Ngày 6-10, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Công ty cổ phần Công nghệ DTT tổ chức hội thảo “Du lịch thông minh - Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam”. Tại hội thảo, yêu cầu về lộ trình số hóa, chuyển đổi mô hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam đã được khẳng định.
80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam do nước ngoài nắm giữ
Thứ trưởng Bộ KH-CN, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc Phạm Đại Dương cho biết, Khu CNC Hòa Lạc luôn sẵn sàng chung tay hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy nhận thức về du lịch thông minh và tạo mọi điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. Thị trường du lịch toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi với sự lên ngôi của xu hướng kinh doanh du lịch trực tuyến.
80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam do nước ngoài nắm giữ
Thứ trưởng Bộ KH-CN, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc Phạm Đại Dương cho biết, Khu CNC Hòa Lạc luôn sẵn sàng chung tay hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy nhận thức về du lịch thông minh và tạo mọi điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. Thị trường du lịch toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi với sự lên ngôi của xu hướng kinh doanh du lịch trực tuyến.
Kinh doanh du lịch trực tuyến tăng trưởng nhanh hơn dự báo và hiện tượng này cũng diễn ra tại Việt Nam. Thói quen tiêu dùng của du khách giờ đây phụ thuộc nhiều vào công nghệ và sự thay đổi này là cơ hội để các công ty cung ứng, các nhà quản lý có thể “đọc” nhu cầu thực sự của họ, từ đó có thể cá nhân hóa và tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm, dịch vụ.
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ứng dụng CNTT trong đại đa số các doanh nghiệp du lịch mới dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Thị trường du lịch trực tuyến trong nước hiện vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ứng dụng CNTT trong đại đa số các doanh nghiệp du lịch mới dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Thị trường du lịch trực tuyến trong nước hiện vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Theo số liệu của VECOM, các OTAs thương hiệu toàn cầu như agoda.com, booking.com, traveloka.com, expedia.com đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với 80% thị phần. Trong khi đó, hiện chỉ có khoảng 10 công ty Việt Nam kinh doanh du lịch trực tuyến như: ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn… Tuy nhiên các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp.
Chuyển đổi công nghệ số càng sớm, càng tốt
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh số du lịch trực tuyến trên thế giới năm 2016 tăng 13,8% và đạt giá trị khoảng 565 tỷ USD, trong đó thị trường châu Á - Thái Bình Dương vươn lên dẫn đầu thế giới về du lịch trực tuyến từ năm 2017. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD vào năm 2025.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Việt Nam, buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch, đều đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển đổi công nghệ số càng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam.
Chuyển đổi công nghệ số càng sớm, càng tốt
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh số du lịch trực tuyến trên thế giới năm 2016 tăng 13,8% và đạt giá trị khoảng 565 tỷ USD, trong đó thị trường châu Á - Thái Bình Dương vươn lên dẫn đầu thế giới về du lịch trực tuyến từ năm 2017. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD vào năm 2025.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Việt Nam, buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch, đều đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển đổi công nghệ số càng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam.
Hệ thống dữ liệu thông minh này sẽ thống nhất khối dữ liệu du lịch khổng lồ đang tản mát hiện nay, được tất cả các thành phần trong ngành du lịch cùng xây dựng và khai thác, qua đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch nhờ khả năng cá nhân hóa được xu hướng và nhu cầu của các du khách.
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam.
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam.
Đây là định hướng chính sách quan trọng cho ngành du lịch hướng tới các mục tiêu năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được từ 17 đến 20 triệu lượt khách quốc tế (so với 10 triệu năm 2016), phục vụ 82 triệu lượt khách nội địa (so với 62 triệu năm 2016), đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm gồm 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Theo các ý kiến tại hội thảo, thời gian tới, doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong kinh doanh và marketing, bao gồm tăng cường nguồn lực đội ngũ nhân sự CNTT tại chỗ, tăng cường thực thi các công cụ marketing online và thương mại điện tử; kiểm soát spam email. Song song với đó, cần xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, đảm bảo độ chính xác, tin cậy về thông tin, các sản phẩm và dịch vụ.
Theo các ý kiến tại hội thảo, thời gian tới, doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong kinh doanh và marketing, bao gồm tăng cường nguồn lực đội ngũ nhân sự CNTT tại chỗ, tăng cường thực thi các công cụ marketing online và thương mại điện tử; kiểm soát spam email. Song song với đó, cần xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, đảm bảo độ chính xác, tin cậy về thông tin, các sản phẩm và dịch vụ.
Doanh nghiệp cũng phải tăng cường quản lý và khai thác hiệu quả mạng xã hội và sức mạnh của quảng cáo truyền miệng; đầu tư xây dựng website có giao diện thân thiện với smart phone, tăng cường tích hợp các công cụ thanh toán trực tuyến nhằm đẩy mạnh kênh bán lẻ trên nền tảng di động; thực hiện số hóa dữ liệu, tăng cường khai thác kho dữ liệu lớn.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần thiết lập hành lang kỹ thuật hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp OTAs; có chính sách hỗ trợ về thuế đối với các doanh thu từ hoạt động du lịch trực tuyến của danh nghiệp trong nước.