(ĐTTCO) - LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), cho rằng đằng sau các báo cáo của các ngân hàng về lợi nhuận ẩn chứa nhiều vấn đề tiềm ẩn rủi ro.
(ĐTTCO) - Nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, về những nỗ lực vượt qua các khó khăn, thử thách và thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Toàn nền kinh tế phát huy động lực, quản trị rủi ro hiệu quả, linh hoạt trong điều hành giá,… kinh tế Quý I vẫn có thể là nền tảng tốt, là điểm tựa để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm.
(ĐTTCO) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách các tổ chức phát hành chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 16-9-2022 đến 31-1-2023. Theo đó, có 54 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu, trong đó có 34 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản - xây dựng. Điều này có đáng lo?
(ĐTTCO) - Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nếu so sánh tỷ lệ lạm phát với các nước lớn trên thế giới, Việt Nam đang ở vùng lạm phát tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
(ĐTTCO) - Giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) đang trở thành câu chuyện rất thời sự, kẻ nói nên người nói không. Nên bởi đây là những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế và có liên thông với nhiều ngành nghề khác.
(ĐTTCO) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65/2022 (NĐ65) về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đang được kỳ vọng sẽ mở đường tháo gỡ phần nào nút thắt của thị trường này.
(ĐTTCO) - Nỗi lo nợ xấu trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hàng loạt ngành nghề chủ chốt dần được hé lộ trên báo cáo tài chính (BCTC) quý IV-2021 của các NHTM. Nhiều NH cũng bắt đầu có hành động, xu hướng được ghi nhận là đang “dọn bớt” nợ nhóm 5, kéo giảm tỷ lệ nợ xấu xuống.
(ĐTTCO) - Trong buổi họp báo về việc triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng (NH) 2022 vào những ngày cuối năm, nhiều thông tin liên quan đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2021. Đa phần, thông tin được công bố đều là tin tốt, thể hiện sự vượt khó hỗ trợ nền kinh tế của ngành NH trong bối cảnh dịch bệnh. Song tỷ lệ nợ xấu đang là mối lo ngại lớn, khiến NHNN tiếp tục siết chặt tín dụng chảy vào lĩnh vực rủi ro.
(ĐTTCO) -Từ khi có các thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hàng loạt khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) lại trở thành nợ không xấu, do không phải chuyển nhóm nợ.
(ĐTTCO) - Sáng kiến Đình chỉ Dịch vụ nợ G20 (DSSI) đã giúp các quốc gia hoãn các khoản thanh toán khoảng 5,7 tỷ đô la Mỹ cho đến cuối năm 2020, với 7,3 tỷ đô la Mỹ khác được trả chậm dự kiến cho đến tháng 6.
(ĐTTCO)-Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, các NHTM đã tung ra nhiều gói hỗ trợ, thực hiện khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, các công ty tài chính (CTTC) vẫn chưa có động thái nào hỗ trợ cá nhân vay tiêu dùng, trong khi sự suy yếu khả năng trả nợ của nhóm này rất lớn.
(ĐTTCO) - Trao đổi với ĐTTC, PGS.TS ĐINH TRỌNG THỊNH, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), cho rằng các gói hỗ trợ kinh tế nhằm ứng phó dịch Covid-19 là điều phải làm, nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến chính sách tài khóa. Dịch Covid-19 đang tạo ra khó khăn kép đối với tài khóa 2020.
(ĐTTCO)-Hiện chỉ có 7% doanh nghiệp (DN) trong ngành gỗ vẫn hoạt động bình thường, còn lại trên 90% DN phải tạm dừng, hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, tạo ra sự đứt gãy toàn chuỗi. Nếu chúng ta không duy trì được các đơn hàng quốc tế, thì khả năng khôi phục sản xuất càng khó khăn hơn.
(ĐTTCO)-Tác động kép từ trận hạn mặn lịch sử và đại dịch Covid-19 đang gây sức ép nặng nề lên doanh nghiệp (DN) miền Tây. Lo cho “sức khỏe” của DN vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản quốc gia trong và sau đại dịch đang là vấn đề lớn.
(ĐTTCO) - Dịch Covid-19 diễn biến khó lường đang gây thách thức cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay. Mới đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng đều thấp hơn mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, nhưng cần có kịch bản theo tình hình dịch để chủ động ứng phó.
(ĐTTCO)- Đến nay, Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm có nhà máy, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Nhưng, số doanh nghiệp sở hữu dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn cao hơn như: EU-GMP, Japan-GMP còn khá khiêm tốn.