Đón đọc ĐTTC Tất niên số 183 phát hành thứ hai ngày 16-1-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC Tất niên số 183 phát hành ngày 9-1-2023 với nhiều chuyên mục:

- Kiều hối,điểm sáng và vùng tối: Kiều hối còn là một trong những nguồn lực “vàng” để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nguồn thu nhập của người lao động sống và làm việc ở nước ngoài gửi về cho người thân trang trải và nâng cao mức sống, một phần chảy vào các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước. Rộng hơn, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, bù đắp sự thâm hụt cán cân thương mại, đảm bảo cung - cầu ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm sức ép tăng tỷ giá của đồng USD. Thế nên các năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách phù hợp hơn đối với kiều bào và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để khơi dòng kiều hối.

- Ông già “gân” với Hiệp định Paris: Ông Phạm Ngạc, người phiên dịch chính cho phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) trong các cuộc đàm phán ở Hội nghị Paris, từ những ngày đầu (năm 1968) cho đến khi Hiệp định Paris được chính thức ký kết (ngày 27-1-1973). Ông là nhân chứng trực tiếp chứng kiến nhiều cuộc đấu trí cam go giữa ta và phía Mỹ trên bàn đàm phán trong suốt quá trình 4 năm 8 tháng ròng rã. (Hoàng Sơn)

- Tất niên nghĩ về miếng đất cắm dùi: Nếu chọn một chủ đề người Việt thường xuyên bàn tán trong thập niên gần đây, chắc ai cũng bỏ phiếu cho vấn đề đất đai. Câu chuyện đất đai nóng bỏng đến mức thiên hạ phải gọi là “sốt đất”. Cho nên, cái câu “hòn đất mà biết nói năng” không chỉ liên quan kết cục “thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, mà tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. “Sốt đất” lan tràn từ thành phố đến nông thôn, khiến cuộc tìm kiếm “miếng đất cắm dùi” chứa đựng 1.001 điều thị phi. (Tuy Hòa)

- Khởi sự cho năm mới bình yên: Cuối cùng, sự thúc hối của tháng Chạp đã tạm nguôi ngoai. Tín hiệu bình yên đầu tiên của mùa xuân dễ dàng nhận ra ở chiều 30 tết. Chút thong dong của người bận rộn, chút bâng khuâng của người thờ ơ, chút ngậm ngùi của người cô độc. Chiều 30 tết nôn nao như ngọn gió mà ấm áp như ngọn lửa, đủ để những xa lạ được nối kết lại, chân thành thổ lộ và bồi hồi lắng nghe câu chuyện của nhau. Tôi vẫn tin, chiều 30 tết, không có thanh âm nào vang lên từ một phía rồi chìm khuất từ một phía, mà luôn tạo ra làn sóng nôn nao hồi đáp của kỷ niệm miên man. (Lê Thiếu Nhơn)

- Sông Thao và huyền tích kinh đô Phong Châu: Mỗi mùa xuân đến, nếu có nơi mọi người Việt Nam đều mơ ước một lần trở về nguồn cội, thắp nén hương tri ân tổ tiên, tôi tin đó chính là kinh đô Phong Châu xưa với Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, cùng nhiều di tích linh thiêng khác, nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, bên bờ sông Thao huyền thoại ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị của vùng Đất Tổ… (Phan Hoàng)

- Tết xứ người nhớ về quê hương da diết: Với thời gian gần 6 nhiệm kỳ công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài (9 năm tại Serbia, Croatia…, gần 6 năm ở Ấn Độ và Nam Á và hơn 3 năm tại Ai Cập), tôi thấy những cái Tết xa quê ở cơ quan đại diện vừa rất thú vị vừa xen lẫn vui buồn và nỗi nhớ quê nhà khôn nguôi. Đã 10 năm nay được vui Tết trên quê hương Việt Nam, nhưng những kỷ niệm về những ngày Tết xa quê vẫn in đậm trong chúng tôi, nguyên những cán bộ ngoại giao ở nước ngoài. (Phạm Sỹ Tam, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ)

- Lộng lẫy Trường Sơn: Cao nhất huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) là xã Trường Sơn chon von trong mây. Mảnh đất này chứa bên trong ngàn ngọn núi hùng vĩ, với vô số cảnh sắc sinh thái khó nơi nào có được. Vùng đất ấy là nơi hiểm trở nhất rặng Trường Sơn, nhưng lại đủ đầy sản vật bản địa và lòng người hiếu khách. Song cái nghèo vẫn ẩn hiện với bao day dứt trăn trở. (Minh Phong)

- Phổ cập tiếng Anh cho các thành phố du lịch: Ngày 9-1, Khánh Hòa phát động chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh, nhằm phổ cập tiếng Anh hướng tới phục vụ cho du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. 2 địa bàn được thí điểm đầu tiên là TP Nha Trang và huyện Cam Lâm. Chương trình được sự hỗ trợ của Tập đoàn Vingroup. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Năm 2023: Vàng càng sáng, đô càng xanh?: Ngày 13-1, giá vàng vọt lên mức xấp xỉ 1.900USD/oz, cao nhất 7 tháng. Sự khởi đầu hanh thông này khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng kim loại quý màu vàng sẽ có 1 năm rực rỡ. Liệu kỳ vọng này có quá lạc quan và mối tương quan giữa vàng và USD sẽ ra sao? (Văn Cường)

- Vàng và USD hạ nhiệt, liệu có kéo dài?: Thị trường vàng và USD có một điểm chung là đã cùng lập kỷ lục chưa từng có trong năm 2022. Nhưng đến cuối năm, cả hai lại cùng có xu hướng hạ nhiệt. Liệu điều này sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2023? (Đỗ Linh)

- Đằng sau bức tranh tài chính lãi - lỗ của FDI?: Vừa qua, Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổng hợp cáo tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Theo đó, bức tranh tài chính lãi - lỗ của các DN FDI lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận. (Lưu Thủy)

- Cần bộ công cụ sàng lọc FDI cấp địa phương: Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là các dự án FDI chất lượng, các dự án kinh doanh có trách nhiệm, Việt Nam cần có những hướng dẫn chi tiết cùng những công cụ hỗ trợ việc sàng lọc, đánh giá, thẩm định dự án đầu tư ở các địa phương. (TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế - ISC)

- FDI lỗ không chỉ do chuyển giá…: Hiện tượng DN FDI báo lỗ cũng không phải là mới. Sau khi được cải thiện vào năm 2020, số DN FDI báo lỗ tăng mạnh trở lại vào năm 2021, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 3 thập niên vừa qua và dưới tác động khắc nghiệt của dịch bệnh, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, các đợt phong tỏa ngắn dài âu cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đằng sau con số báo lỗ đó còn rất nhiều vấn đề phải tính toán lại. (TS. Lê Duy Bình)

- Kinh tế Việt Nam: Đáy của năm 2022, có thể là đỉnh 2023: Đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế về dự báo năm 2023. Cuối năm 2021, chúng ta đã từng nghĩ về năm 2022 với tâm thế hết sức lạc quan, kỳ vọng toàn cầu sẽ ra khỏi phong tỏa, chuỗi cung ứng được tái kết nối. Nhưng 2022 lại là bắt đầu của chuỗi chông gai, và con số tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam có thể mừng đó nhưng cũng lo đó. (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)

- Hòa Bình không còn… hòa bình: Sự sa sút của Coteccons (CTD) khiến cho giới đầu tư kỳ vọng Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ vươn lên để trở thành “ông vua” mới trong ngành xây dựng. Thế nhưng, tranh chấp ghế Chủ tịch HĐQT đã đẩy HBC vào tình cảnh cuộc chiến “1 mất, 1 còn”, thay vì hình ảnh môi trường làm việc thân thiện như tên gọi Hòa Bình. (Hải Hồ)

- Du lịch vẫn chưa định vị sản phẩm đặc trưng: Năm 2022 ngành du lịch không đạt mục tiêu thu hút khách quốc tế nhưng ghi nhận sự bùng nổ của khách nội địa. Dự báo trong năm 2023 khách nội địa vẫn là động lực chính của ngành. Nhưng với sự trở lại của du lịch outbound (người Việt ra nước ngoài), việc tìm kiếm sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Nó không chỉ níu chân khách nội còn giúp thu hút khách quốc tế quay lại Việt Nam. (Đức Mạnh)

- Gói hỗ trợ lãi suất 2% kỳ vọng “mở két” 2023: Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN, được kỳ vọng giúp doanh nghiệp (DN) tiếp cận nguồn vốn rẻ phục hồi sau dịch. Tuy nhiên, kỳ vọng nhiều nhưng triển khai chưa được bao nhiêu và năm 2023 tiếp tục kỳ vọng “mở két”. (Cát Tường)

- Kịch bản nào cho VN Index trong năm 2023?: Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức từ lạm phát và giảm tỷ lệ “đòn bẩy” từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các nhà phát triển bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, nhận định này không đồng nghĩa nhà đầu tư (NĐT) không còn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận với TTCK trong năm 2023. (Kim Giang)

- Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán: Những diễn biến tích cực gần đây trên thị trường lãi suất tiết kiệm cũng như tỷ giá, đã phát tín hiệu hy vọng cho thị trường chứng khoán (TTCK). Dù mặt bằng lãi suất vẫn còn cao, nhưng triển vọng đỉnh lãi suất ở quanh đây, cũng đồng nghĩa với cơ hội lớn cho TTCK tạo đáy. (Nguyên Hà)

- Đầu tư địa ốc tỉnh lẻ "sa lầy": Vào thời điểm thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM gặp nhiều khó khăn do khan hiếm quỹ đất dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, các nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các tỉnh lân cận TPHCM, thậm chí xa hơn như Lâm Đồng, Bình Phước… Tuy nhiên, sau thời gian “nóng sốt”, thị trường này trở nên nguội lạnh, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. (Bình Minh)

- Xuất khẩu: Vượt thách thức,đón tương lai: Nhiều khó khăn là cụm từ được hầu hết ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói tới khi nhắc lại hành trình của năm 2022. Bước qua năm 2023, dù thách thức vẫn còn nhiều, nhưng cùng với đó là hy vọng cho không ít nhóm ngành, khi cánh cửa thị trường lớn Trung Quốc đang mở dần. (Thanh Lâm)

- Khủng hoảng khí đốt có tái diễn trong 2023?: Giá khí gas thiên nhiên những ngày đầu năm 2023 chứng kiến xu hướng giảm tiếp diễn, tiệm cận với mức giá hồi đầu năm 2022. Tính đến ngày 4-1, hợp đồng khí gas kỳ hạn tháng 2 trên sàn Nymex giao dịch quanh mức 4,01USD/mmBtu, tương ứng giảm 58% kể từ đỉnh. Trong khi đó, hợp đồng khí gas kỳ hạn tháng 2 trên sàn ENDEX giao dịch quanh mức 66EUR/mWh, tương đương giảm 81% kể từ mức đỉnh thiết lập hồi tháng 8-2022. (Phạm Tuấn)

- Mừng Tết đại cát cùng Sheraton Saigon (Phương Hằng)

- Công nghệ nổi bật tại CES 2023 (Nhã Trúc)

- Châu Á đối mặt “quả bom già hóa”: Trên khắp Đông Á, dân số đang già đi nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Và trong khi thế hệ trẻ ngày càng thu hẹp, những người lao động lớn tuổi thường phải làm việc chăm chỉ hơn ở độ tuổi 70 trở lên.(Vinh Trang)

- Kim Ju-ae Người kế vị lãnh đạo Triều Tiên?: Truyền thông nhà nước Triều Tiên không tiết lộ nhiều về cô gái trẻ có khuôn mặt đáng yêu đã xuất hiện nhiều lần cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong những tuần gần đây. Nhưng tần suất xuất hiện ngày càng nhiều của cô trong những dịp quan trọng, đã làm dậy lên những đồn đoán về người kế nhiệm. (Ánh Vân)

- Cái giá của sự tiện lợi: Trong thời đại kỹ thuật số, các ứng dụng (apps) đã làm cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn trước rất nhiều. Chẳng hạn, ở hầu hết thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới, thị dân và cả du khách xa gần có thể đi lại dễ dàng bằng cách đón taxi, hay thuê xe tư nhân với những ứng dụng như Uber, Grab hay Gojek. Còn tại đảo quốc nóng quanh năm như Singapore, một số người dân còn lười biếng đến mức không thèm ra khỏi nhà để mua sắm. Họ chỉ cần vài thao tác trên điện thoại di động, hàng hóa hay thức ăn xuất hiện ngay trước cửa nhà mình. Rồi đại dịch Covid-19 bùng phát càng làm con người “gắn bó” hơn với các ứng dụng công nghệ để phục vụ không chỉ cho nhu cầu thiết yếu và cả những thứ xa xỉ. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác