Sau cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất lịch sử cận đại năm 2008, nhiều người dường như đã quên mất rằng, những cuộc suy thoái như thế luôn rình rập, chỉ chờ chực để bộc phát. Trong quá khứ, đã có những kẻ chiến thắng, nhưng cũng có những người phải trải qua mất mát, đau thương.
Các nhà kinh tế cho rằng, nguồn cơn khủng hoảng có thể được kiểm soát hay không phụ thuộc phần lớn vào các động thái từ chính phủ các nước. Một điều đặc biệt là hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi để giảm thiểu thiệt hại. Vậy Việt Nam có thể được coi là một “role model” - vai trò hình mẫu để các quốc gia khác học tập hay không?
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hành động rất quyết liệt
Một điều dễ nhận thấy, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hành động rất quyết liệt, ngay từ những giai đoạn đầu của dịch bệnh. Trường học phải đóng cửa, các sự kiện đồng loạt bị hủy, người dân luôn được tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch và hiện nay, biên giới đóng cửa, nhiều đường bay đã bị hạn chế. Tuy nhiên, sự hoảng loạn tột cùng không phải là điều chúng ta có thể thấy ở Việt Nam lúc này, khác với tình hình khẩn cấp bởi hàng chục ngàn ca tử vong do Covid-19 ở châu Âu.
Châu lục địa già dường như đã có phần coi nhẹ dịch bệnh từ giai đoạn đầu. Khác với Việt Nam, bộ công cụ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bị hạn chế nhiều hơn do lãi suất đã ở mức âm. Các chuyên gia cũng lập luận rằng, so với các ngân hàng trung ương khác, bộ công cụ của ECB bị hạn chế nhiều hơn do lãi suất đã ở mức âm.
Chính sách tiền tệ và tài khóa Chính phủ Việt Nam ban hành bao gồm: (i) gói hỗ trợ tín dụng trị giá 250.000 tỷ đồng; (ii) gói tài khóa 30.000 tỷ đồng (dự kiến nâng lên 85.000 tỷ đồng); (iii) hạ lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống 5%, ngoài ra, lãi suất tái chiết khấu cũng được hạ từ 4% xuống 3,5%; (iv) Bộ Tài chính có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, như gói hỗ trợ tiền thuế cho doanh nghiệp trị giá 80.200 tỷ đồng (dự kiến nâng lên 150.000 tỷ đồng).
Gói tín dụng sẽ không phải là mối đe dọa lớn đối với lạm phát, bởi nó có thể được sử dụng để trì hoãn các khoản vay phải trả, loại bỏ hoặc giảm lãi suất và để giảm phí giao dịch. Cần chú ý rằng, đây không phải là nguồn cung tiền mới được bơm vào nền kinh tế, mà đóng vai trò như chất bôi trơn để hỗ trợ các công ty trong giai đoạn nhạy cảm này.
Những chính sách này có thể làm giảm nguồn thu của ngân hàng, nhưng thanh khoản vẫn sẽ được đảm bảo và chi phí hoạt động của nhà băng cũng sẽ giảm theo. Gói tài khóa cũng vẫn có những rủi ro, nhưng chỉ là rủi ro lạm phát nhỏ. Nhìn rộng hơn, gói hỗ trợ này giúp cho các công ty kéo dài thời gian nộp thuế, cũng như được hưởng ưu đãi về thuế - điều rất quan trọng với nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Mặt khác, các ban, ngành liên quan cần lưu ý tới đối tượng hướng tới của các gói cứu trợ, vì không phải các nhóm ngành đều chịu cùng một mức độ thiệt hại. Ví như các doanh nghiệp nhỏ và vừa chắc chắn sẽ cần hỗ trợ về nhiều mặt hơn. Vì vậy, lưu ý trong việc phân bổ các gói cứu trợ phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp, nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới lạm phát, cũng như nguồn lực chính sách tài khóa của Chính phủ.
Những biện pháp kích thích tăng trưởng thông qua việc cắt giảm lãi suất như một minh chứng cho nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp các khoản vay giá rẻ.
Những biện pháp kích thích tăng trưởng thông qua việc cắt giảm lãi suất như một minh chứng cho nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp các khoản vay giá rẻ.
Trong khi ECB hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất về mức 0%, thậm chí âm điểm, may mắn là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn còn dư địa để hành động. Làm thế nào ECB vẫn có thể hỗ trợ thị trường thông qua mức lãi suất như vậy? Thời điểm hiện tại, chính sách lãi suất 0% “thảm khốc” của ECB đã gây ra nhiều rào cản cho các nhà băng tại đây.
Phần lớn những khoản đem về nguồn thu cho ngân hàng, khoảng 70-80%, đến từ biên lãi ròng. Nhưng với mức lãi suất bằng 0, biên lãi ròng gần như không còn. Lãi tới từ các khoản tiết kiệm gần như về âm, còn lãi từ tăng trưởng tín dụng cũng giảm tới mức tối thiểu. Các khoản vay lãi suất thấp hoặc bằng 0 như vậy khiến các “công ty ma” (zombie) tồn tại, về lâu dài hoàn toàn có thể hình thành bong bóng kinh tế.
Tránh vết xe đổ từ ECB
NHNN có nhiều khoảng trống để thực hiện việc cắt giảm lãi suất hơn, nhưng cũng nên lưu ý tránh đi vào vết xe đổ lãi suất âm của ECB. Chính sách của Việt Nam không phải là không kèm theo những rủi ro nhất định. Ví dụ, nợ quốc gia (national debt) sẽ tăng. Kể từ năm 2016, nợ quốc gia đã gần như chạm trần 65%, khiến Việt Nam có ít khoảng trống để vay thêm.
Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ từ đại dịch này với chính sách tiền tệ và tài khóa từ phía Chính phủ. Vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới sẽ được củng cố hơn.
Ngoài ra, có thể có những công ty trở nên quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ, thay vì tự mình tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Việt Nam nên tách mình ra khỏi học thuyết kinh tế Keynes - chủ yếu tập trung vào việc Nhà nước can thiệp mạnh vào nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng là điều khó tránh khỏi và không có một phép màu nào từ trường phái Keynes có thể loại bỏ chúng.
Tại thời điểm này, Việt Nam cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, việc Chính phủ cung cấp các gói viện trợ khẩn cấp là không cần thiết. Các biện pháp để đối phó với dịch Covid-19 là hướng đi đúng đắn, nhưng không thể áp dụng quá lâu.
Thứ hai, không nên khuyến khích chính sách đầu tư công theo trường phái Keynes, thay vào đó, nên thúc đẩy đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước.
Thứ ba, nên tăng cường thương mại điện tử hoặc đa dạng các nhóm khách hàng.
Thứ tư, các doanh nghiệp nhà nước không nên là chủ thể được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp. Thay vào đó, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ mới là đối tượng cần tiền nhiều hơn.
Thứ năm, thay vì kiểm soát giá quá chặt, Nhà nước nên tập trung vào ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực như giá “chợ đen”, lãng phí tài nguyên và những khoản đầu tư kém chất lượng.
Thứ sáu, các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội như trợ cấp thất nghiệp (unemployment benefit) nên được đưa vào càng sớm càng tốt để giảm thiểu gánh nặng cho người dân, nhất là những người mất việc do Covid-19.
Và cuối cùng, những vết xe đổ từ phía ngân hàng châu Âu nên được coi là bài học cảnh tỉnh Việt Nam: đừng bao giờ nên hạ mức lãi suất về 0.
Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ từ đại dịch này với chính sách tiền tệ và tài khóa từ phía Chính phủ. Vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới sẽ được củng cố hơn. Cùng với những nguy cơ về giá tài sản, cũng như không còn nhiều cơ hội đầu tư ở châu Âu, dòng tiền sẽ đổ về Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Thương mại tự do sẽ giúp các nền kinh tế hồi phục nhanh hơn. Cho tới giờ phút này, dường như các biện pháp đối mặt với khủng hoảng của Việt Nam có thể đóng vai trò hình mẫu (role model) cho các nước khác.