Thực ra từ đầu năm, các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ lạm phát là rất lớn cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Bởi lẽ đà tăng giá hàng hóa thế giới từ đầu năm 2021 đến nay cộng với chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng của nhiều quốc gia gây ra lo ngại về lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu.
Việc tăng giá của hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hỏa… đầu tiên là do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Kế đến là trong bối cảnh dịch bệnh, các cơ sở khai thác nguyên liệu như dầu thô, than đá và các kim loại như sắt, thép cũng bị tác động về nhân lực, khó khăn tìm người lao động trong khu vực sản xuất cũng làm giá cả tăng.
Đồng thời, vấn đề vận chuyển hàng hóa liên lục địa qua đường hàng hải lẫn hàng không cũng gặp khó khăn.
Liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ tại các quốc gia, Chính phủ của rất nhiều quốc gia vẫn giữ lãi suất thấp và có các gói hỗ trợ kinh tế rất lớn. Mới đây nhất, Mỹ có thêm gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỷ USD, tương đương gần 10% trên tổng GDP.
Lượng tiền Chính phủ đổ vào lưu thông rất lớn cộng với kỳ vọng phục hồi kinh tế toàn cầu năm nay khá lạc quan, đã làm gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu. Nhìn thấy điều đó, các nhà sản xuất, nhà phân phối đã đi trước thị trường bằng cách tăng giá hàng hóa.
Điều này dẫn đến rất nhiều dự báo không lạc quan về tình hình lạm phát năm nay. Và thực tế ở Mỹ tỷ lệ lạm phát đã tăng mạnh. Như vậy Việt Nam lo ngại về nguy cơ lạm phát là có cơ sở. Theo tôi, việc giữ tỷ lệ lạm phát dưới 4% trong năm nay như mục tiêu đề ra rất khó.
PHÓNG VIÊN: - Thế nhưng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng thấp nhất kể từ năm 2016 và mức lạm phát cơ bản 4 tháng đầu năm 2021 cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây?
Một liều thuốc bằng chính sách tiền tệ để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế là cần thiết. Nhưng khi lượng tiền đi vào lưu thông lớn sẽ tạo ra hiệu ứng về nguy cơ lạm phát từ chính sách tiền tệ. Nên nhớ, nếu kích thích nền kinh tế bằng tiền tệ cũng phải chấp nhận lạm phát tăng. |
Tôi cho rằng, kể từ quý II, lạm phát sẽ tăng và đặc biệt nửa năm sau sẽ tăng mạnh. Bởi hiện tại giá của hàng hóa nội địa đã tăng, cộng thêm hiện tượng “nhập khẩu lạm phát”, tức Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ thế giới trong tình hình giá cả tăng sẽ ngày càng đẩy giá hàng hóa tăng lên. Từ đó, lạm phát sẽ bị đẩy lên trong năm nay.
Dĩ nhiên cũng phải nói rằng, diễn biến về lạm phát của các nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam như thế nào trong những tháng tới còn tùy thuộc vào việc có kiểm soát được dịch bệnh hay không.
Theo dự báo của tôi, trong trường hợp kiểm soát được dịch bệnh tốt từ đây đến cuối năm, nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển, lạm phát có thể cao hơn mục tiêu đề ra 1%, tức là 5%. Còn trong trường hợp chưa kiểm soát được dịch bệnh, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh bị tác động, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá xăng dầu, giá điện tăng lên… có thể lạm phát lên đến 6%.
Trong bối cảnh đó, giải pháp để giảm bớt áp lực lạm phát trong năm nay là Chính phủ kiểm soát giá cả một số mặt hàng trên thị trường qua những quỹ bình ổn giá, cũng như áp dụng kỷ luật tài khóa cho chính mình để hạn chế việc tăng giá bán xăng dầu hoặc giá điện… Từ đó có thể ngăn chặn tình trạng tăng giá bùng phát gây ra lạm phát.
Ảnh minh họa.
- Có ý kiến cho rằng tại Việt Nam, lạm phát liên quan đến yếu tố giá đáng lo hơn lạm phát liên quan đến yếu tố tiền tệ. Quan điểm của ông như thế nào?
- Theo tôi, cần quan tâm cả hai yếu tố lạm phát do giá cả và tiền tệ. Trong tình hình dịch bệnh, chuỗi cung ứng bị đứt gãy và có hiện tượng nhập khẩu lạm phát qua việc mua hàng hóa từ nước ngoài vào làm giá cả tăng.
Thế nhưng, chính sách tiền tệ cũng đóng góp một phần quan trọng trong vấn đề đẩy lạm phát lên.
Ở Việt Nam, lãi suất hạ cũng là điều thuận lợi để các NH đẩy tiền ra. Đồng thời Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp qua các gói hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế. Phải nói rằng chính sách tiền tệ Việt Nam thực hiện giảm lãi suất và đẩy một lượng tiền vào lưu thông là cần thiết, vì nền kinh tế đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh.
Một liều thuốc bằng chính sách tiền tệ để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế là cần thiết. Nhưng khi lượng tiền đi vào lưu thông lớn sẽ tạo ra hiệu ứng về nguy cơ lạm phát từ chính sách tiền tệ. Nên nhớ, nếu kích thích nền kinh tế bằng tiền tệ cũng phải chấp nhận lạm phát tăng.
Cũng nói thêm chính sách tiền tệ có hai mục tiêu là hỗ trợ phát triển kinh tế và bảo vệ giá trị của tiền đồng, tức chống lạm phát. Về lâu dài, hai yếu tố đó hỗ trợ cho nhau và đi cùng nhau.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, hai yếu tố này ngược chiều, tương phản với nhau: Nếu muốn có sự ổn định kinh tế phải cho phép lạm phát xuất hiện, còn ngược lại muốn kiểm soát lạm phát có thể phải hy sinh tăng trưởng kinh tế.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay cũng như trong khủng hoảng kinh tế của quá khứ cho thấy, việc để cho nền kinh tế phát triển rất quan trọng. Vì vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát rất quan trọng, nhưng có thể tại thời điểm này vấn đề thúc đẩy nền kinh tế cần chiếm vị thế ưu tiên hơn.
Song có một điểm cần lưu ý, dòng tiền hiện nay đang quay nhanh hơn nhưng lại đi qua thị trường chứng khoán, bất động sản, chi tiêu hàng hóa trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, thị trường bất động sản sốt giá ở nhiều địa phương.
Như vậy, ngoài yếu tố giá hàng hóa tăng lên, việc lượng tiền quay nhanh cộng với sự tăng tốc của dòng tiền và hiện tượng dòng tiền rẻ có cơ hội chảy vào bất động sản, chứng khoán có thể sẽ trở thành những yếu tố cộng hưởng gây ra nguy cơ lạm phát. Và lạm phát theo con đường này cần phải hết sức lưu ý.
- Xin cảm ơn ông.