Dự luật này được đưa ra trong bối cảnh nợ công đang có nguy cơ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia do những bất cập trong điều hành, quản lý hiện hành.
Kể từ năm 2001 đến nay, nợ công có xu hướng gia tăng nhanh. Nếu năm 2001 nợ công ở mức 36,5% GDP, đến năm 2005 tăng lên 40,8% GDP, năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 ở mức 62,2% GDP, thậm chí năm 2016 ở mức 64,98% - tiệm cận mức cho phép 65%. Xét theo quy mô, dư nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần năm 2001; bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 18,4%/năm (gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP).
Kể từ năm 2001 đến nay, nợ công có xu hướng gia tăng nhanh. Nếu năm 2001 nợ công ở mức 36,5% GDP, đến năm 2005 tăng lên 40,8% GDP, năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 ở mức 62,2% GDP, thậm chí năm 2016 ở mức 64,98% - tiệm cận mức cho phép 65%. Xét theo quy mô, dư nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần năm 2001; bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 18,4%/năm (gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP).
Trong vài năm gần đây do cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) gặp khó khăn nên dự toán ngân sách hàng năm bố trí chi trả đủ các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ; với chi trả nợ trong nước chỉ bố trí được một phần (khoảng 60-70% nhu cầu). Điều này đòi hỏi thực hiện phát hành mới để trả nợ đến hạn (năm 2013 là 47.000 tỷ đồng; năm 2014 khoảng 106.000 tỷ đồng; năm 2015 khoảng 125.000 tỷ đồng)…
Nguyên nhân khiến nợ công gia tăng chủ yếu xuất phát từ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 không đạt mục tiêu đề ra (chỉ đạt 5,9% so với mục tiêu 7-7,5%/năm), trong khi vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác, đã tác động bất lợi đến tình hình ngân sách và nợ công. Bên cạnh đó là những áp lực vay vốn để đầu tư, bội chi NSNN duy trì ở mức cao.
Nguyên nhân khiến nợ công gia tăng chủ yếu xuất phát từ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 không đạt mục tiêu đề ra (chỉ đạt 5,9% so với mục tiêu 7-7,5%/năm), trong khi vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác, đã tác động bất lợi đến tình hình ngân sách và nợ công. Bên cạnh đó là những áp lực vay vốn để đầu tư, bội chi NSNN duy trì ở mức cao.
Nguồn vốn vay chủ yếu được ưu tiên phân bổ cho các chương trình, dự án đầu tư công (khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015), song chỉ số ICOR khu vực nhà nước dù đã giảm xuống 8,94 (giai đoạn 2006-2010 là 9,2) nhưng vẫn rất cao so với ICOR của nền kinh tế (tương ứng cả 2 giai đoạn là 5,52 và 6,26), cho thấy hiệu quả thấp trong việc sử dụng các nguồn lực, sự lãng phí và quản lý chưa chặt chẽ trong đầu tư công - nhân tố ảnh hưởng đến an toàn nợ công.
Rủi ro đối với nợ công còn đến từ việc một số dự án Chính phủ phải trả nợ thay, tập trung vào một ngành như xi măng, giao thông, công nghiệp tàu thủy, thủy điện, giấy, nông-lâm-ngư nghiệp, chế biến chế tạo, thép, hóa chất...
Nhằm ngăn ngừa những bất cập nêu trên, dự luật đã bổ sung nhiều điểm quan trọng. Chẳng hạn, 4 điều dự thảo luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán hàng năm về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay của các chương trình, dự án và quản lý nợ công, báo cáo Quốc hội; thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, kiểm toán chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Nhằm ngăn ngừa những bất cập nêu trên, dự luật đã bổ sung nhiều điểm quan trọng. Chẳng hạn, 4 điều dự thảo luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán hàng năm về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay của các chương trình, dự án và quản lý nợ công, báo cáo Quốc hội; thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, kiểm toán chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định về giám sát, sử dụng nợ công để đảm bảo huy động, phân bổ, sử dụng nợ công đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình. Đồng thời bổ sung quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nợ công và trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm.
Về cho vay lại, dự thảo quy định chặt chẽ hơn điều kiện, bao gồm tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong 3 năm liền kề; nợ quá hạn không quá 5%; không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; được ít nhất một trong số các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (như Standard and Poor’s, Moody’s, Fitch) xếp hạng ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn 1 bậc so với xếp hạng tín nhiệm quốc gia…
Một trong những điểm dư luận quan tâm lâu nay là nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có tính vào nợ công hay không. Theo Bộ Tài chính, nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
Về cho vay lại, dự thảo quy định chặt chẽ hơn điều kiện, bao gồm tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong 3 năm liền kề; nợ quá hạn không quá 5%; không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; được ít nhất một trong số các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (như Standard and Poor’s, Moody’s, Fitch) xếp hạng ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn 1 bậc so với xếp hạng tín nhiệm quốc gia…
Một trong những điểm dư luận quan tâm lâu nay là nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có tính vào nợ công hay không. Theo Bộ Tài chính, nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp DN không trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công có nghĩa chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ, điều này không phù hợp, nên Bộ Tài chính giữ quan điểm không đưa nợ DNNN vào nợ công.
Việc quy định chặt chẽ, gắn trách nhiệm trong quản lý, điều hành nợ công trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp bách để cải thiện bức tranh nợ công, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về sử dụng vốn vay và xử lý nợ công.
Việc quy định chặt chẽ, gắn trách nhiệm trong quản lý, điều hành nợ công trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp bách để cải thiện bức tranh nợ công, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về sử dụng vốn vay và xử lý nợ công.