Tuy nhiên, đẩy mạnh hình thức này vừa tốn kém chi phí đầu tư, gây áp lực lên phí đối với người dùng. Trong khi đó, một số nước đã số hóa tối đa những hoạt động và dịch vụ thanh toán truyền thống, đây cũng là một kinh nghiệm cần xem xét để việc thúc đẩy TTKDTM hiệu quả hơn.
Cạnh tranh thúc đẩy thanh toán thẻ
Theo thống kê của NHNN, tại thời điểm cuối quý III-2018, có 147,3 triệu thẻ được phát hành, tăng hơn 7% so với đầu năm. Tuy nhiên, phần lớn giao dịch thẻ được thực hiện trên ATM. Cụ thể, số lượng ATM đạt 18.173 máy, số lượng giao dịch hơn 224,3 triệu món, với giá trị giao dịch gần 622.967 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng thiết bị chấp nhận thẻ POS/EFTPOS/EDC đạt 294.503 máy, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt hơn 55,4 triệu món, với giá trị giao dịch 117.887 tỷ đồng.
Theo thống kê của NHNN, tại thời điểm cuối quý III-2018, có 147,3 triệu thẻ được phát hành, tăng hơn 7% so với đầu năm. Tuy nhiên, phần lớn giao dịch thẻ được thực hiện trên ATM. Cụ thể, số lượng ATM đạt 18.173 máy, số lượng giao dịch hơn 224,3 triệu món, với giá trị giao dịch gần 622.967 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng thiết bị chấp nhận thẻ POS/EFTPOS/EDC đạt 294.503 máy, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt hơn 55,4 triệu món, với giá trị giao dịch 117.887 tỷ đồng.
Gần đây, để thúc đẩy thanh toán thẻ qua máy POS, các NH cũng tập trung nhiều ưu đãi khuyến mại lớn với thẻ nội địa. Đơn cử tháng 8-2018, Techcombank đã tiên phong triển khai chương trình hoàn tiền cho thẻ nội địa Techcombank F@st Access (thẻ NAPAS) khi khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán qua POS, hoặc thanh toán trên website thương mại điện tử. Mức hoàn tiền được áp dụng là 1% trên tổng số tiền chi tiêu của khách hàng, không giới hạn ngành hàng mua sắm. Sacombank ưu đãi thanh toán, mua sắm bằng thẻ thanh toán Plus khi thanh toán qua máy POS, như tặng 50.000 đồng khi mở thẻ và thanh toán lần đầu từ 300.000 đồng, hoàn tiền 300.000 đồng khi thanh toán tại 3 đơn vị, và cơ hội được nhận quà tặng điện thoại.
Bên cạnh đó, thẻ tín dụng với chức năng chính là cà máy POS thanh toán cũng liên tục được các NH phát hành kèm nhiều ưu đãi. Chẳng hạn như Vietcombank và American Express hợp tác sản phẩm thẻ Vietcombank Cashplus Platinum American Express, với tỷ lệ hoàn tiền cao nhất thị trường đến 1,5%, áp dụng cho giao dịch trong và ngoài nước, không giới hạn số lượng giao dịch tối thiểu và giá trị hoàn tiền tối đa.
VIB đã phát hành đồng loạt 5 dòng thẻ tín dụng mới cho nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Sacombank đã triển khai phương thức thanh toán chạm hay còn gọi là thanh toán không tiếp xúc (Contactless) đối với thẻ Visa và thanh toán nhanh bằng QR đối với thẻ Visa, Mastercard, UnionPay, JCB.
Hay ABBank ra mắt thẻ Visa Contactless với công nghệ hiện đại, chỉ cần đặt gần, lướt hoặc vẫy nhẹ lên máy POS để thanh toán, thay vì quẹt như cách truyền thống mới ra mắt cách đây không lâu. Bên cạnh đó, NHNN cũng cấp phép cho các công ty tài chính như Home Credit, FE Credit và mới đây là Lotte Card khai thác mảng này.
Một trong những mục tiêu quan trọng của định hướng phát triển TTKDTM tại Việt Nam là phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán, đến năm 2020 có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS và đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Có thể nói, đây là nhiệm vụ và cũng là cơ hội cho các NHTM, vì lượng giao dịch qua POS chỉ mới đạt được 1/4 mục tiêu đề ra, dư địa để NH khai thác còn rất lớn. Với dư địa đó, NH có thể đẩy mạnh phát hành thẻ và tăng lượng giao dịch thanh toán thu, tạo nguồn thu lớn về phí.
Số hóa thanh toán bằng điện thoại di động
Số hóa thanh toán bằng điện thoại di động
Tuy nhiên, với sự phát triển của hàng loạt phương tiện thanh toán hiện đại, một câu hỏi đặt ra là có cần phải chú trọng vào việc phát triển mạnh thanh toán thẻ để các NH chạy đua phát hành thẻ như vậy hay không? Bởi theo Hiệp hội Thẻ Việt Nam, tính đến hết năm 2017, cả nước có khoảng 132 triệu thẻ NH đang lưu hành, chỉ có 77 triệu thẻ hoạt động, còn lại 55 triệu thẻ còn lại là thẻ rác.
Điều này tạo ra sự lãng phí lớn và người tiêu dùng khi phải trả những chi phí không cần thiết. NHNN mới đây cũng ấn định, thời hạn chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip từ nay đến hết năm 2021 đối với toàn bộ thẻ đã được phát hành. Theo các NH, chi phí phát hành thẻ chip cao hơn thẻ từ, khoảng 70.000 đồng/thẻ. Như vậy, để thay thế hàng chục triệu thẻ, mỗi NH có thể tốn chi phí hàng trăm tỷ đồng.
Với độ cởi mở trong tiếp nhận các hình thức thanh toán mới của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng bên cạnh việc phát triển thanh toán thẻ, cơ quan quản lý có thể xem xét kinh nghiệm tận dụng sức mạnh của sự phát triển công nghệ của các nước.
Theo chia sẻ của ông Đặng Đức Huy, Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ SCB, năm 2009, hệ thống thẻ Aadhaar được triển khai tại Ấn Độ. Đây là một căn cước điện tử với mã định danh 12 số, mã định danh này kết hợp với lưu trữ sinh trắc học vân tay và mống mắt trong việc xác minh giao dịch, toàn bộ được lưu trữ điện tử, 1 thẻ giấy cũng được in ra, trên thẻ giấy có thể kết hợp hệ thống mã vạch QR. Người sử dụng cũng có thể lưu trữ thông tin thẻ trên điện thoại di động.
Theo đó, Chính phủ Ấn Độ đã tạo lập một hệ sinh thái số, thông qua việc số hóa và kiểm soát định danh công dân của mình trên nền tảng khoa học tiên tiến với chi phí thấp, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy TTKDTM. Khi người sử dụng có thể dễ dàng liên kết các tài khoản NH, định danh khách hàng đối với NH diễn ra nhanh chóng và an toàn.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính NH cho biết, NH Trung ương Ấn Độ đã nới lỏng nhiều quy định liên quan tới thanh toán di động, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ, như cho phép thêm nhiều công ty tham gia thị trường và xây dựng hệ thống thanh toán mới kết nối số chứng minh thư, số điện thoại và tài khoản NH của người dân. Theo đó, lượng giao dịch qua thiết bị di động tại Ấn Độ năm 2017 đã tăng gấp đôi sau khi chính phủ nước này khởi động chiến dịch giảm tiền mặt lưu thông trong năm 2016.
Một quốc gia khác là Kenya nổi tiếng với dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động M-PESA, một sản phẩm của nhà mạng Safaricom. Đặc điểm thị trường Kenya tại thời điểm sản phẩm này ra đời là phần lớn người dân không có tài khoản NH, chi nhánh của các nhà băng lại rất ít và càng hiếm ở vùng nông thôn. Với 8 trên 10 người dân Kenya có điện thoại di động, Safaricom đã tạo ra M-PESA để hỗ trợ họ chuyển/rút tiền thông qua các đại lý, hoặc chuyển đến số điện thoại người khác, vay/hoàn trả các khoản vay hay thậm chí gửi tiết kiệm bằng điện thoại.
Nhìn từ hệ thống thanh toán của Mỹ, trong khi khắp thế giới đã áp dụng công nghệ thẻ chip cho chủ thẻ tín dụng, thì tại Mỹ việc chuyển đổi hầu như diễn ra rất chậm chạp do hệ thống quá lớn, chi phí cho việc chuyển đổi rất cao. Tuy nhiên khi làn sóng thanh toán di động diễn ra mạnh mẽ nước Mỹ, sẽ phải bất đắc dĩ thừa nhận thất bại trong việc nâng cấp chip EMV và tiến thẳng lên hình thái thanh toán tiến bộ hơn, với cơ chế bảo mật cao hơn. Đây là những điển hình có tính hiệu quả có thể xem xét thực hiện để cùng lúc đạt 2 mục tiêu là phát triển TTKDTM và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời đại 4.0.
Với sự phát triển của điện thoại thông minh, người sử dụng có thể lưu trữ thông tin thẻ trên điện thoại và thanh toán qua điện thoại, vì vậy thẻ NH cũng không còn nhiều ý nghĩa. Điều này cũng phù hợp với xu hướng thanh toán di động ngày nay, các thẻ thanh toán vật lý dần bị thay thế bởi các VĐT trên di động. |