Đón đọc ĐTTC số 182 phát hành thứ hai ngày 9-1-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 182 phát hành ngày 9-1-2023 với nhiều chuyên mục:

- Đừng kỳ vọng quá lớn khi Trung Quốc mở cửa: TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết hiện có nhiều đánh giá lạc quan cho rằng xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi thị trường tỷ dân Trung Quốc mở cửa trở lại, tăng trưởng GDP sẽ hưởng lợi lớn, nhất là từ lượng khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng không nên kỳ vọng quá lớn.

- Giãn dân các đô thị lớn nhìn từ các nước: Bắt đầu từ tháng 4-2023, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho những người có nguyện vọng rời Tokyo về các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ. Việc này nhằm giảm áp lực dân số đang đè nặng lên 23 quận trung tâm Tokyo, nhất là các quận có sức nén cao như Saitama, Chiba và Kanagawa. Trong khi đó, tại Việt Nam, hiện 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM đã có dấu hiệu quá tải ở các quận trung tâm. Do vậy, bài toán phân bổ lại dân số và dịch chuyển dân về các tỉnh đã đặt ra từ lâu, nhưng cho đến nay chưa có giải pháp nào được thực thi rốt ráo và mang lại hiệu quả. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Trung Quốc mở cửa, kích hoạt GDP: Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là vấn đề được giới đầu tư hết sức quan tâm, nhưng cũng là nỗi lo lạm phát. Thế nhưng, nếu nhìn ở góc độ tích cực, việc này sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2%, nhờ lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023. (Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital)

- Ngành thủy sản hưởng lợi khi Trung Quốc nối lại biên mậu: Việc Trung Quốc mở cửa đồng nghĩa sẽ nối lại biên mậu trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, sẽ là điểm đến thuận lợi của doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam trong năm 2023 bởi vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác. (Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP)

- Đón khách Trung Quốc, cần mục tiêu và chiến lược: Thông tin Trung Quốc sẽ nới lỏng hạn chế du lịch từ ngày 8-1-2023 đang mang lại nhiều hy vọng cho mảng du lịch quốc tế của Việt Nam. Thế nhưng, trong bối cảnh mới để đón khách Trung Quốc hiệu quả, không ít ý kiến cho rằng chúng ta cần mục tiêu và chiến lược hành động, không chỉ ngồi yên chờ khách tới. (Thanh Lâm)

- Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho bất động sản: Năm 2023 bên cạnh những khó khăn, thị trường bất động sản (BĐS) cũng có nhiều điều kiện, cơ hội để phát triển, vấn đề là phải khẩn trương tháo gỡ khó khăn, mới phát triển lành mạnh. Việc thành lập Tổ công tác để khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho DN BĐS bằng những chính sách được ban hành trong thời gian tới, giúp các địa phương xử lý được các tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các dự án BĐS. (Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng)

- Kỳ vọng những quyết sách mới: Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2022 gặp nhiều khó khăn, bước vào năm mới 2023 lại tiếp tục đối mặt nhiều thách thức. Trước những diễn biến bất lợi đối với thị trường BĐS, Chính phủ, các bộ ngành đã có những quyết sách nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Những quyết sách này đã và đang đồng hành cùng DN trong năm 2023. (Bình Minh)

- Khó khăn kinh tế sẽ bộc lộ từ 2023: Lạm phát năm 2022 của thế giới tăng rất cao, lập đỉnh sau 40 năm ở Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU). Năm 2023 lạm phát của nền kinh tế thế giới dù có xu hướng hạ nhiệt, nhưng được dự báo vẫn ở mức cao khoảng 6,5%, từ đó tác động rất lớn đến giá cả hàng hóa và tình hình lạm phát trong năm 2023 của Việt Nam. Bởi Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới. (PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)

- Tăng sức chống chịu nền kinh tế trong 2023: Trong Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV-2022 và triển vọng 2023, các chuyên gia của Ngân hàng OUB nhận định, GDP của Việt Nam năm 2022 tăng 8,02% từ mức 2,58% năm 2021, thể hiện sự bền bỉ và khả năng phục hồi sau những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, nhờ vào các lĩnh vực kinh tế đa dạng từ các ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, dữ liệu từ quý IV-2022 cho thấy các dấu hiệu của sự suy giảm tăng trưởng khá rõ ràng. Cần phối hợp đồng bộ hơn giữa chính sách tài khóa và CSTT, tháo gỡ những điểm nghẽn hấp thụ vốn, tăng sức chống chịu cho nền kinh tế… (TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia)

- “Ngóng” cởi trói room ngoại: Nới tỷ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước là câu chuyện được chờ đợi lâu nay, nhưng chỉ mới nằm trong định hướng, chưa trở thành hiện thực. Thế nên, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc NĐTNN mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, theo đó NH yếu kém được nới room ngoại lên đến 49% đang được chú ý rất lớn. (Đỗ Linh)

- Năm “sóng gió” của đại gia chứng khoán: Việc thị trường chứng khoán (TTCK) điều chỉnh mạnh trong năm 2022 không chỉ khiến tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ bị tổn thất, mà tài sản các đại gia trên TTCK cũng “bốc hơi” hơn 11 tỷ USD do giá cổ phiếu (CP) lao dốc. (Kim Giang)

- Phục hồi sức mua thị trường bằng niềm tin: Các chuyên gia dự báo trong điều kiện sức mua còn yếu, do một bộ phận người lao động cuối năm bị giãn việc, nghỉ việc, tiền thưởng có đơn vị còn chậm và không bằng năm trước… nên dự báo tăng trưởng bán lẻ trong dịp Tết Quý Mão chỉ tăng khoảng 10-20% so với thời kỳ trước khi có dịch Covid-19 có thể xem là thành công của ngành thương mại. Do vậy các doanh nghiệp (DN) cần tạo được niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng trong giai đoạn phục vụ đặc biệt này, bởi mất niềm tin là mất tất cả. (TS. Vũ Vinh Phú, Chuyên gia kinh tế)

- Thành phố Sa Đéc: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: Từ những điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP Sa Đéc sẽ tập trung khai thác nhằm đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Và nơi đây sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Võ Thị Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Sa Đéc)

- Đường đua bất khả chiến bại (Nhã Trúc)

- Tắc hẹp động mạch chi và những biến chứng (TS.BS Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM)

- Học tiếng Việt trên sóng nước Biển Hồ: Nhân dịp tham dự Đại hội đồng liên nghị viện Đông Nam Á - AIPA lần thứ 43, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Cung Hòa Bình. Một nội dung quan trọng được 2 nhà lãnh đạo đề cập là việc tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người gốc Việt ổn định cuộc sống và đóng góp tích cực vào sự phát triển thịnh vượng của Campuchia, trong đó có khoảng 150.000 người Việt đang cư ngụ ở khu vực Biển Hồ Tonle Sap. (Tuy Hòa)

- Khám phá “Viên ngọc xanh” Cát Bà: Quần đảo Cát Bà là một huyện đảo của tỉnh Hải Phòng, được mệnh danh là “Viên ngọc xanh” ngoài khơi vịnh Bắc bộ. Đây là thiên đường du lịch cho du khách trong và ngoài nước. Đến với Vườn quốc gia Cát Bà, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều cảnh đẹp trên rừng dưới biển. (Nguyễn Hường)

- Tiền ảo - Mảnh đất màu mỡ của tội phạm: Ngày 4-1, Financial News cho biết cơ quan chống tội phạm hàng đầu của Vương quốc Anh NCA đã thành lập đơn vị mới để giải quyết tội phạm tiền điện tử. Động thái mới nhất này tiếp nối nỗ lực của nhiều cơ quan chuyên trách khác trên thế giới như Mỹ và EU, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội phạm liên quan tiền ảo đang ngày càng lớn. (Vĩnh Cẩm)

- Tom Zhu: Nhân vật số 2 tại Tesla: Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk có vẻ như đã chọn được “Phó Tư lệnh” của mình tại đế chế xe điện lớn nhất hành tinh Tesla. Đó là Tom Zhu, một người đến từ Trung Quốc. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác