(ĐTTCO)-Trong các trường dạy kinh doanh, người học thường được chia sẻ: “Có hai thứ bạn không thể tránh trong cuộc đời, đó là cái chết và… thuế”. Chính vì vậy, các thiên đường thuế xuất hiện để tiếp tay cho thủ thuật xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển giá (BEPS). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT), dịch vụ xuyên biên giới càng khiến các chính phủ đau đầu trong việc quản lý thuế, nhất là các hoạt động thanh toán giao dịch quốc tế.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng Hệ thống luật quản lý thuế liên quan đến nhiều nước, do đó liên tục được sửa đổi, cập nhật để phù hợp với thực tế và chuẩn mực chung của thế giới. Thí dụ, Ấn Độ từ tháng 2-2016 đã áp dụng thuế khoán 6% đối với các hoạt động quảng cáo và liên quan trong trường hợp B2B đối với bên cung cấp dịch vụ không đăng ký kinh doanh.
Mới đây, từ tháng 4-2020, nước này đã áp dụng mức khoán 2% cho tất cả giao dịch điện tử bên mua có cư trú ở Ấn Độ hay địa chỉ IP xuất phát từ Ấn Độ, bất kể là giao dịch B2B hay B2C.
Còn các nước EU đang trong tiến trình thúc đẩy việc áp thuế các tập đoàn công nghệ lớn, thường được gọi là nhóm GAFA, vì các tập đoàn này chọn nơi đăng ký thuế khác với các nơi có nguồn doanh thu chính.
Nước Pháp đã tiên phong trong việc áp dụng mức thuế 3% doanh thu của các tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Pháp. Mặc dù Mỹ và EU vẫn còn bất đồng trong cách tính thuế và thuế suất, nhưng việc việc áp thuế chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cơ quan quản lý thuế Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó đáng quan tâm là quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan và các ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (DVTGTT).
Quy định này đang thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi: trách nhiệm cung cấp thông tin là như thế nào về phạm vi, mức độ? Đại diện Tổng cục Thuế cho biết việc thực hiện sẽ theo lộ trình, nghĩa là không phải tất cả thông tin của khách hàng ở NH sẽ chuyển cho cơ quan thuế ngay lập tức. Liệu có chắc cơ quan thuế chỉ yêu cầu thông tin của những trường hợp nghi vấn?
Vậy việc quản lý như thế nào
Ở nhiều nước, việc quản lý thuế thu nhập của các cá nhân không là vấn đề lớn, vì hệ thống thuế thu nhập cá nhân đã khá hoàn chỉnh, họ chỉ tập trung quản lý thuế đối với các khoản doanh thu phát sinh trong nước nhưng được chuyển ra nước ngoài.
Còn ở Việt Nam, nếu căn cứ vào các thông tin từ cơ quan quản lý thuế, dường như họ đang ưu tiên nhắm đến những cá nhân đang cư trú ở Việt Nam và có nguồn thu nhập từ nước ngoài hay các hoạt động TMĐT. Vậy việc quản lý thuế nên thực hiện như thế nào?
Trước hết, cần có đơn vị đặc biệt ở cơ quan quản lý thuế như ở nhiều quốc gia khác. Những người làm việc trong đơn vị này am hiểu về các nền tảng công nghệ như sàn TMĐT (Amazon, Etsy, Shopify…), nền tảng chia sẻ nội dung (YouTube, Witch), nền tảng cung cấp dịch vụ như việc làm (Gig work, freelance work), chỗ ở (Aairbnb), đặc biệt là các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter, Instagram).
Ngoài ra, những người này cũng phải am hiểu về hệ thống mạng internet, các vấn đề bảo mật, truy tìm IP.
Tiếp đến là việc quản lý giấy tờ tùy thân, vì việc làm giả hay mượn giấy tờ tùy thân của người khác để mở tài khoản ngân hàng, đăng ký mã số thuế sẽ khiến cơ quan quản lý thuế phức tạp hơn trong việc xác định danh tính và truy thu thuế.
Cuối cùng, nên theo mô hình của nhiều nước, việc quản lý thuế thu nhập cá nhân cần được thực hiện triệt để, chặt chẽ. Theo đó, bất kỳ công dân trưởng thành nào cũng phải kê khai thu nhập hàng năm, theo lựa chọn cá nhân hoặc theo hộ gia đình. Việc kê khai đúng, đủ là trách nhiệm của người dân và cơ quan thuế có quyền hậu kiểm trong trường hợp nghi vấn.
Tổng cục Thuế cho biết việc thực hiện sẽ theo lộ trình, nghĩa là không phải tất cả thông tin của khách hàng ở NH sẽ chuyển cho cơ quan thuế ngay lập tức. Liệu có chắc cơ quan thuế chỉ yêu cầu thông tin của những trường hợp nghi vấn?
Việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh tế số, trước tiên áp dụng với cá nhân cư trú trong nước là cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu chung của chính sách thuế. Tuy nhiên, cũng quan trọng không kém là việc quản lý thuế các hoạt động TMĐT, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam.
Cơ quan quản lý thuế cần tham khảo kinh nghiệm của các nước trong việc triển khai, tính toán thuế suất phù hợp. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các thảo luận quốc tế, như sáng kiến BEPS của tổ chức OECD, trao đổi với cơ quan quản lý thuế ở các nước trong việc xây dựng các hiệp định tránh chồng thuế, trao đổi thông tin tự động.
Nghị định 126 sẽ sớm có thông tư hướng dẫn từ Bộ Tài chính, kỳ vọng việc yêu cầu NTHM hay DVTGTT cung cấp thông tin theo lộ trình, có nghĩa chỉ cung cấp thông tin của những trường hợp nghi vấn, không yêu cầu cung cấp hàng loạt. Việc quản lý thuế từ hoạt động kinh tế số phải luôn đặt mình trong tình trạng năng động, nếu không thể tiên đoán trước được các tình huống, ít ra cũng không bị lạc hậu với những thay đổi của nền kinh tế.
------------ (*) Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global
(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.
(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.
(ĐTTCO) - Bộ Tài chính vừa có tờ trình dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
(ĐTTCO) - Tối 14-7, Cục Thuế (Bộ Tài chính) phát thông tin về những lưu ý đối với các cơ sở kinh doanh trong việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(ĐTTCO) - Việc hợp nhất TPHCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tạo nên động lực phát triển sẽ lan tỏa ra toàn vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy các địa phương chuyển từ phát triển riêng lẻ sang phân vai chức năng trong hệ sinh thái chung.
(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
(ĐTTCO) - Lâm Đồng nằm trong tam giác ngư trường trọng điểm của Việt Nam với hơn 8.300 tàu cá, trong đó có trên 2.000 tàu công suất lớn hoạt động xa bờ, được trang bị công nghệ hiện đại phục vụ nghề cá.
(ĐTTCO) - Giá đất tăng, chính sách nhà ở cho người trẻ thêm mong manh. Đây chính là tiêu điểm được phân tích trong bản tin Chuyển động kinh tế - Góc nhìn chuyên gia hôm nay.
(ĐTTCO) - Giá đất tăng, chính sách nhà ở cho người trẻ thêm mong manh. Đây chính là tiêu điểm được phân tích trong bản tin Chuyển động kinh tế - Góc nhìn chuyên gia đăng tải 6 giờ 30 ngày 14-7.
(ĐTTCO) - Nghị định 70 được đánh giá là bước tiến quan trọng trong quá trình minh bạch và hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, tuy nhiên khi thực hiện cần phải có những điều chỉnh để sát với thực tế.
(ĐTTCO) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành thuế đã thực hiện được 26.290 cuộc thanh tra, kiểm tra; tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 28.430 tỷ đồng.
(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất.
(ĐTTCO)-Chiều 10-7, tại hội thảo do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhiều hộ kinh doanh (HKD) bày tỏ lo ngại khi thực hiện hóa đơn điện tử từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
(ĐTTCO) - Kế hoạch hành động xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các rào cản thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(ĐTTCO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt triển khai để hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào cuối năm 2026.
(ĐTTCO) - Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5061 yêu cầu các sở công thương các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sau khi ổn định tổ chức, cần nhanh chóng tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu