Lợi thế Việt Nam
Trong năm 2018, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả ấn tượng, tăng trưởng GDP đạt 7,08% - cao nhất trong 10 năm qua, nằm trong nhóm các nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam được đánh giá cao khi có chính trị xã hội ổn định, nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố vững chắc; lạm phát được kiểm soát, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. GDP bình quân của 95 triệu dân đạt khoảng 2.600USD, tính theo sức mua tương đương (PPP) là 7.600USD.
Sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam thể hiện qua tổng kim ngạch thương mại năm 2018 đạt gần 480 tỷ USD, xuất siêu 7,4 tỷ USD. Cùng với những tăng trưởng xuất khẩu hàng nông, lâm, hải sản, Việt Nam đã trở thành một trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng tiêu dùng điện tử, dệt may, da giày, điện thoại di động. Việt Nam là mảnh đất lành cho 26.000 dự án đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 350 tỷ USD, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Siemen, Novatis, Carlsberg, Mitsubishi, Toyota, Samsung, LG, Exxon Mobil, Ford, GE…
Sau 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Năm 2018, tổ chức cung cấp chỉ số uy tín toàn cầu FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách để theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp vào kỳ báo cáo thường niên tháng 9-2019. Nhờ môi trường kinh doanh cải thiện mạnh mẽ, riêng năm 2018, Việt Nam đã thu hút số vốn FDI kỷ lục đạt 35 tỷ USD, vốn thực hiện là 19 tỷ USD.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ với trên 131.000 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018. Việt Nam đã có nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh, tự tin bước ra sân chơi toàn cầu như các tập đoàn ô tô Trường Hải, Vinfast... Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đã đánh giá khách quan, xếp hạng tích cực về Việt Nam trong năm 2018.
Theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 69/190 quốc gia. Còn theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam xếp thứ 77/140.
Ngoài ra, theo Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), xếp hạng cạnh tranh công nghiệp (CIP) của Việt Nam là 41/150, chỉ số phát triển bền vững SDG của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp hạng 57/156.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cũng cho rằng, VBS 2019 với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư tiềm năng, đã cho thấy sức hấp dẫn nhất định của thị trường Việt Nam.
Động lực cho doanh nghiệp
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cũng cho rằng, VBS 2019 với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư tiềm năng, đã cho thấy sức hấp dẫn nhất định của thị trường Việt Nam.
Động lực cho doanh nghiệp
Quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ các chính sách ưu đãi, mà họ dành mối quan tâm lớn đến khung pháp lý ổn định và lâu dài, hướng dẫn rõ ràng, đồng bộ. |
Tuy nhiên, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý, dù đạt được những kết quả nhất định, song Việt Nam không được chủ quan. Về mặt quản lý, Chính phủ cần quan tâm hơn tới phát triển bền vững và phát triển bao trùm, để tất cả mọi người dân cùng hưởng lợi, trong đó việc thu hút vốn đầu tư FDI nên được xem là chất xúc tác để từ đó tạo động lực cho cải cách và để các doanh nghiệp trong nước vươn lên.
Ông Vicent Trương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sunny World, cho rằng nền kinh tế số đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, vai trò quản lý cũng phải theo xu thế đó. Chính phủ thông minh, đô thị thông minh... không còn là những khái niệm quá lạ lẫm với chúng ta.
Chúng ta có thể chưa có những cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại như các nước phát triển, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể biến những khái niệm đó thành hiện thực, nếu tích cực thúc đẩy xây dựng các cơ sở dữ liệu, áp dụng các giải pháp công nghệ chuyên sâu… Do vậy, chủ đề của VBS 2019 lần này là Chính phủ đã bắt nhịp và đi theo xu thế toàn cầu.
VBS 2019 còn là diễn đàn để Chính phủ giới thiệu những chính sách mới nhất, ưu đãi nhất của Việt Nam với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thể hiện cam kết của Chính phủ kiến tạo, đồng hành với doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp rất muốn nghe điều gì ở diễn đàn này, cũng như muốn kiến nghị để Việt Nam thực sự có môi trường đầu tư không chỉ thu hút doanh nghiệp FDI, mà còn thúc đẩy doanh nghiệp lớn lên, đầu tư dài hạn và bài bản hơn.
Ông Vicent Trương cho biết, thực ra khi hoạt động ở Việt Nam, Sunny World rất phấn khởi vì Chính phủ, các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương, đã áp dụng nhiều chương trình nhằm cái thiện thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính phủ điện tử (e-government), mở rộng các cổng thông tin điện tử song ngữ, áp dụng cơ chế một cửa trong hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước… Kết quả đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, kỳ vọng của các doanh nghiệp nói chung cũng như Sunny World nói riêng, VBS 2019 lần này rất cần Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý dành cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những dòng vốn mới. Cụ thể trong lĩnh vực hợp tác công tư (PPP), các nhà đầu tư đang hoạt động trong nước và các đối tác quốc tế rất mong chờ Luật PPP sớm được phê duyệt theo chuẩn mực tiệm cận quốc tế và áp dụng triển khai.
Chủ đề về PPP luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm nhất. Càng sớm có Luật PPP chúng ta càng tranh thủ thu hút được tốt hơn, hiệu quả hơn những làn sóng đầu tư phát triển hạ tầng hướng về các nền kinh tế tăng trưởng tốt, điển hình như Việt Nam chúng ta.