Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, kể từ đầu năm 2020, Việt Nam phải đối mặt với 2 làn sóng bùng phát của đại dịch Covid-19. Với phản ứng quyết liệt và khá sớm, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia được đánh giá là tương đối thành công trong kiểm soát Covid-19.
Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo và điều hành của Chính phủ đã thể hiện những bước chuyển phù hợp, linh hoạt, song kiên định với “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng chống dịch hiệu quả; vừa tập trung phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong nước. Các cải cách về môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp... tiếp tục có sự liền mạch với các năm trước.
Các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế mới tiếp tục được nghiên cứu, cân nhắc, bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh quy định liên quan đến tiếp cận một số gói hỗ trợ trước đó (về tín dụng, thuế, an sinh xã hội…).
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, với việc tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh trong những tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh tế-xã hội trong cả nước tiếp tục đà phục hồi. Ngay trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam vẫn chứng kiến những diễn biến khá sôi động về hội nhập kinh tế quốc tế như phê chuẩn và thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) hay ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Song song với đó, Việt Nam cũng ghi dấu trong các hoạt động đối ngoại như vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, Viện trưởng CIEM cũng cảnh báo rằng, mặc dù được đánh giá là một trong số ít các quốc gia thành công trong kiểm soát đại dịch Covid-19, tạo tiền đề cho phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong nước, tái mở cửa kinh tế an toàn, nhưng Việt Nam cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn, tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách và giảm động lực cải cách thể chế kinh tế.
Báo cáo của CIEM cũng công bố 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2023 đối với Việt Nam. Các kịch bản này được xây dựng trên 3 tiêu chí: bình thường; nới lỏng tài khóa và tiền tệ; nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế.
Đáng chú ý, 3 kịch bản này đều được xây dựng trong điều kiện, Việt Nam kiểm soát được hoàn toàn đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2021.
Theo đánh giá của đại diện CIEM, nếu chỉ nới lỏng tài khóa và tiền tệ, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, song đi kèm với đó là áp lực lạm phát lớn hơn. Còn nếu nới lỏng tài khóa và tiền tệ song hành với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất.
- Kịch bản 1 (bình thường): CIEM dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,98%, cùng tỷ lệ lạm phát 3,51%. Mức tăng trưởng sẽ tăng lên 6,45% và 6,61% trong các năm 2022 và 2023.
- Kịch bản 2 (nới lỏng tài khóa và tiền tệ): Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,43% năm 2021. Với việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, CIEM dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên mức 3,78%. Bước sang năm 2022, 2023, mức tăng trưởng mà CIEM dự báo lần lượt 6,8% và 6,83%.
- Kịch bản 3 (nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế): Kịch bản này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,47%. Dù mức tăng trưởng cao hơn song đáng chú ý, CIEM dự báo mức lạm phát trong năm 2021 chỉ là 3,56%. Kinh tế trong năm 2022 và 2023 được đẩy lên mức: 6,88% và 6,92%.
- Kịch bản 2 (nới lỏng tài khóa và tiền tệ): Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,43% năm 2021. Với việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, CIEM dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên mức 3,78%. Bước sang năm 2022, 2023, mức tăng trưởng mà CIEM dự báo lần lượt 6,8% và 6,83%.
- Kịch bản 3 (nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế): Kịch bản này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,47%. Dù mức tăng trưởng cao hơn song đáng chú ý, CIEM dự báo mức lạm phát trong năm 2021 chỉ là 3,56%. Kinh tế trong năm 2022 và 2023 được đẩy lên mức: 6,88% và 6,92%.