Để dân bầu Trưởng đặc khu
Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ về dự án luật được Tổng Thư ký Quốc hội gửi đến ĐB trước phiên thảo luận tại hội trường chiều 22-11, ghi nhận tại 19 tổ thảo luận đã có 136 ý kiến về dự thảo. Trong đó, mô hình chính quyền ở các đặc khu là vấn đề được ĐB bày tỏ quan tâm hơn cả. Đa số ý kiến thể hiện sự đồng tình với phương án 1 (phương án chọn của Chính phủ).
Theo đó, chính quyền địa phương đặc khu là thiết chế Trưởng đặc khu cùng các cơ quan chuyên môn trực thuộc; không tổ chức HĐND và UBND.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) nói: “Tôi nhận thấy Chính phủ đã tiếp thu nhiều quan điểm thể hiện trong đề án về chính quyền đô thị của TPHCM và tôi tin rằng tổ chức chính quyền theo phương án 1 sẽ đảm bảo tính hiệu quả”.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) nói: “Tôi nhận thấy Chính phủ đã tiếp thu nhiều quan điểm thể hiện trong đề án về chính quyền đô thị của TPHCM và tôi tin rằng tổ chức chính quyền theo phương án 1 sẽ đảm bảo tính hiệu quả”.
Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến ủng hộ phương án 2 - phương án có tổ chức UBND và HĐND ở đặc khu, cho rằng phương án này mới phù hợp với Hiến pháp. ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) lại không đồng tình cả 2 phương án đã nêu: “Phương án 1 bỏ qua nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phương án 2 quay lại hình thức truyền thống, làm cho bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả. Bên cạnh Trưởng đặc khu, nên có hội đồng đặc khu với thành phần gồm các chuyên gia do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, thực hiện chức năng giám sát, khuyến nghị. Cũng có thể một nửa thành viên do dân bầu để lắng nghe, phản ánh nguyện vọng của nhân dân”.
Một góc Phú Quốc.
Về thiết chế Trưởng đặc khu có nhiều đề xuất khác nhau. Trong đó, đáng lưu ý là ý kiến đề nghị quy định Trưởng đặc khu do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng theo hình thức thi tuyển. Chức danh này phải được lựa chọn thông qua cơ chế thi tuyển cạnh tranh, công khai, trong đó UBND tỉnh tham mưu, Bộ Nội vụ là cơ quan thẩm định, Thủ tướng quyết định. Có ĐB còn đề nghị Trưởng đặc khu phải là Ủy viên Trung ương.
Có ý kiến đề nghị trước mắt Trưởng đặc khu do Thủ tướng bổ nhiệm, còn về lâu dài (sau thời hạn 5 năm) phải do dân bầu. Cũng có ý kiến đề nghị Trưởng đặc khu do tỉnh đề xuất bổ nhiệm, Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm. Khi có những quyết định kinh tế mâu thuẫn với quyền lợi của khu vực đó, Trưởng đặc khu sẽ bị thay thế.
Phương án khác là Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh và HĐND tỉnh, nhưng khi bãi miễn Thủ tướng có thể tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành Trung ương. Cũng có ĐB đề nghị Trưởng đặc khu do Thủ tướng bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về việc này. Một số ĐB cho rằng quy định HĐND tỉnh có quyền đề nghị Thủ tướng miễn nhiệm, cách chức. HĐND, UBND tỉnh có quyền đình chỉ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Trưởng đặc khu.
Luật chung hay riêng cho 3 đặc khu?
Luật chung hay riêng cho 3 đặc khu?
Theo dự thảo, dự luật quy định về quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và các cơ quan khác của Nhà nước tại 3 đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).
Có 2 loại ý kiến về vấn đề này. Nhiều ý kiến thống nhất với dự thảo, song cũng có không ít ý kiến đề nghị xây dựng cho tất cả đặc khu kinh tế nói chung, còn 3 đặc khu được chọn có thể đưa vào chương riêng, hoặc được điều chỉnh bằng các nghị định. ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) thống nhất lựa chọn 3 đơn vị đặc khu như dự thảo, vì đây là những đơn vị “đại diện cho các vùng miền, hội đủ các lợi thế”.
Có 2 loại ý kiến về vấn đề này. Nhiều ý kiến thống nhất với dự thảo, song cũng có không ít ý kiến đề nghị xây dựng cho tất cả đặc khu kinh tế nói chung, còn 3 đặc khu được chọn có thể đưa vào chương riêng, hoặc được điều chỉnh bằng các nghị định. ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) thống nhất lựa chọn 3 đơn vị đặc khu như dự thảo, vì đây là những đơn vị “đại diện cho các vùng miền, hội đủ các lợi thế”.
Trong khi đó, ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề nghị dự thảo không chỉ thiết kế cho riêng 3 đơn vị nói trên để đảm bảo luật có đời sống lâu dài. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đồng ý với ĐB Thạch Phước Bình, cho rằng: “Không nên làm luật chỉ để cho 3 đơn vị cụ thể. Hiện đã đủ điều kiện chín muồi để xây dựng luật chung cho đặc khu. Riêng 3 đơn vị nêu trong dự thảo luật nên được điều chỉnh bằng nghị quyết của Quốc hội. Với cách làm như thế, khi có những vấn đề cần điều chỉnh với 1 đặc khu nào chỉ cần ban hành nghị quyết, không cần phải sửa luật”. Tranh luận ý kiến này, ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nhận định: “Khi chưa có kinh nghiệm, việc thử nghiệm tại 3 đơn vị và điều chỉnh bằng một đạo luật là bước đi thích hợp”.
Làm gì để cùng có lợi
Làm gì để cùng có lợi
Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhưng phải bảo đảm chủ quyền và lợi ích quốc gia là nguyên tắc được ĐB Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh khi bàn về những chính sách vượt trội so với luật hiện hành. Theo ĐB Nghĩa, mối quan hệ với nhà đầu tư nước ngoài phải là quan hệ 2 bên cùng có lợi, nhưng nếu họ có lợi 8 chúng ta chỉ có lợi 2 cũng không ổn, nhất là khi phần thua thiệt lại liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia.
ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu: “Giao đất tới 99 năm cho nhà đầu tư chiến lược, nếu 30 năm dự án của nhà đầu tư thất bại, ta có thu hồi đất không”. ĐB Nghĩa đề nghị dự luật phải có cơ chế để các bộ ngành được quyền tham gia ý kiến trong trường hợp nhận thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến chủ quyền, lợi ích quốc gia. Dự án thất bại phải trả lại đất, nếu muốn thay đổi sang ngành nghề khác phải xem xét cấp phép lại.
Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng: “Đừng nghĩ nếu nhà đầu tư được 8, ta chỉ được 2 thì không làm. Nếu không làm có khi chỉ 2 cũng không được. Đằng sau con số 2 đó còn có những tác dụng khác nữa, đó là việc làm, cơ hội phát triển du lịch, khách sạn… Nhiều nước cũng đã giao đất cho nhà đầu tư đến 90 năm, mình không vượt trội hơn những người đi trước không cạnh tranh được”.
ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng yêu cầu đánh giá thận trọng tác động đối với 3 đặc khu về quốc phòng an ninh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển đảo, đời sống cộng đồng dân cư địa phương vì cả 3 đều là địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh.