Đón đọc ĐTTC bộ mới số 96 phát hành thứ hai ngày 15-3-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 96 phát hành ngày 15-3-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 96 phát hành thứ hai ngày 15-3-2021 ảnh 1
- Dân giàu nước mạnh: Khát vọng “Việt Nam hùng cường”, hay nói đầy đủ là mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng vào năm 2045, vốn chỉ là một cách nói để “hâm nóng” lại triết lý dân giàu, nước mạnh, vốn đã được nói đến hàng thế kỷ. Thế nhưng tại sao mãi cho đến những năm gần đây, đặc biệt là trong nhiệm kỳ vừa qua của Chính phủ thì chủ trương này mới được quyết liệt thực hiện và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân thực sự được tô đậm, nâng tầm mạnh mẽ. Phải chăng đó là vì chiến lược xem khu vực kinh tế Nhà nước với các tập đoàn, tổng công ty khổng lồ đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột cho nền kinh tế đã thực sự thất bại. Suốt một thời gian dài, qua nhiều đợt cải cách, các doanh nghiệp nhà nước vẫn không hiệu quả, đảm đương được vị thế trụ cột cho nền kinh tế. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM)
- Thiếu kết nối chuỗi du lịch nhỏ vùng cao: Để chuẩn bị đón đầu làn sóng du lịch nước ngoài sau dịch, ngay từ bây giờ Sở Du lịch Hà Nội, các hiệp hội du lịch, khách sạn ở Hà Nội cần liên kết với đối tác ở các tỉnh vùng Đông và Tây Bắc như các sở du lịch, hiệp hội, chủ điểm du lịch nhỏ lẻ lại, cùng nhau xây dựng thành chuỗi liên hoàn đồng bộ, hoàn chỉnh làm cho sản phẩm phong phú, luôn tươi mới và bổ sung cho nhau. Trước hết, cần thay đổi nhận thức về vị thế tiềm năng các điểm du lịch nhỏ lẻ này sẽ trở thành dòng sản phẩm du lịch chủ đạo trong một chiến lược dài hơi. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Nền kinh tế vaccine hậu Covid-19?: Vaccine cứu 2-3 triệu mạng người mỗi năm, nhưng để mang chúng ra thị trường đòi hỏi đầu tư cực lớn với những hợp đồng bí mật. Thị trường dược phẩm trị giá 1.300 tỷ USD năm 2019, trong đó vaccine chỉ chiếm 3%, ở mức 33 tỷ USD, trong khi thuốc ung thư 142 tỷ USD. Vậy nền kinh tế vaccine hoạt động và mang lại lợi nhuận ra sao, ai tài trợ? Liệu đại dịch Covid-19 và công nghệ mới có khiến thị trường vaccine bị đổ vỡ? (Văn Cường)
- Thành sự tại… vaccine: Trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa được công bố ngày 9-3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã rất lạc quan với các dự báo mới của mình. Tuy vậy, lộ trình phục hồi của mỗi nước sẽ phụ thuộc vào vaccine, hỗ trợ của chính sách tài khóa, hệ thống y tế và quy mô của các ngành bị thiệt hại nặng do Covid-19. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Thu hồi đất 2 bên đường bán đấu giá - Cốt yếu ở giá bồi thường: Trường hợp “thu hồi đất 2 bên đường theo quy hoạch, tổ chức đấu giá hoặc đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư của đề án", về mặt tích cực, thứ nhất Nhà nước thực hiện được mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng, đường giao thông, đi đôi với chỉnh trang đô thị theo quy hoạch, giúp phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thu ngân sách thông qua tăng nguồn thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng BĐS, thuế thu nhập doanh nghiệp… Thứ hai, Nhà nước thu hồi đất lân cận 2 bên đường giao thông vừa có quỹ đất, vừa phục vụ tái định cư tại chỗ, vừa thực hiện các dự án vì lợi ích công cộng. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM)
- Luật Đất đai và tính hợp lý cơ chế thị trường: Việc xây dựng Luật Đất đai ở nước ta được Nhà nước quan tâm đặc biệt, nhưng cũng rất khó khăn. Luật Đất đai đầu tiên được Quốc hội thông qua tháng 12-1987 sau quyết định chủ trương Đổi mới, nhưng vì chưa rõ đổi mới kinh tế cần gì đến đất đai, nên Luật Đất đai 1987 không làm được gì tích cực cho đổi mới kinh tế.  Pháp luật đất đai của ta chạy đuổi theo thị trường vẫn bị bỏ lại phía sau. Vì thế, vấn đề cốt lõi trong sửa đổi Luật Đất đai lần này là làm sao hình thành được hệ thống quản lý đất đai thông minh, nhằm thực thi hiệu quả trong cơ chế thị trường. (GS.TSKH Đặng Hùng Võ)
- Tăng đầu tư để ĐBSCL cất cánh: Tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về “Phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, diễn ra ở TP Cần Thơ cuối tuần qua, nhiều ý tưởng, đề xuất đã được các chuyên gia, nhà khoa học… đưa ra nhằm đẩy nhanh hoàn thiện cơ chế và thúc đẩy ĐBSCL phát triển lên tầm cao mới. (Huỳnh Lợi )
- Cuộc đua ngân hàng số: Phát triển ngân hàng số (NHS) đang là vấn đề trọng tâm của đa số NHTM, vì lợi ích của việc chuyển đổi số ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa có sự đồng đều vì còn nhiều rào cản. Khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng (chuẩn kỹ thuật kết nối, chuẩn dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung, hạ tầng an ninh, bảo mật), tội phạm công nghệ, giáo dục tài chính, bảo vệ người tiêu dùng trước các chiêu trò lừa đảo khi giao dịch… đang là thách thức đối với NHS. (Thiên Minh)
- Ngân hàng số khát nhân lực chất lượng cao: Covid-19 không chỉ khiến hoạt động kinh doanh giảm sút, nhiều công ty phải đối mặt với những quyết định nhân sự khó khăn, bao gồm cả việc sa thải hoặc cắt giảm lương. Tuy nhiên, với các ngân hàng (NH) đây lại là cơ hội tuyển dụng nhân sự có chất lượng cao cho chiến lược chuyển đổi số. (Diệp Anh)
- Số hóa kết nối sản xuất - sản phẩm - người mua: Gần đây cụm từ “kinh tế số” (KTS) được các phương tiện truyền thông và nhà kinh tế nhắc đến như một sự thời thượng trong ngôn từ. Không ít người mạnh miệng dự báo KTS đến năm bao nhiêu sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm GDP, hoặc KTS sẽ làm GDP tăng bao nhiêu. Vậy KTS là gì? (TS. Bùi Trinh)
- Phía sau các thương vụ thâu tóm…: Từ cuối năm 2015, thị trường bán lẻ (TTBL) Việt Nam liên tiếp đón nhận các thông tin về những thương vụ thâu tóm lớn, sau đó là những động thái đổi tên thương hiệu. Các ông chủ Thái Lan trở nên đình đám ở thị trường Việt Nam, làm dấy lên những lo ngại người Thái sẽ thâu tóm TTBL. Thế nhưng mọi chuyện có vẻ như không dễ dàng như vậy.  (Thái Hà)
- Nhà băng nhỏ, cửa tăng vốn hẹp: Tăng vốn điều lệ (VĐL) luôn là yêu cầu đặt ra đối với các NHTM, nhằm làm dày gối đệm tài chính chống chịu trước những rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, năm nay dự báo cửa tăng vốn sẽ rộng với các NHTM quy mô lớn, nhưng vẫn hẹp với NH quy mô nhỏ. (Cát Tường)
- Sống chung với nghẽn mạng: Không chỉ HoSE, hệ thống giao dịch của nhiều CTCK cũng thường xuyên rơi vào tình trạng bị nghẽn, khiến NĐT không thể bán nhanh trong thời gian gần đây. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại cho NĐT, còn khiến TTCK Việt Nam mất điểm dưới mắt NĐTNN. (Kim Giang)
- Vượt cơ chế nhưng đợi đến bao giờ?: Sự vào cuộc của Công ty FPT tuần qua đã hé mở giải pháp mới chưa từng có tiền lệ cho bài toán “nghẽn hệ thống giao dịch” của sàn HoSE. Trong tất cả các giải pháp được dự kiến trước đó, việc một đơn vị tư nhân xây dựng hệ thống giao dịch tạm thời cho HoSE không được tính đến. (Nguyên Hà)
- Làng quê không bình yên vì… đất: Làng quê vốn bình yên, thỉnh thoảng đám cưới, đám tang hay lễ hội cũng chỉ làm lao xao một góc làng. Nhưng những năm gần đây, chuyện liên quan đến đất cát đã làm cả một vùng quê bị “sốt”. Hàng chục, hàng trăm xe hơi kéo về, hàng ngàn người chạy khắp làng tìm người này, kéo tay người nọ ồn ào, râm ran. Đó là chuyện về những cơn sốt đất, có sốt nóng và cả sốt lạnh. (TS. Huy Minh Quang)
- Khách sạn Rex Sài Gòn giảm giá ưu đãi nhiều dịch vụ (Phương Hằng)
- Công nghệ cho cuộc sống xanh (Nhã Trúc)
- Những mẫu giày khiến phái đẹp mê đắm (Khoa Lam)
- Trung Quốc: Kiềm chế  tăng trưởng để giải quyết “núi nợ”: Các nhà phân tích ngạc nhiên khi Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6%/năm, thấp hơn 25% so với dự báo 8,1% của IMF vào đầu 2021. Tuy nhiên, nếu quan sát thị trường tài chính Trung Quốc, không khó nhận ra đây là bước đi bắt buộc nếu họ muốn gỡ những quả bom nổ chậm trong “núi nợ” các ngân hàng và định chế tài chính ngân hàng ngầm ở nước này. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác