức tranh chung về vốn điều lệ (VĐL) của các NHTM đang có sự thay đổi lớn sau khi các NH dồn dập tăng vốn quy mô lớn trong 2-3 năm qua. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn một số NH đứng trước áp lực lớn, buộc phải tăng vốn trong các năm tới nhưng hướng đi chưa rõ ràng. (Thiên Minh)

- Những sự kiện chứng khoán 2022: Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán (TTCK) khởi đầu năm 2022 với số điểm cao nhất trong lịch sử. Thế nhưng, loạt biến cố trong và ngoài nước xảy ra sau đó khiến TTCK kết thúc năm trong sự hoảng loạn của nhà đầu tư (NĐT). ĐTTC tổng hợp những sự kiện CK nổi bật nhất trong năm 2022. (Hải Hồ)

- “Sóng Noel, sóng đầu năm” vẫn rất mông lung: Thị trường cuối năm tài chính thường có sóng tăng, thậm chí con sóng đó còn được đặt tên là “sóng Noel” (Santa Claus rally). Thông lệ này được hình thành dựa trên niềm tin, rằng các quỹ đầu tư sẽ cố gắng làm đẹp báo cáo cuối năm bằng cách kéo giá cổ phiếu (CP) lên để báo cáo cổ đông. Thế nhưng năm nay có thể sẽ khác… (Nguyên Hà)

- Doanh nghiệp dầu khí sẽ ra sao khi giá dầu giảm?: Bối cảnh thị trường dầu thô toàn cầu thắt chặt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa hồi kết, đã đẩy giá dầu Brent chạm mức cao kỷ lục kể từ năm 2008 là 139,13USD/thùng vào tháng 3-2022, sau đó có hạ nhiệt dần về cuối năm nhưng vẫn ở mức cao nhất trong 8 năm qua (trên 90USD/thùng). Đây là những yếu tố tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) dầu khí niêm yết trong năm 2023. (Kim Giang)

- Đón chào năm mới Hôtel des Arts Saigon (Phương Hằng)

- AI xoay quanh cuộc sống (Nhã Trúc)

- Chấn hưng văn hóa từ những “làng rỗng”: Ngày 17-12, tại Bắc Ninh diễn ra cuộc hội thảo quốc gia về văn hóa. Trong hội thảo này bài tham luận của ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT gây sự chú ý, khi ông đề xuất chương trình mục tiêu quốc gia về "Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Vũ điệu mây ở Tà Chì Nhù: Những địa điểm săn mây Tà Xùa, Y Tý hay Sa Pa đã quá quen thuộc với dân trekking, do đó gần đây nhiều người đã thử sức chinh phục và ngắm mây tại đỉnh Tà Chì Nhù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). Không chỉ là đỉnh núi cao thứ 7 Việt Nam, mà Tà Chì Nhù còn sở hữu cung đường lên đỉnh đầy thách thức với mọi trekking cừ khôi nhất.(Nguyễn Văn Công - Ảnh: thanh miền)

- Chiến tranh vi mạch cuộc chiến cho vị trí siêu cường: Ưu thế vượt trội về công nghệ đang là nền tảng để Mỹ duy trì vị thế lãnh đạo trong trật tự thế giới mới. Nền tảng này đến từ các vi mạch tích hợp, hay đơn giản là các con chip. Để vượt qua Mỹ, Trung Quốc đã nỗ lực tích lũy sức mạnh trong ngành công nghiệp quan trọng này, và nay nó đã thành cuộc chiến thực sự giữa 2 siêu cường. (Vĩnh Cẩm)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác