Đón đọc ĐTTC số 217 phát hành thứ hai ngày 25-9-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 217 phát hành ngày 25-9-2023 với nhiều chuyên mục:

- Tỷ giá biến động, giảm lãi suất càng khó: Trong nửa đầu năm 2023, dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có 4 lần tăng lãi suất, nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có 4 lần cắt giảm lãi suất điều hành, nên tỷ giá USD/VNĐ chủ yếu đi ngang. Song sau khi Fed tăng lãi suất tham chiếu thêm 0,25% lên mức 5,25-5,5% trong cuộc họp cuối tháng 7, tỷ giá trong nước cũng đảo chiều theo xu hướng đó và đến cuối tháng 8 đã lên mức 23.977 đồng/USD, tỷ giá NHTM tăng lên mức 24.085 đồng/USD.

- Chung cư mini: Danh không chính, ngôn không thuận: Vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đêm 13-9, làm 56 người tử vong và và 37 người bị thương, là nghiêm trọng nhất sau 21 năm, chỉ sau vụ cháy Trung tâm Thương mại quốc tế ITC ở TPHCM năm 2002 khiến 60 người tử vong, 70 người khác bị thương. Vụ cháy này cho thấy có quá nhiều vấn đề bất thường trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Của ai nấy chọt…: Tôi nhớ mãi status của một người bạn chụp tấm ảnh những người bạn gặp nhau, thay vì nói với chuyện với nhau, mạnh ai nấy “ôm” điện thoại với lời bình của anh: “Của ai nấy chọt”. Đó có thể coi là phản ánh khái quát về một biểu hiện của xã hội trong thời đại mọi thứ đều “cá nhân hóa”. (Nguyễn Minh Hải)

- Lãi suất Fed không chỉ cao trong thời gian dài mà còn mãi mãi?: Đã nhiều tháng qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell luôn cố gắng dập tắt hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đột ngột thay đổi quan điểm khi đạt đến đỉnh điểm của chiến dịch tăng lãi suất lịch sử. Hôm thứ 4 tuần trước, Powell đã nhấn mạnh quan điểm này trong một cuộc họp báo sau khi Fed quyết định giữ lãi suất chuẩn ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm. (Nhà báo Thu Trần)

- Thị trường tài chính: Những thách thức chưa có tiền lệ: Thế giới đang trải qua một giai đoạn biến động với nhiều bất trắc, khó dự đoán hơn bao giờ hết. Thị trường tài chính (TTTC) đã xuất hiện những thách thức chưa có tiền lệ trong điều hành và ổn định hệ thống tài chính. Rủi ro của hệ thống ngân hàng (NH) ngày càng gắn chặt hơn với rủi ro của các tổ chức tài chính phi NH, thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), khiến cho công tác quản lý TTTC trở nên phức tạp hơn. Là một quốc gia có độ mở kinh tế cao, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động không thuận lợi từ bên ngoài. Hơn lúc nào hết, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) cần ổn định được giá trị đồng tiền mới ổn định kinh tế vĩ mô, làm căn cứ để lựa chọn và phối hợp hài hòa các công cụ quản lý nhà nước, tuân thủ nhiều hơn các quy luật của kinh tế thị trường… (TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)

- Đừng để các nguồn lực bất động: Đưa các nguồn lực vào vận động, biến chúng thành động lực phải luôn luôn là trách nhiệm và ưu tiên trong hoạt động điều hành. Các nguồn lực lưu thông thông suốt là yếu tố quyết định hiệu quả của nền kinh tế và của doanh nghiệp (DN). (PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)

- Chữa bệnh “thừa tiền”, "sân sau" hưởng lợi: Trong bối cảnh ngành ngân hàng (NH) thừa tiền thiếu đầu ra, Chính phủ liên tục đốc thúc NHNN thực hiện các giải pháp tăng tín dụng, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS). Sau khi hàng loạt chính sách được triển khai, tín dụng vẫn ghi nhận tăng trưởng chậm, trong khi dư nợ kinh doanh BĐS bật tăng mạnh. (Đỗ Linh)

- Huyện Bình Chánh lên quận hay thành phố?: Dự kiến ngày 29-9 tới, UBND huyện Bình Chánh sẽ tổ chức hội thảo góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Đề án Đầu tư- Xây dựng huyện Bình Chánh thành quận hoặc TP Bình Chánh trực thuộc TPHCM giai đoạn 2021-2030. (Đỗ Trà Giang)

- Công ty tài chính lâm vào thế khó: Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam từng được đánh giá là “miếng bánh” hấp dẫn. Nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các công ty tài chính (CTTC) cho thấy khó khăn, thách thức che mờ tiềm năng. Theo đó, hàng loạt CTTC ghi nhận lỗ hoặc giảm lãi. Và hiện tại, xu hướng thoái vốn ra khỏi CTTC vẫn đang tiếp diễn. (Bảo Trân)

- Agribank lan tỏa vốn vay đồng bằng Sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất cả nước hiện nay. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay lĩnh vực tam nông: nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Với vai trò quan trọng này, trong suốt nhiều năm qua, Agribank luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tại ĐBSCL, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương. (Hiền Linh)

- Thấy gì loạt cổ phiếu vẫn tăng vượt đỉnh?: Kể từ lần thứ hai thị trường vượt đỉnh không thành công hồi đầu tháng 9 tới nay đã xuất hiện một nhịp điều chỉnh nhẹ, VN Index giảm tối đa khoảng 4% trước khi cân bằng dần tuần qua. Mặc dù các tín hiệu thị trường tạo đỉnh đang rõ dần và đại đa số cổ phiếu (CP) cũng đạt đỉnh tương ứng với chỉ số rồi điều chỉnh, nhưng vẫn xuất hiện những mã đi ngược thị trường. (Nguyên Hà)

- Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?: Thời gian gần đây, trong khi nhóm cổ phiếu (CP) bất động sản hay chứng khoán liên tục dẫn sóng, nhóm CP ngân hàng (NH) chỉ đi ngang, thậm chí nhiều mã đi xuống. Liệu nhóm NH đã không còn hấp dẫn nhà đầu tư (NĐT)? (Kim Giang)

- Xuất khẩu hàng hóa: Ánh sáng đã trở lại: Trái ngược với không khí ảm đạm của những tháng đầu năm, từ tháng 8 đơn hàng xuất khẩu đã dần trở lại với các doanh nghiệp (DN) trong nhiều nhóm ngành xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo từ nay tới cuối năm xuất khẩu sẽ lấy lại đà tăng trưởng. (Thanh Lâm)

- Đón khách du lịch quốc tế: Hoàn thành và bất thành: Tính đến hết tháng 8, Việt Nam đã đón được 7,8 triệu lượt khách quốc tế, hoàn thành 98% kế hoạch của cả năm 2023. Thoạt nhìn đây là tín hiệu tích cực cho du lịch Việt Nam, nhưng khi nhìn sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, có vẻ như chúng ta bất thành. (Thanh Lâm)

- Giá cao su kỳ vọng tăng, nhưng xuất khẩu khó phục hồi: Việt Nam hiện xếp thứ 3 trên thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên, với số lượng khách hàng tại hơn 80 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu. Lũy kế 8 tháng 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,18 triệu tấn cao su, tương đương giá trị 1,59 tỷ USD. Sản lượng giảm 1,4% và giá trị giảm mạnh 20,7% so với cùng kỳ năm trước, bởi đà giảm giá liên tục kể từ cuối tháng 1 của giá cao su thế giới. (Phạm Tuấn)

- Gian bếp ấm cúng (Nhã Trúc)

- Cơ hội rộng mở phát triển du lịch nông thôn: Tại diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) chủ trì, ngày 22-9 tại TPHCM, các chuyên gia đã đưa ra đánh giá và dự báo cho mô hình kinh tế đang được gửi gắm nhiều kỳ vọng. Nếu du lịch nông thôn được hình thành cơ bản và tăng trưởng bền vững, sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới và mở rộng thêm thị trường của ngành công nghiệp không khói. (Gia Quan)

- Xung đột Ukraine ngành vũ khí bùng phát: Trong lễ hội vũ khí lớn nhất thế giới, Triển lãm Thiết bị Quốc phòng và An ninh Quốc tế (DSEI) diễn ra vào giữa tháng 9 ở London, các nhà sản xuất vũ khí đều hồ hởi cho biết họ đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ cuộc xung đột tại Ukraine. (Vĩnh Cẩm)

- Oliver Reichert: Người đứng sau những đôi dép sang chảnh: Birkenstock, hãng giày dép nổi tiếng nhất nước Đức, sẽ IPO vào tháng 10 tới trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Công ty với bề dày lịch sử 250 năm đã thay da đổi thịt nhanh chóng, kể từ khi quyết định mời một CEO từ bên ngoài là Oliver Reichert, người đã giúp doanh thu của công ty tăng tới 42% trong giai đoạn 2018-2020. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác