Nhiều ý kiến cho rằng khu vực FDI được ưu ái nhiều, chèn ép doanh nghiệp (DN) trong nước; FDI vào nhiều nhưng hiệu quả thấp, ít chuyển giao công nghệ; rồi FDI chuyển giá, trốn thuế, ảnh hưởng đến môi trường… Dẫu vậy, vai trò quan trọng của FDI là không thể phủ nhận.
Vai trò quan trọng của FDI
Tại sao lại nói DN FDI chèn ép DN nội? Câu trả lời là đừng chỉ nhìn vào việc kim ngạch xuất khẩu (XK) của khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn (năm 2021 trong tổng kim ngạch XK 332,25 tỷ USD, khu vực FDI đóng góp 73,6%) mà cho rằng DN trong nước bị chèn ép. Những năm gần đây, tăng trưởng XK của 2 khối DN này đều rất lớn.
Với tỷ trọng 25-27%, kim ngạch XK của DN trong nước đã lên tới 80-90 tỷ USD/năm, gấp 3 lần so với chỉ 10 năm trước đây, chúng ta phải thừa nhận nhiều DN nội đã nhờ các DN FDI để có thể tăng trưởng XK.
Với Việt Nam, ngoài tạo ra nhiều việc làm, khu vực FDI còn là động lực giúp nhiều ngành công nghiệp trong nước phát triển mạnh mẽ. |
Việc chiếm tỷ trọng lớn như vậy đã giúp Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Không có DN FDI, không có sự lớn mạnh của DN nội, làm sao chúng ta có được vị thế đó.
Hay như với XK đồ điện tử, thiết bị di động, 55% sản lượng điện thoại di động của Samsung đang được sản xuất tại Việt Nam. Họ có chèn ép DN nội đâu, nhưng vì có DN nào của Việt Nam làm sản phẩm này của họ. Vingroup đã từ bỏ lĩnh vực này, còn Bkav sản xuất với số lượng rất nhỏ. Trong khi đó, gần 50 tỷ USD XK nông, lâm, thủy sản là của Việt Nam, do chúng ta làm ra.
Về chuyện thu ngân sách ít, chuyển giao công nghệ, chuyển giá, trốn thuế… thực tế là có. Có những đóng góp từ khu vực FDI khiến chúng ta chưa thỏa mãn, nhưng chúng ta phải thừa nhận tính 2 mặt của đồng tiền, nhiều khi vấn đề cũng nằm ở năng lực quản trị của ta.
Nếu năng lực quản trị của ta tốt hơn, những điểm yếu này sẽ được hạn chế. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần có những tiếp cận đúng đắn nhất và điểm tích cực về khu vực FDI.
Đơn cử, khu vực FDI đã tạo được việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Trong khi đó, chỉ số tạo việc làm ở các nước EU, Mỹ, Nhật Bản là chỉ tiêu hàng đầu. Bởi thất nghiệp sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề, từ trợ cấp thất nghiệp, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh xã hội…
Như vừa rồi VinFast đầu tư sang Mỹ và đã nhận được khoản ưu đãi thuế hơn 20 triệu USD từ chính quyền bang California, do dự án của VinFast sẽ giúp tạo ra ít nhất 1.065 việc làm.
Thu hút dòng vốn FDI chất lượng phải từ năng lực chúng ta
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận, hay nói đúng hơn có quyền đòi hỏi và lựa chọn dòng vốn đầu tư có chất lượng hơn, đóng góp nhiều hơn cho kinh tế - xã hội nước nhà.
Thu hút dòng vốn FDI chất lượng phải từ năng lực chúng ta
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận, hay nói đúng hơn có quyền đòi hỏi và lựa chọn dòng vốn đầu tư có chất lượng hơn, đóng góp nhiều hơn cho kinh tế - xã hội nước nhà.
Tổng kết 30 năm thu hút FDI, đặc biệt sau khi Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị được ban hành, chúng ta đã nói về điều này, về chuyện “nâng cấp” dòng vốn FDI, thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội…
Nhưng đến nay, chúng ta chưa làm được nhiều, chưa thu hút được dự án công nghệ tương lai thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, chưa có biến chuyển nhanh sang kinh tế xanh, ít phát thải khí nhà kính, chưa xây dựng được nhiều khu công nghiệp sinh thái, đô thị xanh…
Thực ra, với khả năng thu hút 30-40 tỷ USD/năm, chúng ta đã vượt mục tiêu Nghị quyết 50/NQ-TW đề ra. Vấn đề chất lượng, hiệu quả thế nào, phải nhìn trên góc độ năng lực hấp thụ vốn. |
Ngay cả 2 đầu tàu kinh tế là Hà Nội và TPHCM, dù đã có chính sách ưu đãi cao, đặc biệt với các dự án quy mô lớn và tác động quan trọng với quốc gia, nhưng đạt được kết quả khá khiêm tốn. Dự án đầu tư vào còn nhỏ, vẫn còn nhiều dự án dưới 1 triệu USD…
Việc cần làm là phải nâng cấp bộ máy nhà nước, phát triển chính phủ số, chính phủ kiến tạo… Định hướng này chúng ta đã có, nhưng chưa thực thi đầy đủ và hiệu quả.
Chúng ta cũng chưa tận dụng được tốt các FTA thế hệ mới, nên chủ yếu thu hút được FDI từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN, chưa thu hút được nhiều đầu tư từ Mỹ, EU, từ các tập đoàn trong danh sách Fortune 500. Đó là những vấn đề cần quan tâm, nếu như muốn “nâng cấp” dòng vốn FDI.
Nghị quyết 50/NQ-TW đã đề ra nhiệm vụ xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài về kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh… Nếu chúng ta xây dựng được “bộ lọc” này, như suất đầu tư ra sao, sử dụng lao động, công nghệ, môi trường như thế nào, rồi giá trị gia tăng, khả năng liên kết với DN trong nước ở mức độ nào…, có thể đo lường chính xác thành quả thu hút và sử dụng vốn FDI.
Do vậy phải có tiêu chí rõ ràng. Châu Âu gần đây nói nhiều về vấn đề giảm phát thải khí nhà kính. Các loại sản phẩm hàng hóa, bao gồm cả từ Việt Nam, phải đảm bảo được tiêu chuẩn đó mới có thể xuất khẩu sang châu Âu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây cũng đưa ra các cam kết về phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26. Vì thế, các tiêu chí, tiêu chuẩn đưa ra cũng phải dựa trên các cam kết này mới lựa chọn được dòng vốn FDI có chất lượng.
Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Còn Nghị quyết 50/NQ-TW khẳng định: “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác”.
“Bắt đại bàng”: Khó nhưng vẫn làm được
“Bắt đại bàng”: Khó nhưng vẫn làm được
Những năm gần đây, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chúng ta đã nói nhiều đến chuyện dòng vốn đầu tư dịch chuyển, chuyện đón “đại bàng” đến làm tổ. Nhưng để “bắt đại bàng” rất khó, song không phải không làm được.
Thí dụ, chúng ta đã có kinh nghiệm “bắt” Intel. Ngay khi Intel bắt đầu quan tâm và “phát tín hiệu” muốn đầu tư 1 dự án ở Việt Nam, xác định đây là dự án trọng điểm, vì vào thời điểm đó Việt Nam chưa có dự án nào quy mô lớn và trong lĩnh vực công nghệ cao, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thành lập tổ đặc nhiệm để xem xét, đàm phán với Intel, thay vì phải qua các bộ, đến Bộ Tài chính đòi thuế, đến Hải quan đòi thủ tục hải quan… sẽ rất khó.
Là thành viên của tổ đặc nhiệm, lúc đó tôi đã đại diện Chính phủ Việt Nam đến gặp ông Thân Trọng Phúc, là đại diện của Intel thời bấy giờ, nói rằng chúng ta không nên coi nhau là đối tác nữa, mà phải về cùng một phía, làm sao để cùng kéo Intel về Việt Nam.
Sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chúng ta đã nói nhiều đến chuyện dòng vốn đầu tư dịch chuyển, chuyện đón “đại bàng” đến làm tổ. Nhưng để “bắt đại bàng” rất khó, song không phải không làm được. |
Hơn nữa, lúc ấy dự án của Intel là dự án duy nhất được Chính phủ chấp nhận hỗ trợ về tài chính, theo đề nghị từ phía nhà đầu tư. Khoản hỗ trợ này sau đó được tính cho đào tạo nhân lực. Khi đó, chúng tôi đã nói với Chính phủ dự án này không nên đặt nặng vấn đề tài chính, bởi ý nghĩa của nó còn lớn hơn.
Cuối cùng, Intel đã chọn Việt Nam, thậm chí đến bây giờ, họ vẫn đang tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Sau Intel mới có Samsung, LG, Nokia… đầu tư vào và bây giờ chúng ta mới có “cơ ngơi” như hiện nay.
Nhưng cũng phải thừa nhận chúng ta từng bỏ lỡ không ít cơ hội, bây giờ nhìn lại, vẫn rất tiếc nuối. Một trong số đó là thời điểm năm 1995, khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở châu Á, đồng Bath sụt giá, nhà đầu tư rút vốn ồ ạt ra khỏi Thái Lan, làm chao đảo cả khu vực.
Sai lầm khi đó là chúng ta lại sửa Luật Đầu tư nước ngoài, bởi cho rằng đã ưu đãi quá đáng cho khu vực này, cần siết lại. Giá đừng sửa luật, khi Thái Lan, Malaysia, Singapore… “cháy nhà”, người ta sẽ sang Việt Nam, nhưng rồi chính chúng ta lại “đốt nhà” trước. Nói vậy để thấy rằng, thể chế, chính sách rất quan trọng trong thu hút đầu tư.
Trong khi trước đó, một trong những lý do khiến Việt Nam ngay sau Đổi mới đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn bởi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành tháng 12-1987, là một trong những đạo luật về đầu tư hấp dẫn nhất khu vực. Ngày đó, khi thiết kế luật này, chúng tôi đã học hỏi kinh nghiệm 18 luật đầu tư nước ngoài của các quốc gia khác.
Trong khi trước đó, một trong những lý do khiến Việt Nam ngay sau Đổi mới đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn bởi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành tháng 12-1987, là một trong những đạo luật về đầu tư hấp dẫn nhất khu vực. Ngày đó, khi thiết kế luật này, chúng tôi đã học hỏi kinh nghiệm 18 luật đầu tư nước ngoài của các quốc gia khác.
Chỉ học hỏi cái hay, nên luật của Việt Nam hấp dẫn. Khi đó, các nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia chỉ mở cửa dần dần, giới hạn đầu tư của nước ngoài 49%, còn ta mở cửa, thông thoáng, chấp nhận DN 100% vốn nước ngoài, chỉ giới hạn tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài 30%, không giới hạn tối đa. Chưa kể, còn hàng loạt chính sách ưu đãi đầu tư được thực hiện.
Quan trọng hơn là việc Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (SCCI) chính thức được thành lập vào tháng 3-1989, sau đó được giao nhiệm vụ là đầu mối để quản lý các hoạt động về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Là một Ủy ban Liên bộ, đầy đủ thẩm quyền trong tay nên phê duyệt dự án rất nhanh, khi cần thiết có thể trình thẳng lên Thủ tướng, nên thủ tục đầu tư khi ấy không bị kêu ca, nhà đầu tư rất hào hứng. Từ đó, lần lượt có những làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Dây chuyền sản xuất tại một DN FDI. Ảnh: VIẾT CHUNG
Phải tháo gỡ ngay 3 vướng mắc
Hiện tại, ít nhất có 3 yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài cần nhưng chúng ta chưa giải quyết được. Thứ nhất, dù Chính phủ luôn có ý thức và quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhưng đáng tiếc khâu thực thi chưa theo kịp. Bởi vậy, chúng ta chưa có thể chế hoàn chỉnh, công khai, minh bạch, ổn định như kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta làm luật và sửa luật rất nhanh. Nếu không có sự ổn định về thể chế, không thể thu hút được “đại bàng”.
Chúng ta chưa có thể chế hoàn chỉnh, công khai, minh bạch, ổn định như kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta làm luật và sửa luật rất nhanh. Nếu không có sự ổn định về thể chế, không thể thu hút được “đại bàng”. |
Thế là họ sang Indonesia. Tổng thống Indonesia lệnh dự án 70 triệu USD, tạo được 300 việc làm sẽ cấp phép trong 1 ngày. Philippines, Ấn Độ cũng có nhiều chính sách ưu đãi cao… Cạnh tranh thu hút FDI là cạnh tranh quốc tế, phải nhìn ở góc độ như vậy. Nhưng ở góc độ khác, theo quan điểm của tôi, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia… đều nằm trong cộng đồng ASEAN, và trong cộng đồng này nhiều nước đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư quá lớn, không cần thiết… Tôi cho rằng, ASEAN nên ngồi lại để cùng họp bàn, xác định thu hút đầu tư là thu hút cho ASEAN, không phải chỉ cho riêng quốc gia nào, để không chạy đua ưu đãi đầu tư như vậy.
Thứ hai, chuyện sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn là điểm yếu. Nếu chúng ta không đảm bảo được vấn đề này, nhất là với các nhà đầu tư Mỹ, châu Âu, họ sẽ không an tâm.
Thứ ba, tham nhũng đang là vấn đề nổi cộm, dù 2-3 năm gần đây chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong phòng chống tham nhũng.
Thứ ba, tham nhũng đang là vấn đề nổi cộm, dù 2-3 năm gần đây chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong phòng chống tham nhũng.
Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang làm khó nhà đầu tư bằng các thủ tục nhiêu khê, bằng các chi phí không chính thức… Bởi vậy, cần quan tâm hơn nữa cải cách môi trường đầu tư, làm sao thủ tục đơn giản, minh bạch, tiên liệu được và thống nhất cách hiểu từ trên xuống dưới.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc phải nâng cấp bộ máy nhà nước, phát triển chính phủ số, chính phủ kiến tạo… Định hướng này chúng ta đã có, chỉ cần thực thi đầy đủ và hiệu quả.
Dòng vốn đầu tư toàn cầu đang phục hồi. Kinh tế Việt Nam cũng đang phục hồi, bắt đầu từ quý IV-2021. Các chuyến bay, đặc biệt là bay quốc tế đang được khôi phục. Rất nhiều FTA của Việt Nam với các đối tác cũng đã được ký kết, mang lại các cơ hội lớn. Cuối năm ngoái, các chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước đều luôn đi kèm với việc xúc tiến đầu tư rất hiệu quả. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, châu Âu đã cam kết đầu tư vào Việt Nam các dự án lớn. Đó đều là các dự án chúng ta đang cần.
Với các động thái đó và nếu giải quyết được 3 trở ngại nói trên, cộng thêm việc xây dựng các tiêu chí để thu hút, đánh giá về FDI và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, chúng ta sẽ đón được nhiều hơn nhà đầu tư lớn và dòng vốn đầu tư có chất lượng, đặc biệt từ Mỹ và châu Âu.