(ĐTTCO) - Sáng 17-2, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chủ trì buổi gặp gỡ, lắng nghe những đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.
(ĐTTCO)-TP.HCM đã nới "3 tại chỗ" bằng 4 phương án (kế hoạch 2715) và nhiều doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị nhưng cho hay cần chờ hướng dẫn cụ thể hơn.
(ĐTTCO)-Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp cho biết rất cần cơ quan chức năng nghiên cứu tìm giải pháp giúp họ giảm chi phí, đặc biệt là các chi phí liên quan đến tổ chức thực hiện “3 tại chỗ”.
(ĐTTCO) - Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, ngành xi măng lại có sự tăng trưởng ngoạn mục về xuất khẩu trong suốt 3 năm qua. Song điều này vẫn không đủ khỏa lấp nghịch lý của ngành này: xuất khẩu càng tăng rủi ro càng cao, và lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp (DN) xi măng vẫn không đạt được như kỳ vọng.
(ĐTTCO) - Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và nhiều tỉnh/thành phía Nam vẫn đang giãn cách theo Chỉ thị 16 và duy trì sản xuất 3 tại chỗ như hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đang phải tạm ngừng hoạt động hoặc có duy trì thì năng suất cũng giảm mạnh, khiến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm trở nên thật chông chênh.
(ĐTTCO) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang tác động mạnh lên đời sống người dân TPHCM. Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, UBND TPHCM lần lượt áp dụng các Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10 của UBND TPHCM, Chỉ thị 12 của Thành ủy TPHCM. Theo đó, người dân phải hạn chế ra ngoài, và chỉ được ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết. Do đó, để giúp người dân “ai ở đâu thì ở đó”, TPHCM đã và đang triển khai hỗ trợ tới người dân có hoàn cảnh khó khăn, bị tác động bởi dịch Covid-19.
(ĐTTCO) - Sau cuộc họp đồng thuận giảm lãi suất cho vay ngày 12-7, các ngân hàng (NH) đã nối tiếp nhau công bố chính sách giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) không đồng tình mức giảm lãi vay của NH, có ý kiến cần giảm sâu lãi suất 3-5%/năm.
(ĐTTCO)- Nhiều doanh nghiệp vẫn trụ vững và có tăng trưởng trong dịch Covid 19. Cái khó hiện nay chính là những chính sách, biện pháp chống dịch còn nhiều nơi, nhiều lúc bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho khâu sản xuất, lưu thông.
(ĐTTCO) - Không có gì bất ngờ, kết quả kinh doanh quý II-2021 đã ngay lập tức giúp hệ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) giảm xuống, và một tín hiệu rằng TTCK Việt đang trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên nhịp phục hồi hiện tại trên cơ sở kết quả kinh doanh tích cực vẫn có nhiều tín hiệu bất lợi: Thanh khoản suy yếu, còn thị trường vẫn chưa thoát được xu hướng chỉnh giảm.
(ĐTTCO)-Sau một thời gian áp dụng, các hiệp hội thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, nhựa… đồng loạt có kiến nghị mô hình sản xuất mới thay cho việc áp dụng sản xuất '3 tại chỗ' vì phát sinh rất nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ thành ổ dịch.
(ĐTTCO)- Chống dịch "quá tay" khiến mọi chi phí của doanh nghiệp đều đội lên, cộng với việc phải làm xét nghiệm PCR, test nhanh, khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hoá... khiến nhiều doanh nghiệp muốn quỵ ngã.
(ĐTTCO) - Tình hình sản xuất công nghiệp đã có những lo ngại nhất định khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trên cả nước, đặc biệt là tại TPHCM. Nhiều chuỗi cung ứng sản xuất và xuất khẩu có nguy cơ bị đứt gãy do doanh nghiệp (DN) buộc phải giảm công suất sản xuất hoặc ngưng hoạt động.
(ĐTTCO)-Hiệp định EVFTA đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai và đại dịch được kiểm soát, các nền kinh tế mở cửa trở lại và phục hồi.
(ĐTTCO)-Sở Công Thương yêu cầu Giám đốc các doanh nghiệp, đơn vị chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch COVID-19 đối với hàng hóa và nhân viên giao nhận.
(ĐTTCO) - Trong 6 tháng đầu năm 2021 liên tiếp xảy ra các đợt dịch bệnh làm xáo trộn mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) BĐS. Đây là tình huống bất khả kháng, buộc DN phải thích nghi và gồng mình để sắp xếp, tính toán lại các phương án đầu tư kinh doanh. Dù vậy, sức chống chịu của các DN phụ thuộc phần lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh để có thể mở cửa hoạt động trở lại.
(ĐTTCO) - Để thích nghi với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản trong nước đã nỗ lực thực hiện theo phương châm “3 tại chỗ” (3T).
(ĐTTCO) - Mới đây, trong công văn gửi Thủ tướng, Ban Nghiên cứu Kinh tế tư nhân (Ban IV), đã kiến nghị Chính phủ xem xét việc điều chỉnh mô hình 3T sao cho phù hợp với thực tế tình hình hiện nay.
(ĐTTCO) - Theo dõi các cuộc họp về nội dung liên quan đến các chính sách, giải pháp duy trì ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch… có thể nhận thấy vấn đề cơ cấu nợ, giãm lãi suất của NH và DN vẫn chưa gặp nhau, cũng như hỗ trợ có nên phân tầng DN để hỗ trợ. Đây là bài toán khó giải cần sự hỗ trợ mạnh hơn từ NHNN và Chính phủ.
(ĐTTCO) - Thiệt hại kinh tế từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 này rất lớn, vì vậy cần phải có gói kích thích kinh tế và quy mô đủ lớn mới đem lại tác động hiệu quả. Tuy nhiên, cũng phải hết sức chú ý đến khả năng gánh chịu của ngân sách nhằm không làm tình hình ngân sách rơi vào trạng thái rủi ro quá mức.
(ĐTTCO) - Dù chưa được NHNN cấp phép, các công ty công nghệ tài chính (fintech) đang hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam vẫn hoạt động cấp tín dụng rầm rộ. Trong khi đó, sanbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) tạo hành lang pháp lý cho fintech nói chung và P2P Lending nói riêng, đến nay vẫn chưa có.