Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc nên tiến độ giải ngân vốn rất chậm, việc tiếp cận vốn của DN và người dân gặp nhiều khó khăn.
Chỉ những DN lớn được vay
Chính sách tín dụng hiện nay vẫn chưa rõ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho vay lĩnh vực nào, khâu nào và tỷ lệ của các loại kỳ hạn trong gói tín dụng này được xác định ra sao. Cho vay theo chuỗi hay cho vay theo từng công đoạn của sản xuất NNCNC. Những năm qua, cả nước chỉ thu hút được hơn 20 DN vào lĩnh vực này và số vốn cũng rất khiêm tốn, nên công việc quan trọng là tìm đúng người có nhu cầu vay để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ |
Sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển NNCNC, 8 NHTM đã tham gia chương trình này với số vốn đăng ký 120.000 tỷ đồng. Theo đó, từng khu vực, từng quy mô, từng vùng theo quy định sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại bình thường trong nông nghiệp từ 0,5-1,5%/năm.
Tuy vậy, khi triển khai, vốn giải ngân của gói này vẫn còn chậm, tổng dư nợ cho vay đến nay mới đạt gần 32.339 tỷ đồng với 4.125 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 168 DN). Trong đó cho vay đối với lĩnh vực NNCNC 27.737 tỷ đồng, dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.602 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ gói 100.000 tỷ đồng, hiện BacABank đang hỗ trợ dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp và chế biến sữa TH True Milk tại Nghệ An; dự án trồng hoa và rau sạch trong nhà kính. Vietcombank đầu tư vào dự án sản xuất trứng sạch, lợn giống và chăn nuôi lợn, thức ăn chăn nuôi, trong đó riêng dự án sản xuất trứng gà sạch công nghệ cao của CTCP ĐTK có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, Vietcombank tài trợ vốn đến 600 tỷ với thời hạn cho vay 15 năm. Song những dự án được hỗ trợ như vậy mới dành cho DN lớn.
Trong khuôn khổ gói 100.000 tỷ đồng, hiện BacABank đang hỗ trợ dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp và chế biến sữa TH True Milk tại Nghệ An; dự án trồng hoa và rau sạch trong nhà kính. Vietcombank đầu tư vào dự án sản xuất trứng sạch, lợn giống và chăn nuôi lợn, thức ăn chăn nuôi, trong đó riêng dự án sản xuất trứng gà sạch công nghệ cao của CTCP ĐTK có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, Vietcombank tài trợ vốn đến 600 tỷ với thời hạn cho vay 15 năm. Song những dự án được hỗ trợ như vậy mới dành cho DN lớn.
Còn riêng DNNVV, việc tiếp cận nguồn vốn từ chương trình không dễ dàng do hàng loạt điểm nghẽn, như các tiêu chí và điều kiện cho vay, định hướng cho vay, đánh giá và dự báo thị trường tác động đến quyết định cho vay của NH.
Theo đại diện các DN hoạt động trong Khu NNCNC TPHCM, dù nhu cầu vốn khá lớn nhưng việc vay vốn NH để sản xuất NNCNC của DN và hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân, các tài sản trên đất như nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, nhà kính có giá trị đầu tư cao, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, nên NH xếp tài sản này vào loại công trình tạm, thanh khoản thấp.
Theo đại diện các DN hoạt động trong Khu NNCNC TPHCM, dù nhu cầu vốn khá lớn nhưng việc vay vốn NH để sản xuất NNCNC của DN và hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân, các tài sản trên đất như nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, nhà kính có giá trị đầu tư cao, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, nên NH xếp tài sản này vào loại công trình tạm, thanh khoản thấp.
Vì vậy, DN và hộ nông dân muốn làm NNCNC phải dùng nhà, đất thế chấp mới vay vốn được. Với yêu cầu gắt gao về tài sản thế chấp khi vay vốn như vậy, dù có gói 100.000 tỷ đồng cũng chỉ có các DN lớn thuộc thành viên Câu lạc bộ NNCNC mới đủ điều kiện vay, còn các DN nhỏ và hộ nông dân rất khó tiếp cận vốn từ nguồn này. Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch HĐQT Agribank cũng thừa nhận cho vay NNCNC gặp vướng mắc lớn về tài sản thế chấp. Vì đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn, có thể lên tới 30-40 tỷ đồng mỗi ha, nhưng các tài sản trên đất lại không được thế chấp vay vốn. Trong khi đó, theo Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2015, mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 80 DN NNCNC tại các vùng kinh tế trọng điểm và đến năm 2020 có khoảng 200 DN NNCNC. Tuy nhiên, tính đến nay, Bộ NN-PTNT mới công nhận được 28 DN NNCNC. Với số lượng DN được cấp chứng nhận khá ít ỏi, lượng khách hàng của các NH cũng eo hẹp.
Tìm đầu ra cho NNCNC
Theo các chuyên gia kinh tế, gói 100.000 tỷ đồng không có sự hỗ trợ của Nhà nước, trong khi đặc thù đầu tư vào NNCNC cần nguồn vốn lớn, thời hạn dài nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ yếu là dự án vừa và nhỏ, rất ít dự án có quy mô lớn, dẫn đến các NHTM có tâm lý thận trọng khi xét duyệt vay vốn, gây khó cho DN nhỏ. Do đó, muốn thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này cần phải sớm tháo gỡ đồng bộ các nút thắt, như sớm hoàn thiện bộ tiêu chí phân biệt NNCNC với các lĩnh vực khác để DN và người dân hiểu về NNCNC rộng hơn, mạnh dạn dồn đất, đổi thửa, cho phép tích tụ ruộng đất lớn để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, thay vì để các DN sản xuất manh mún, hiệu quả thấp. Song song đó, cần có sự nỗ lực của DN và phối hợp của cơ quan quản lý để tìm đầu ra cho các sản phẩm NNCNC. Bởi nếu sản phẩm NNCNC chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, gói 100.000 tỷ đồng không thể chảy mạnh. Nhưng nếu DN có điều kiện xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường ra nước ngoài, nguồn vốn này không phải là lớn vì các NH sẽ sẵn sàng đồng hành hỗ trợ, đầu tư thực hiện các dự án khi DN có thị trường tiêu thụ ổn định. Về phía NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong quá trình triển khai NNCNC thời gian qua, ngành NH đã ghi nhận một số vấn đề khó khăn. Thứ nhất, số lượng DN được cấp giấy chứng nhận DN NNCNC ở khu, vùng ứng dụng NNCNC còn hạn chế. Do đối tượng hạn chế nên dư nợ cho vay lĩnh vực này chưa thể đẩy nhanh.
Theo các chuyên gia kinh tế, gói 100.000 tỷ đồng không có sự hỗ trợ của Nhà nước, trong khi đặc thù đầu tư vào NNCNC cần nguồn vốn lớn, thời hạn dài nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ yếu là dự án vừa và nhỏ, rất ít dự án có quy mô lớn, dẫn đến các NHTM có tâm lý thận trọng khi xét duyệt vay vốn, gây khó cho DN nhỏ. Do đó, muốn thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này cần phải sớm tháo gỡ đồng bộ các nút thắt, như sớm hoàn thiện bộ tiêu chí phân biệt NNCNC với các lĩnh vực khác để DN và người dân hiểu về NNCNC rộng hơn, mạnh dạn dồn đất, đổi thửa, cho phép tích tụ ruộng đất lớn để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, thay vì để các DN sản xuất manh mún, hiệu quả thấp. Song song đó, cần có sự nỗ lực của DN và phối hợp của cơ quan quản lý để tìm đầu ra cho các sản phẩm NNCNC. Bởi nếu sản phẩm NNCNC chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, gói 100.000 tỷ đồng không thể chảy mạnh. Nhưng nếu DN có điều kiện xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường ra nước ngoài, nguồn vốn này không phải là lớn vì các NH sẽ sẵn sàng đồng hành hỗ trợ, đầu tư thực hiện các dự án khi DN có thị trường tiêu thụ ổn định. Về phía NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong quá trình triển khai NNCNC thời gian qua, ngành NH đã ghi nhận một số vấn đề khó khăn. Thứ nhất, số lượng DN được cấp giấy chứng nhận DN NNCNC ở khu, vùng ứng dụng NNCNC còn hạn chế. Do đối tượng hạn chế nên dư nợ cho vay lĩnh vực này chưa thể đẩy nhanh.
Thứ hai, người dân và DN chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hình thành trên đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vốn vay của NH. Tại Nghị quyết 30, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành hướng dẫn này. Đối với lĩnh vực cho vay NNCNC và nông nghiệp sạch, xét về rủi ro, giá trị đầu tư rất lớn.
Cũng theo bà Hồng, Việt Nam hiện chưa có công cụ phòng ngừa, chính sách bảo hiểm chưa rộng rãi, thị trường tiêu thụ chưa ổn định khiến DN và người dân còn e ngại trong việc đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này. Đồng thời, theo phản ánh của các NHTM, đây là chương trình mới được triển khai từ tháng 3 nên các NH cũng đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn đối với chi nhánh trong hệ thống để triển khai.
Cũng theo bà Hồng, Việt Nam hiện chưa có công cụ phòng ngừa, chính sách bảo hiểm chưa rộng rãi, thị trường tiêu thụ chưa ổn định khiến DN và người dân còn e ngại trong việc đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này. Đồng thời, theo phản ánh của các NHTM, đây là chương trình mới được triển khai từ tháng 3 nên các NH cũng đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn đối với chi nhánh trong hệ thống để triển khai.
Các khách hàng cũng đang tìm hiểu chương trình này nên chưa nộp hồ sơ vay vốn, do còn phải đối chiếu với tiêu chí NNCNC, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30. Còn đối tượng khách hàng trong khu vực ứng dụng NNCNC cũng chưa phát sinh vay NH. Vì vậy, để gói tín dụng 100.000 tỷ đồng đạt hiệu quả cao hơn, thời gian tới NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành để thúc đẩy triển khai chương trình này.