Chúng tôi xác định các dự án nhà ở là chung cư người dân từ khi thực hiện bước đặc cọc để mua nhà cho đến các bước tiếp theo cho đến khi dự án được hoàn thành và được chủ đầu tư dự án bàn giao nhà đều mong muốn lớn nhất của người mua nhà là được cơ quan chức năng cấp giấy chủ quyền cho căn nhà của mình.
Từ khi thực hiện Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 1-4-2014 đến nay, sở đã xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận cho 235 dự án nhà ở là chung cư với số lượng khoảng 200.000 căn hộ. Trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận theo quy định, nổi lên ba nhóm vấn đề bị vướng khi cấp giấy, nhóm thứ nhất là các dự án chung cư trong quá trình xây dựng chủ đầu tư đã vi phạm xây dựng so với giấy phép xây dựng, nhóm này sở TNMT phối hợp với sở Xây dựng xử lý vấn đề vi phạm sau đó sẽ có văn bản thẩm định đủ điều kiện để cấp giấy chủ quyền cho người dân.
Đương nhiên việc xử lý nhóm vướng mắc này chậm hơn vì theo quy định của pháp luât thì chủ đầu tư phải khắc phục các sai phạm thì cơ quan có thẩm quyền sau đó mới thẩm định nếu đủ điều kiện thì sẽ tiến hành ấp giấy cho dân. Nhóm thứ 2 là, một số chủ đầu tư trong quá trình đầu tư dự án, chủ đầu tư đã thế chấp quyền sử dụng đất của toàn bộ dự án, thậm chí thế chấp cả dự án .
Theo nguyên tắc thì sau khi bên vay trả nợ thì ngân hàng sẽ giải chấp một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào việc trả nợ hoặc thỏa thuận của hợp đồng tín dụng của hai bên. Tuy nhiên khi dự án hoàn thành, trách nhiệm của chủ đầu tư sẽ phả trả toàn bộ nợ vay cho ngân hàng để giải chấp, lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòn bộ dự án để nộp cho Sở TNMT nhằm thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà cũng như các hạng mục khác của dự án.
Tuy nhiên trên thực tế có một số chủ đầu tư có khó khăn về tài chính nên việc trả nợ không đúng tiến độ dẫn đến việc cấp giấy cho khách hàng bị chậm. Về việc này sở TNMT cũng đã phối hợp với ngân hàng nhà nước hỗ trợ cho chủ đầu tư co thể rút từng phần để cấp giấy chứng nhận cho người dân. NHóm vước mắc thứ ba, đó là việc tính nghĩa vụ tài chính của các dự án, trách nhiệm này thuộc các cơ quan nhà nước.
Hiện nay theo quy định của pháp luật có 5 phương pháp xác định nghĩa vụ tài chính nhưng trong thực tế phát sinh nhiều vấn đề và sở cũng đã có nhiều văn bản kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thống nhất giải quyết những vấn đề phát sinh để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đó sở mới tiến hành cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà.
Chúng tôi phân ra có nhóm nói trên để có giải pháp tích cực, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy. Vừa qua, UBND TPHCM có giao cho Sở TNMT xây dựng kế hoạch cấp giấy từ nay đến năm 2025, trong năm 2022 chúng tôi dự kiến là sẽ tháo gỡ các trường hợp vướng mắc và cấp giấy chứng nhận cho trên 20.000 căn hộ, trong 2 tháng đầu năm chúng tôi đã chấp giấy chứng nhận cho khoảng 6000 căn. Trách nhiệm của chúng tôi là phối hợp với các quận huyện, sở liên quan như Xây dựng, QH-KT, Tài chính tháo gỡ những vướng mắc nói trên để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy nhà ở trên địa bàn Thành phố.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như CCHC nhằm đây nhanh tiến độ cấp giấy như thế nào, thưa ông?
- Trong công tác cấp giấy, khâu mà người dân quan tâm nhất là việc liên thông giữa cơ quan cấp giấy- cơ quan thuế- kho bạc nhà nước để người dân không phải đi lại nhiều. Chúng tôi ý thức được vấn đề này, vừa qua chúng tôi đã tiến hành thí điểm tại một số cụm như Quận 12, Quận 1, TP Thủ Đức, và Quận 3 hiện nay rất thành công. Sở đã có văn bản trình UBND TP kiến nghị ứng dụng rộng rãi trên địa bàn Thành phố việc thí đểm này để giúp người dân bớt đi lại trong quá trình cấp giấy.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp giấy sẽ giúp cho người dân chỉ nộp hồ sơ một chỗ và nhận kết quả một chỗ, hạn chế tối đa việc đi tới đi lui trong quá trình giải quyết hồ sơ các cơ quan chức năng sẽ liên thông trên hệ thống để giải quyết. Việc ứng dụng CNTT cũng giúp các cơ quan chức năng giám sát công tác cấp giấy một cách chặt chẽ, việc giám sát cũng trở nên thuận lợi hơn. Đó cũng là việc cải cách hành chính một cách thiết thực nhất.
- Xin cảm ơn ông.