Đón đọc ĐTTC số 226 phát hành thứ hai ngày 27-11-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 226 phát hành ngày 27-11-2023 với nhiều chuyên mục:

- Bất động sản tồn kho lớn, giải cách nào?: Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay hàng tồn kho bất động sản (BĐS) khá lớn, trong đó có cả BĐS được đem ra bán đấu giá trong các vụ án để thanh lý tài sản thu hồi vốn vay, nhưng “đầu ra” khá chậm. Thống kê của Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản TPHCM, hiện nay hàng trăm nhà đất, nhà xưởng đang chờ đưa ra bán đấu giá để thu hồi nợ, trong đó nhiều tài sản được tổ chức đấu giá hàng chục lần nhưng chưa thành công. Hàng trăm nhà đất và xưởng sản xuất rải dài trên các quận huyện cũng trong tình trạng “bán không có người mua”.

- Quan hệ Mỹ-Trungnhìn từ Hội nghị APEC: Hội nghị Thượng đỉnh APEC vừa qua ở San Francisco (Mỹ) thu hút sự chú ý của giới quan sát, với tâm điểm là cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong bối cảnh phức tạp của địa chính trị toàn cầu như hiện nay, cùng những căng thẳng vốn có giữa 2 cường quốc, những thông điệp được đưa ra cũng giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về sự phức tạp của mối quan hệ này. (TS. Võ Đình Trí)

- “Trái đắng” tín dụng BOT: Giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông huy động 444.000 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân 186.660 tỷ đồng tại 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành -chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao) và chủ yếu vay vốn thương mại từ tổ chức tín dụng (TCTD). Nhưng nay, các NH đang có xu hướng quay lưng với các lĩnh vực nói trên, nhất là BOT. Nhiều dự án BOT đã hoàn thành nhưng khi vận hành lại không đủ kinh phí trả nợ cho NH, và nguồn tài trợ từ nước ngoài không đến như kỳ vọng. Cho vay BOT cũng bắt đầu lộ diện rủi ro vì thời hạn cho vay dài. Nhiều dự án BOT rơi vào tình cảnh vượt ra ngoài dự báo tài chính, ngân sách và đội vốn… (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng NH)

- Nhiều nhà băng"ôm nợ" BOT: Hiện nay, nhiều dự án hạ tầng theo mô hình hợp tác công tư (PPP), trong đó có hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao) lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài, chật vật gánh nợ trả lãi ngân hàng (NH). Ngược lại, các NH cũng đau đầu vì nợ xấu của nhóm này cao và khả năng còn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Đã có một thời nghe đến dự án BOT là NH lao vào cho vay vì rủi ro cực thấp. (Đỗ Linh)

- Đừng để trục lợi khi mua lại dự án BOT: Đối với các dự án xây dựng theo hình thức BOT phát sinh nợ xấu, nếu chọn giải pháp dùng ngân sách nhà nước để mua lại (như ý kiến đề xuất) phải có sự giám sát và sàng lọc, phân loại kỹ lưỡng, tránh trường hợp có thể lợi dụng chính sách để trục lợi. Nợ xấu phát sinh từ dự án BOT do doanh nghiệp tính toán sai, doanh nghiệp và ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm. Còn nếu Nhà nước làm không đúng với hợp đồng ban đầu phải đền bù cho doanh nghiệp. Do vậy phải phân định từng loại cụ thể, nếu không sẽ dễ bị “lách luật”, dùng ngân sách Nhà nước để bơm cho tư nhân. Ở đây phải rõ ràng ngân sách nhà nước không dùng để gánh nợ xấu cho doanh nghiệp và ngân hàng. (Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội khóa XV)

- Nợ xấu từ BOT do chính ngân hàng cho vay sai”: Việc các dự án BOT dựa quá nhiều vào vốn tín dụng đã gây ra những hệ lụy và rủi ro, đồng thời việc các ngân hàng cho vay vốn quá nhiều vào các dự án BOT là không đúng với bản chất ban đầu của các dự án. Tỷ lệ vốn dành cho các dự án BOT lên đến 80-90% vốn tín dụng, về bản chất là không phù hợp, bởi thời gian vay dành cho các dự án BOT thông thường kéo dài đến 20 năm, mà vốn tín dụng thực sự không thể vay dài như thế. Hay chỉ cần nhìn vào nguồn vốn ban đầu sử dụng để làm các dự án BOT chỉ từ 10-20% đã không hợp lý. (TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)

- Bảo hiểm nhân thọ đang vào vùng xám: Những lùm xùm suốt hơn 7 tháng qua đã khiến niềm tin vào thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) nói riêng và ngành BH nói chung bị suy giảm nặng, dẫn đến doanh thu BH “cài số” lùi. Làm thế nào lấy lại niềm tin, hồi sức cho toàn ngành đang trở thành câu hỏi nóng. (Thanh Lâm)

- Có nên cấm triệt đểngân hàng bán bảo hiểm?: Xung quanh Thông tư 67/2023/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, không ít độc giả cho rằng nên cấm triệt để việc ngân hàng bán bảo hiểm (BH). Ngân hàng có thể bán BH tốt nếu họ bán đàng hoàng. Vấn đề là cần giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, cũng như có chế tài phạt thật nặng các trường hợp làm sai, thay vì cấm bán BH qua ngân hàng. (Trần Nguyên Đán, Giảng viên chuyên ngành BH và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Tác động tổng cung,khơi thông tín dụng: Giảm lãi suất thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vẫn là yêu cầu Chính phủ đặt ra đối với ngành ngân hàng (NH). Thế nhưng, dư địa giảm lãi suất điều hành của NHNN không còn nhiều, khiến việc giảm lãi suất của các NH không như mong đợi. Dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ bị thu hẹp, nên để khơi thông tín dụng, thúc đẩy tổng cung là đề xuất được đặt ra. (Yên Lam)

- USD lao dốc, vốn ngoại đang trở lại chứng khoán Việt?: Chỉ số USDIndex lao dốc gần 3,5% kể từ đỉnh đầu tháng 10 và xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 8. Trong nước, giá mua vào USD của nhiều ngân hàng đã tụt xuống dưới ngưỡng 24.000 đồng/USD. Đà hạ nhiệt của tỷ giá không chỉ cởi bỏ áp lực cho chính sách tiền tệ, còn mở ra cơ hội đảo ngược dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, vốn đã chảy ra suốt từ khi Ngân hàng Nhà nước khởi động đợt giảm lãi suất tiền đồng. (Nguyên Hà)

- MWG từ “hàng hiệu” thành “hàng chợ”: Từng một thời là “hàng hiệu” của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), nhưng thời gian gần đây mã MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động liên tục bị bán “xả hàng”. Thậm chí, mã cổ phiếu (CP) này đối diện nguy cơ bị loại khỏi rổ “danh giá” VNDiamond. (Kim Giang)

- Cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay: Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TPHCM vừa có đề xuất giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sở hữu… bằng giấy tay. Nếu việc này được triển khai, nhiều căn nhà mua bán giấy tay sẽ được cơ quan chức năng xem xét cấp giấy chủ quyền. Tuy nhiên, sẽ phân loại những trường hợp nào sẽ được xem xét cấp chủ quyền, tránh tình trạng hợp thức hóa sai phạm. (Bình Minh)

- Giá phân bóniếp tục xu hướng tăng: Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng là phân bón đang có yếu tố rủi ro đến nguồn cung, khi xung đột quân sự giữa Israel và Hamas đang diễn ra, trong bối cảnh xung đột Ukraine - Nga vẫn đang tiếp diễn. Nếu yếu tố giá tăng có thể giúp các doanh nghiệp trong ngành phân bón hưởng lợi từ lượng hàng tồn kho, điều đó lại là bất lợi cho ngành nông nghiệp khi chi phí đầu vào tăng. (Phạm Tuấn)

- Thư viện màu nhiệm mùa lễ hội Renaissance Riverside Hotel Saigon (Phương Hằng)

- Giàng củangười Ma Coong: Giàng với người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), được tôn kính có ý nghĩa như trời, ngoài ra còn chỉ về những người có uy tín rất cao, có công lao với bản làng. Và ông Đinh Hợp, sinh năm 1962, bản Nịu, được người dân gọi là Giàng vì ông giúp dân xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vốn làm ăn, rồi khi có người ốm đau, phụ nữ sinh đẻ ông cùng người dân không nề hà vượt rừng cả trăm cây số đưa xuống bệnh viện. (Minh Phong)

- Huyền ảo động Tam Thanh: Không chỉ được nằm trong “Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng”, động Tam Thanh còn là một hang động đẹp hàng đầu nước ta. Với những nhũ đá lung linh cùng hệ thống tượng Phật, văn bia được tạc vào đá hàng trăm năm trước, động Tam Thanh luôn là địa điểm du lịch hàng đầu của du khách khi ghé thăm Lạng Sơn. (Nguyễn Văn Công)

- Di cư ồ ạt, cuộc khủng hoảng mới ở Iran: Áp lực kinh tế và chính trị trong nước, cùng lo ngại về nguy cơ chiến tranh, đã thúc đẩy số người rời bỏ đất nước Iran gia tăng. Theo ước tính của Liên hiệp quốc, trong giai đoạn 2018-2022 đã có khoảng 1,5 triệu người Iran rời bỏ đất nước, tương đương 2% dân số. (Vĩnh Cẩm)

- Javier Milei - Tổng thống “vô chính phủ”: Ông Javier Milei đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Argentina hôm 19-11 với gần 56% phiếu bầu. Sự kiện này dự báo mang đến cú sốc cho hệ thống kinh tế và chính trị ở Argentina. Bởi ông Milei nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ chủ nghĩa tư bản vô chính phủ. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác