Những “cú đấm” của ông Trump
Những cú đấm đầy uy lực và bất ngờ của chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục giáng vào nền kinh tế Trung Quốc. Đòn chí mạng vừa rồi, cấm các công ty Mỹ bán cho Huawei những linh kiện quan trọng đã giúp tập đoàn Trung Quốc phát triển thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới.
Trump đã đấm trúng yếu huyệt của Huawei, phụ thuộc quá mức vào linh kiện Mỹ. Điều này được chứng minh rất rõ ràng khi Google tuyên bố cắt đứt quan hệ với Huawei và điện thoại của Huawei sẽ mất quyền truy cập đầy đủ vào các dịch vụ của Google, sẽ khiến Huawei mất một lượng khách hàng khổng lồ.
Chính ông Trump đã chủ động đẩy cao nhịp độ trận đấu khi liên tục tấn công vào nền kinh tế Trung Quốc bằng thuế quan và cả những sắc lệnh hành chính thô bạo. Ông ta liên tục phát đi những lập luận để chứng minh mình đang từng bước giành thắng lợi và mang lợi ích về cho nước Mỹ.
Nhưng thực ra Trump đang cố tình đẩy cuộc chiến đi xa hơn để tiệm cận vào trạng thái không thể kết thúc bằng đàm phán, sau khi ông ta để vụt mất thắng lợi khi Trung Quốc “lật kèo” vào phút 89 của cuộc họp hồi đầu tháng 5 vừa qua.
Ông Trump đã thay đổi lối chơi ngay sau khi ông ta không thể tuyên bố chiến thắng, khi Trung Quốc thay đổi toàn bộ 7 nội dung đã được thông qua, vì Trump cần cuộc chiến này để làm bàn đạp thắng cử vào năm 2020.
Nước Mỹ cần ông ta để có thể giành thắng lợi. Bởi nếu thương chiến kéo dài không ai có thể thay thế ông Trump trong vai trò dẫn dắt nước Mỹ. Trung Quốc hiểu rõ điều đó nên họ chọn chiến thuật câu giờ.
Trung Quốc không đứng im
Trung Quốc không đứng im
Nếu Trump tiếp tục công kích hoặc gây áp lực mạnh, kịch bản có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sự với Đài Loan như hồi đầu tháng 1 năm nay. Đài Loan luôn là phép thử của Mỹ ở biển Đông. |
Nhưng tất cả những gì chính quyền Trung Quốc đã làm là gồng mình chịu đòn và phòng thủ yếu ớt bằng một vài sắc thuế trả đũa, hoặc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp.
Những động thái trên của Trung Quốc khiến người ta nghi ngờ sức chịu đựng của Trung Quốc đến đâu và khi nào chiến tranh thương mại sẽ kết thúc? Thế nhưng, thực tế Trung Quốc đang cố kéo giãn trận đấu để gây áp lực lên nền kinh tế Mỹ và cá nhân ông Trump từ nhiều phía.
Một mặt Trung Quốc vẫn đáp trả bằng 2 vũ khí là thuế quan và tỷ giá CNY, nhưng mặt khác Trung Quốc sẽ lôi kéo các quốc gia khác vào thương chiến. Thậm chí nếu Trump tiếp tục công kích hoặc gây áp lực mạnh, kịch bản có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sự với Đài Loan như hồi đầu tháng 1 năm nay. Đài Loan luôn là phép thử của Mỹ ở biển Đông.
Điều quan trọng hơn, vị thế chính trị của Tập Cận Bình rất khác biệt so với Donald Trump. Ông Tập có quyền ngồi ghế Chủ tịch suốt đời và kiểm soát truyền thông rất tốt. Ông cũng không phải chịu các áp lực chính trị từ các đảng phái đối lập như tổng thống Mỹ.
Ông Tập có thể sử dụng thặng dư mậu dịch khổng lồ của mình, ước tính hơn 3.000 tỷ USD để hỗ trợ các ngành sản xuất bị thiệt hại bởi chính sách thuế của Mỹ, giúp họ trụ vững trong một thời gian tới. Ông có thể trợ giá các mặt hàng chịu thuế để người dân Trung Quốc không chịu các cú sốc lớn về giá cả. Trung Quốc đã từng áp dụng chiến lược này và tỏ ra thành công khi bảo vệ các ngành xuất khẩu khỏi bị tổn thương bởi cuộc đại suy thoái kinh tế hồi năm 2007-2008.
Chu kỳ khủng hoảng mới?
Trung Quốc cho rằng Trump sẽ chịu áp lực rất lớn từ cử tri, thậm chí ngay cả trong nội bộ đảng Cộng hòa và cả các đồng minh, nếu chiến tranh kéo dài và ngày càng leo thang.
Chu kỳ khủng hoảng mới?
Trung Quốc cho rằng Trump sẽ chịu áp lực rất lớn từ cử tri, thậm chí ngay cả trong nội bộ đảng Cộng hòa và cả các đồng minh, nếu chiến tranh kéo dài và ngày càng leo thang.
“Nếu để căng thẳng leo thang, các bên sẽ gây ra cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm và nhận chìm thế giới" - Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin Brady, người đứng đầu Ủy ban Cách thức và Phương tiện của Quốc hội Mỹ, cảnh báo. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi vì Mỹ hiểu rõ họ không chỉ gây chiến với Trung Quốc mà sẽ đẩy các nền kinh tế còn lại như Canada, Mexico và EU vào thế đối đầu.
“Nếu Mỹ tăng thuế quan lên ô tô chẳng hạn, chúng tôi sẽ đoàn kết và phản ứng mạnh mẽ, bởi châu Âu là khối thống nhất và có quyền lực tối cao” - Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nhấn mạnh.
Vì vậy, nguy cơ chiến tranh tiền tệ sẽ leo thang trở thành chiến tranh kinh tế toàn cầu cũng đã từng được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo hồi năm 2011. Khi đó, chính phủ một số nước đã có động thái can thiệp làm giảm giá trị đồng nội tệ, nhằm đạt được các lợi thế về thương mại quốc tế. Và lần này nếu hành động phá giá CNY của Trung Quốc không dừng lại, khả năng bùng nổ chiến tranh tiền tệ rất cao.
Sự lây lan sẽ xảy ra khi quyền lợi kinh tế của các đối tác thương mại của Mỹ và Trung Quốc cùng bị ảnh hưởng, sẽ lôi kéo các quốc gia này vào vòng xoáy của của những xung đột nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi quốc gia mình. Điều này có thể sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh kinh tế trên quy mô toàn cầu, khiến thế giới rơi vào chu kỳ khủng hoảng mới.
Hiện nay, người ta đang nói nhiều đến chu kỳ khủng hoảng 10 năm: năm 1987, khủng hoảng thị trường chứng khoán thế giới bùng nổ, bắt nguồn từ ngày Thứ hai đen tối ở Mỹ. Năm 1997, khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ bong bóng giá tài sản và vay nợ nước ngoài quá mức của Thái Lan và các quốc gia thị trường mới nổi ở châu Á.
Năm 2007, bong bóng giá nhà đất nổ tung đã làm thị trường tài chính của Mỹ sụp đổ, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử loài người vào mùa thu năm 2008. Chu kỳ 10 năm là có thật và liệu nó có lặp lại?