Đón đọc ĐTTC bộ mới số 255 phát hành thứ hai ngày 4-11-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 255 phát hành ngày 4-11-2024 với nhiều chuyên mục:

Bia1.jpg

- Chính sách phải thuận, năng lượng sạch mới thông: Việt Nam dự tính đến 2030 sẽ cần 12 tỷ USD để đầu tư nguồn điện mới. Một vấn đề nữa được các học giả nêu lên, đó là giải pháp nào cho những địa phương đang có nhà máy nhiệt điện, khai thác than phục vụ cho nhiệt điện, đó là vấn đề sinh kế cho những người lao động trong những đơn vị này. Do vậy, chính sách đóng một vai trò rất lớn trong việc tăng tốc quá trình chuyển đổi và đảm bảo rằng nó hoạt động để “đèn luôn sáng”. Bên cạnh đó phải tạo ra những cơ hội cho những địa phương khác nhau, tạo ra những việc làm thay thế phù hợp. Điều rất quan trọng là phải nhớ đến cộng đồng và để họ không bị thiệt thòi trong quá trình chuyển đổi. Để có việc làm mới, ngành nghề mới, khu công nghiệp cũng có thể xây dựng ở khu vực khai thác than cũ. (Tri Nhân)

- Giá đất tăng, nhà đầu tư thuê đất tính sao?: UBND TPHCM ban hành Quyết định 79 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 quy định về Bảng giá đất trên địa bàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31-10-2024 đến hết ngày 31-12-2025. Bảng giá đất mới cho thấy giá đất tăng từ 4-5 lần cho đến hàng chục lần so với giá trước đó, kể cả đất nông nghiệp. Giá đất tăng theo giá thị trường cũng là lẽ đương nhiên, nhưng chắc chắn giá thuê đất trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) bắt buộc phải tăng theo. Điều này khiến các nhà đầu tư đã thuê và sắp thuê đều phải cân nhắc. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Dự án 1 luật sửa 7 luật tháo gỡ “điểm nghẽn” tài chính: Theo chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (còn gọi là Dự án 1 luật sửa 7 luật). Đây là Dự án Luật quan trọng, nếu được thông qua, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vấn đề lớn mang tính cấp bách, điểm nghẽn của nền kinh tế. (Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi)

- Quy định nhà đầu tư TPDN riêng lẻ “3 có”, có vấn đề: Sau nhiều chỉnh sửa dựa trên góp ý dư luận, Dự thảo 1 luật sửa 7 luật (trong đó có Luật Chứng khoán) vừa được Bộ Tài chính (BTC) thay mặt Chính phủ trình Quốc hội. Theo đó, Dự thảo cấm nhà đầu tư (NĐT) cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ ở lần sửa trước đã được đảo ngược, tức luật không cấm. Đối với DN đại chúng niêm yết, có bề dày chục năm, liên tục có lãi, chịu sự điều tiết và giám sát của nhiều quy định, vẫn phải áp dụng khung “3 có” cùng hạng với các DN không đại chúng sẽ không ổn. Nhưng đối với DN chưa thử thách, có thể phải đặt ra “5 có”. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia)

- Phát triển bền vững xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược: Ngày nay chúng ta nghe nhiều về sự nóng lên toàn cầu, với nguyên nhân chính là sự gia tăng khí nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến kinh tế và xã hội khắp nơi trên thế giới. PTBV là xu hướng tất yếu và ngày càng trở thành yếu tố quan trọng đối với DN, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững. Bởi trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và các cam kết quốc tế về cắt giảm khí nhà kính, các DN cần phải có chiến lược thích ứng, đồng thời xây dựng mô hình hoạt động bền vững. (Tô Vĩ Hùng, Giám đốc tài chính và kế toán Zarubezhneft Vietnam; Thành viên Hội đồng bình chọn Báo cáo phát triển bền vững - VLCA)

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh như thế nào?: Chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt các DN nhỏ và vừa là xu thế không thể đảo ngược. Nhưng làm thế nào để DN chuyển đổi xanh có thể chứng minh để vay được vốn ngân hàng (NH), nhằm nuôi dưỡng một thế hệ DN mới, một thế hệ DN vừa giải quyết được các vấn đề khí hậu, vừa có khả năng tăng trưởng cao trong tương lai. Đó là công nghệ. (ThS. Lê Thị Thu Hà, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Biến đổi khí hậu: Doanh nghiệp và ngân hàng vào cùng xuồng: Nhắc đến biến đổi khí hậu (BĐKH) nhiều người nghĩ đến doanh nghiệp (DN), vì đây là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, thực tế cả ngân hàng (NH) cũng ảnh hưởng rất lớn từ BĐKH vì có mối quan hệ tương tác giữa hai bên. Thật ra những khoản vay hiện tại của các NH cho DN vay không phải tài chính xanh. Bởi do chúng ta chưa có khung pháp lý để phân loại như thế nào là tiêu chí xanh. Do vậy nếu xảy ra sự cố, sẽ làm ảnh hưởng đến những tài sản được sử dụng để làm tài sản thế chấp ở NH, tác động đến rủi ro vỡ nợ, đến nợ xấu và tác động lên cả những mô hình tính toán rủi ro của các NH. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol)

- Chuyển giao Cbbank, Oceanbank và những khoản lỗ?: Chỉ còn hơn 1 năm nữa, ngành ngân hàng (NH) sẽ đi hết hành trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Gần đây 2 NH 0 đồng đã chính thức chuyển giao bắt buộc là CBBank và OceanBank. Tuy nhiên có một nghịch lý khoản lỗ của NH được chuyển giao sẽ không sáp nhập vào NH nhận chuyển giao, nhưng tài sản thì được hợp nhất. Trong khi 2 NH được chuyển giao sẽ hoạt động như một NH con, tài sản sản hợp nhất với NH mẹ, tất cả mọi sự quản lý thuộc về NH mẹ, nhưng phần lỗ lại không thuộc về NH mẹ? (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính)

- Cần trợ lực mới thành “người khổng lồ”: Trong suốt quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng các năm qua, nhu cầu tăng vốn của 4 NHTM có vốn nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV) luôn là một vấn đề cấp thiết, và nhóm này đang cần nhiều hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc nâng vốn điều lệ. (Thiên Minh)

- Thép Hòa Phát gánh nợ vì dự án Dung Quất 2: Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất 2 (Dung Quất 2) với tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, được dự báo sẽ tạo ra đột biến cho Tập đoàn Thép Hòa Phát (HoSE, mã HPG). Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thép không còn nhiều dư địa tăng, thì nguồn vốn khủng bỏ vào dự án khiến nhiều cổ đông lo ngại về tình hình tài chính của doanh nghiệp. (Kim Giang)

- Dự án “treo” xuyên thế kỷ: Dự án Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) có quy mô hơn 400ha, được quy hoạch gần 30 năm qua, với kỳ vọng biến một nơi chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 10km trở thành một đô thị gần gũi với thiên nhiên sông nước, một khu đô thị chuẩn mực, hiện đại… Tuy nhiên sau gần 30 năm, dự án vẫn chỉ là trên giấy, trong khi đó đời sống người dân trong vùng quy hoạch bị ảnh hưởng trăm bề, mòn mỏi chờ đợi, đất đai bị lãng phí… (Bình Minh)

- Temu, “giọt nước tràn ly”: Cơn bão Temu, Shein, 1688… cho thấy áp lực về thương mại không công bằng giữa các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước, đang đẩy các DN Việt Nam vào thế khó, nguy cơ thị trường bán lẻ rơi vào tay DN nước ngoài đang hiển hiện, nền sản xuất trong nước đe dọa bị phá vỡ. Do vậy nỗ lực cải cách thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn ngày càng mạnh mẽ hơn. (Linh Chi)

- Có thực sự đáng sợ Temu?: Từ đầu tháng 10 cho tới nay, Temu trở thành từ khóa “hot” trên nhiều phương tiện truyền thông và cả các trang mạng xã hội. Không ít lo ngại rằng, doanh nghiệp (DN) Việt nhất là DN nhỏ sẽ bị bóp nghẹt trước làn sóng hàng giá rẻ. Vậy Temu có thực sự đáng sợ như vậy. (Thanh Lâm)

- Phải cạnh tranh công bằng về thuế: Đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) đang là vấn đề được khơi lại trong những ngày gần đây, trước sự xuất hiện rầm rộ của Temu. (Đức Mạnh)

- Rèn luyện sức khỏe ngày giao mùa (Nhã Trúc)

- Kinh tế toàn cầu qua 2 ứng viên Tổng thống Mỹ: Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ giữa 2 ứng viên được so kè từng chút một, ông HENG KOON HOW, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường Ngân hàng UOB, Singapore nhận định: Các chính sách do ông Trump đề xuất mang theo rủi ro lạm phát cao hơn, ngược lại các đề xuất của bà Harris cho thấy mục tiêu rõ ràng hơn, mặc dù cả hai đều cần giải quyết các vấn đề nợ lâu dài của Mỹ. (Heng Koon How)

- Tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ: Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ chính thức diễn ra vào tối mai (ngày 5-11 giờ Việt Nam), sẽ quyết định nhà lãnh đạo của cường quốc về kinh tế và quân sự trong 4 năm tới, cũng sẽ ảnh hưởng đến thế giới. Điều gì sẽ diễn ra sau đó nếu nước Mỹ có nữ Tổng thống đầu tiên? Hay nếu cựu Tổng thống Donald Trump quay lại Nhà Trắng? Sau đây là những dự đoán của giới chuyên gia dựa trên những tuyên bố của 2 ứng viên. (Vinh Trang)

- Các tỷ phú Mỹ đứng sau cuộc đua vào Nhà trắng: Khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang diễn ra, các tỷ phú từ Thung lũng Silicon đến Phố Wall đã ủng hộ hai ứng cử viên bằng tiền quyên góp, nhưng cũng có người không công khai ủng hộ bên nào. Sau đây là cách một số tên tuổi lớn nhất và nhân viên của họ tiếp cận cuộc bầu cử này. (Vinh Trang)

- Tự tử vì si mê người tình AI: Trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là bước đột phá công nghệ của con người ở thế kỷ 21, song mặt trái của AI cũng đang dần hiện hữu, đặc biệt là sau cái chết thương tâm của một thiếu niên người Mỹ mới đây. (Phạm Gia Hiển)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác