Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, Bộ Công Thương là đơn vị đầu tiên đi đầu trong lĩnh vực cải cách hành chính và cắt giảm rất quyết liệt, song muốn đồng bộ thì các bộ, ngành, địa phương khác cũng phải làm tốt việc này.
Bên lề kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 diễn ra ngày 23/10, đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) đã có một số chia sẻ với phóng viên về những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doang nghiệp nhỏ và vừa.
- Thưa ông, thời gian qua đã có nhiều chính sách được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, vậy tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành sự quan tâm như thế nào đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Tôi nhận thấy Chính phủ hiện đang quyết liệt triển khai những điều kiện tốt nhất dành cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là động thái tốt, một định hướng rất chính xác để phát triển kinh tế một cách bền vững.
Mặc dù hiện nay chúng ta đang mở cửa để các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, muốn Việt Nam phát triển thật sự bền vững thì chắc chắn phải phát triển một nền kinh tế tự chủ, đặc biệt ưu tiên phát triển các doanh nghiệp trong nước.
Về mặt quyết sách, tại kỳ họp trước Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, Chính phủ đang rất quyết liệt và đưa ra các quyết sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Đây là định hướng lâu dài và chúng ta phải phát triển như vậy thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển ổn định một cách vững vàng.
- Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố cắt giảm 675 các điều kiện kinh doanh, vậy sức lan tỏa của vấn đề trên như thế nào, thưa ông?
-Tôi nhận thấy Quốc hội và Chính phủ rất quyết liệt, nhưng phía dưới chạy còn rất chậm chạp, đặc biệt là các cơ quan thành viên Chính phủ, tức là các bộ các ngành.
Bộ Công Thương là đơn vị đầu tiên đi đầu trong lĩnh vực cải cách hành chính cắt giảm rất quyết liệt. Nhưng các bộ, ngành, địa phương khác cũng phải làm tốt việc này.
Khi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ kéo được toàn bộ lực lượng lao động, hiện nay còn khoảng trên 30 triệu người tham gia vào thị trường chính thức. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có được cả vốn, cả nguồn lực lao động.
- Ông có nói Quốc hội, Chính phủ đều quyết liệt cải cách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, còn ở dưới vẫn chạy chậm. Vậy nguyên nhân là do đâu, thưa ông?
- Quốc hội vừa qua có đi giám sát lại toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước, kỳ này chắc sẽ đưa ra Quốc hội để đánh giá lại toàn bộ việc thực hiện của các cơ quan công quyền đối với việc giải quyết khiếu nại cho người dân.
Trên cơ sở đó sẽ có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để sắp xếp và đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước để chúng ta làm tốt công việc này.
- Với quan điểm cá nhân, ông có đề xuất gì với Quốc hội nhằm tạo đà cho doanh nghiệp trong năm 2018?
- Quốc hội đã và đang đồng hành cùng Chính phủ, tuy nhiên nhiều luật khi đã được Quốc hội thông qua rồi nhưng khi triển khai các hệ thống văn bản dưới luật tôi nhận thấy vẫn còn chậm.
Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian tới cần phải kịp thời hơn nữa trong việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Đơn cử như đầu tư công, năm nào cũng bị đánh giá chậm chạp, đến thời điểm này giải ngân cũng rất chậm. Tại sao như thế? Chính phủ biết điều này và cần phải có giải pháp cụ thể.
Nếu thừa nhận hệ thống pháp luật chuẩn rồi thì phải xem lại khâu hành pháp. Việc này Chính phủ phải có tổng kết đánh giá để đưa ra và giải quyết triệt để.
Nếu không xử lý được vấn đề này sẽ dẫn đến hai hệ lụy lớn cho nền kinh tế. Thứ nhất, trái phiếu Chính phủ huy động rồi nhưng phải “gom lại” để đấy. Một mặt vẫn phải trả tiền cho người dân, nhưng đầu tư thì không được. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn vốn, lãng phí xã hội…
Thứ hai, khi đầu tư không phát triển sẽ không kích thích được toàn bộ nền kinh tế phát triển. đây là điển hình trong suốt những năm qua.
- Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng đôi khi chậm thì sẽ chặt chẽ và cẩn thận hơn. Quan điểm của ông thế nào về nhận xét này?
- Theo tôi đây là cách giải thích ngụy biện, sẽ chẳng có gì tốt đẹp với sự bê trễ. Khi một nền kinh tế đã kế hoạch hóa rồi, đầu tư công giờ đây có cả kế hoạch cho trung hạn.
Ví dụ, ngoài tiền lấy từ ngân sách để đầu tư công, chúng ta còn phải đi vay để đầu tư công. Nhưng có cái lạ, bên vay thì cứ đi vay, vay về rồi thì lại để đấy. Trong khi vay của người dân thì với lãi suất cao, gửi vào hệ thống ngân hàng thì lãi suất thấp, rõ ràng đã bị mất đi một khoản chênh lệch.
Trong khi đó, đầu tư công nhanh sẽ kéo theo các khoản đầu tư khác cùng chạy theo và kích thích nền kinh tế phát triển, như thế sẽ có lợi đa chiều. Nhưng nếu chậm thì tất cả các chỉ tiêu đều lao dốc và gây tác hại ghê gớm cho nền kinh tế.
- Xin cảm ơn ông!
Bên lề kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 diễn ra ngày 23/10, đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) đã có một số chia sẻ với phóng viên về những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doang nghiệp nhỏ và vừa.
- Thưa ông, thời gian qua đã có nhiều chính sách được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, vậy tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành sự quan tâm như thế nào đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Tôi nhận thấy Chính phủ hiện đang quyết liệt triển khai những điều kiện tốt nhất dành cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là động thái tốt, một định hướng rất chính xác để phát triển kinh tế một cách bền vững.
Mặc dù hiện nay chúng ta đang mở cửa để các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, muốn Việt Nam phát triển thật sự bền vững thì chắc chắn phải phát triển một nền kinh tế tự chủ, đặc biệt ưu tiên phát triển các doanh nghiệp trong nước.
Về mặt quyết sách, tại kỳ họp trước Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, Chính phủ đang rất quyết liệt và đưa ra các quyết sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Đây là định hướng lâu dài và chúng ta phải phát triển như vậy thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển ổn định một cách vững vàng.
- Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố cắt giảm 675 các điều kiện kinh doanh, vậy sức lan tỏa của vấn đề trên như thế nào, thưa ông?
-Tôi nhận thấy Quốc hội và Chính phủ rất quyết liệt, nhưng phía dưới chạy còn rất chậm chạp, đặc biệt là các cơ quan thành viên Chính phủ, tức là các bộ các ngành.
Bộ Công Thương là đơn vị đầu tiên đi đầu trong lĩnh vực cải cách hành chính cắt giảm rất quyết liệt. Nhưng các bộ, ngành, địa phương khác cũng phải làm tốt việc này.
Khi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ kéo được toàn bộ lực lượng lao động, hiện nay còn khoảng trên 30 triệu người tham gia vào thị trường chính thức. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có được cả vốn, cả nguồn lực lao động.
- Ông có nói Quốc hội, Chính phủ đều quyết liệt cải cách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, còn ở dưới vẫn chạy chậm. Vậy nguyên nhân là do đâu, thưa ông?
- Quốc hội vừa qua có đi giám sát lại toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước, kỳ này chắc sẽ đưa ra Quốc hội để đánh giá lại toàn bộ việc thực hiện của các cơ quan công quyền đối với việc giải quyết khiếu nại cho người dân.
Trên cơ sở đó sẽ có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để sắp xếp và đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước để chúng ta làm tốt công việc này.
- Với quan điểm cá nhân, ông có đề xuất gì với Quốc hội nhằm tạo đà cho doanh nghiệp trong năm 2018?
- Quốc hội đã và đang đồng hành cùng Chính phủ, tuy nhiên nhiều luật khi đã được Quốc hội thông qua rồi nhưng khi triển khai các hệ thống văn bản dưới luật tôi nhận thấy vẫn còn chậm.
Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian tới cần phải kịp thời hơn nữa trong việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Đơn cử như đầu tư công, năm nào cũng bị đánh giá chậm chạp, đến thời điểm này giải ngân cũng rất chậm. Tại sao như thế? Chính phủ biết điều này và cần phải có giải pháp cụ thể.
Nếu thừa nhận hệ thống pháp luật chuẩn rồi thì phải xem lại khâu hành pháp. Việc này Chính phủ phải có tổng kết đánh giá để đưa ra và giải quyết triệt để.
Nếu không xử lý được vấn đề này sẽ dẫn đến hai hệ lụy lớn cho nền kinh tế. Thứ nhất, trái phiếu Chính phủ huy động rồi nhưng phải “gom lại” để đấy. Một mặt vẫn phải trả tiền cho người dân, nhưng đầu tư thì không được. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn vốn, lãng phí xã hội…
Thứ hai, khi đầu tư không phát triển sẽ không kích thích được toàn bộ nền kinh tế phát triển. đây là điển hình trong suốt những năm qua.
- Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng đôi khi chậm thì sẽ chặt chẽ và cẩn thận hơn. Quan điểm của ông thế nào về nhận xét này?
- Theo tôi đây là cách giải thích ngụy biện, sẽ chẳng có gì tốt đẹp với sự bê trễ. Khi một nền kinh tế đã kế hoạch hóa rồi, đầu tư công giờ đây có cả kế hoạch cho trung hạn.
Ví dụ, ngoài tiền lấy từ ngân sách để đầu tư công, chúng ta còn phải đi vay để đầu tư công. Nhưng có cái lạ, bên vay thì cứ đi vay, vay về rồi thì lại để đấy. Trong khi vay của người dân thì với lãi suất cao, gửi vào hệ thống ngân hàng thì lãi suất thấp, rõ ràng đã bị mất đi một khoản chênh lệch.
Trong khi đó, đầu tư công nhanh sẽ kéo theo các khoản đầu tư khác cùng chạy theo và kích thích nền kinh tế phát triển, như thế sẽ có lợi đa chiều. Nhưng nếu chậm thì tất cả các chỉ tiêu đều lao dốc và gây tác hại ghê gớm cho nền kinh tế.
- Xin cảm ơn ông!