Trung Quốc đã thao túng các tổ chức quốc tế như thế nào?

(ĐTTCO) - Theo Wall Street Journal, những chiến dịch dài hạn trong quá khứ nhằm đảm bảo ảnh hưởng của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đang phát huy tác dụng. Nó đang là một “tấm khiên” vững chắc để bảo vệ Trung Quốc trước những điều tra quốc tế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên phát phát biểu tại kỳ họp đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Nguồn ảnh: Associated Press
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên phát phát biểu tại kỳ họp đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Nguồn ảnh: Associated Press

Khi Trung Quốc đưa ra Luật an ninh quốc gia mới tại Hồng Công được ban hành vào mùa hè qua, đã có hai phía luồng ý kiến đối đầu nhau đã được đưa ra tại Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Một do Cuba soạn thảo với thái độ tán dương động thái của Bắc Kinh đối với Hồng Công và đã nhận được 58 phiếu ủng hộ từ các quốc gia khác. Phía bên kia đến từ Anh bày tỏ quan ngại chỉ thu hút được 27 quốc gia ủng hộ.

Trung Quốc bành trướng

Sự phô trương sức mạnh của Trung Quốc trong những năm gần đây trên các mặt trận chỉ là thành quả ngoại giao lớn nhất của họ với mục đích là làm lung lay hệ thống các tổ chức kinh tế để những tổ chức này hoạt động theo những mong muốn của họ. Hơn thế nữa, kể từ khi Trump đưa nước Mỹ rời xa các tổ chức quốc tế đa phương mà họ đã dày công xây dựng kể từ sau Thế chiến thứ II là cơ hội để Trung Quốc nổi lên là người hưởng lợi chính, tăng cường thực hiện các chính sách dài hạn có kế hoạch của họ.

Bắc Kinh đã đưa các quan chức của họ, hoặc các đối tác, khách hàng của họ ngồi vào các vị trí lãnh đạo của các tổ chức mà Liên Hiệp Quốc đặt ra để định lại các tiêu chuẩn trên toàn thế giới như tiêu chuẩn toàn cầu về di chuyển hàng không, viễn thông và nông nghiệp. Việc giành được ảnh hưởng tại các cơ quan cấp cao của Liên Hiệp Quốc đã giúp Trung Quốc tránh được những điều tra quốc tế về hành vi của họ ở trong và ngoài nước. Vào tháng 3, Bắc Kinh đã giành được một ghế trong hội đồng gồm năm thành viên để lựa chọn các báo cáo viên (rappoteur) của Liên Hợp Quốc là nhân viên được lựa chọn để thu thập thông tin, dữ liệu về những vấn đề vi phạm nhân quyền được Liên Hiệp Quốc quan tâm. Sở dĩ Bắc Kinh muốn giành được một ghế tại hội đồng này vì các rappoteur được chọn từ hội đồng này trước đây đã có những cáo buộc về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vì đã bỏ tù hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ tại các trại tập trung tại Tân Cương.

Washington và Donald Trump gần đây đã cố gắng chống lại nỗ lực tiếp tục đưa người vào các hội đồng Liên Hợp Quốc của Trung Quốc và đã nhận được rất nhiều sự tán dương cũng như cảm thán của các quốc gia. Việc Trung Quốc ngày càng thực hiện thành công việc đưa người của mình vào các Hội đồng của Liên Hợp Quốc đã đặt ra một vấn đề nan giải đối với Hoa Kỳ và các đồng minh. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia trong Liên Hợp Quốc kỳ vọng tổ chức quốc tế cao nhất thế giới này sẽ trở thành một cơ chế thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có những hành động leo thang căng thẳng của một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Liên Hợp Quốc đã khiến người ta lo ngại rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ là giải pháp thay thế ưu việt cho các nền dân chủ phương Tây.

Theo cố vấn chính sách cấp cao tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ Ashok Malik nhận định: “Trung Quốc cảm thấy rằng đây chính là thời điểm của họ và họ cần phải kiểm soát trong thời điểm này. Nếu có thể kiểm soát được các cơ quan này, Trung Quốc có thể kiểm soát được cách suy nghĩ, và đưa ra những chính sách quốc tế theo hướng mà Trung Quốc muốn.

Lobby và hối lộ

Vào năm ngoái, các quốc gia thành viên của Tổ chức Nông lương đã tập trung tại Rome để bầu ra một giám đốc mới của cơ quan. Trung Quốc đã đề cử một giám đốc mới là ông Khuất Đông Ngọc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp của nước này. Để ông Khuất trở thành tổng giám đôc mới của Tổ chức Nông lương thế giới, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các hành động vận động lobby ở câc nước đang phát triển. Tại Uganda, các nhà ngoại giao của Trung Quốc đã có cuộc gặp gỡ với tổng thống Yoweri Museveni tại trang trại riêng của ông và cam kết sẽ xây dựng một lò mổ thịt bò có trị giá 25 triệu USD nếu Uganda bỏ phiếu cho ông Đổng tại cuộc họp bầu tổng giám đốc mới ở Rome.

Cameroon đã dự định đưa nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng ở Tây Phi là ông Medi Moungui ứng cử vị trí tổng giám đốc tổ chức này nhưng sau khi Trung Quốc xóa khoản nợ quá hạn trị giá 78 triệu USD, cả Cameroon và ông Medi Moungui đều rút lui khỏi vị trí ứng cử viên.

Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đều không đưa ra một ý kiến thống nhất. Châu Âu lại ngày càng mâu thuẫn trong việc lựa chọn ứng cử viên của mình.

Hơn thế nữa, các quan chức Hoa Kỳ khi cuộc họp bầu tổng giám đốc mới tại Rome, Trung Quốc đã cử một phái đoàn 80 đến 100 người tụ tập bên ngoài cuộc họp, quá đông so với một phái đoàn điển hình vài chục người theo quy định của các hiệp ước quốc tế. Họ mang đến hội nghị những ống kính lớn gắn với điện thoại để chụp hình và quay video vào trong những cuộc bỏ phiếu kín. Còn có một số trường hợp các thành viên trong phái đoàn của phía Trung Quốc đã yêu cầu các đại diện của các quốc gia khác chụp ảnh lá phiếu của những người này để làm bằng chứng rằng họ đã ủng hộ ông Đổng. Và cuối cùng, ông Đổng chính thức trở thành tổng giám đốc mới của tổ chức Nông lương thế giới.

Theo ông Gerard Araud, cựu đại sứ của Pháp tại Washington và đặc phái viên của Liên Hợp Quốc cho biết cách mà Trung Quốc đang thực hiện đã được Mỹ thực hiện nhiều thập kỷ trước - tặng quà cho các quốc gia hoặc ký kết những hợp đồng vũ khí. Điều này không có gì mới mẻ, lỗi không phải ở người chiến thắng, mà lỗi ở những người thua cuộc, ông Araud đã nhận định.

Chiến thắng của ông Đổng là một lời cảnh tỉnh cho Mỹ và các nước đồng minh. Vào tháng 11 năm ngoái, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đã đến New York để gặp gỡ các đại diện thường trực tại Liên Hợp Quốc của EU, Nhật và các nền dân chủ khác để lên ý tưởng hình thành một mặt trận chung chống lại Trung Quốc.

Trong cuộc bầu cử tổng giám đốc mới cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) diễn ra vào đầu năm nay. Hoa Kỳ, Ấn Độ và châu Âu đã gác lại mâu thuẫn để cùng nhau ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục hành động như cách họ đã làm ở Rome. Mỹ dưới thời tổng thống Trump đã đặt vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ lên hàng đầu, nên đây được xem là một trong những hành động cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục lấy cắp chất xám từ Mỹ.

Các quan chức đã thiết lập các quy tắc cho cuộc bầu cử tổng thống, với hy vọng tránh được những điều mà Trung Quốc đã làm trước đây tại Rome. Hoa Kỳ đã giới hạn người tham dự vào các cuộc họp cũng như đảm bảo an ninh nghiêm ngặt hơn trong các cuộc bỏ phiếu kín. Họ thậm chí còn thuyết phục các ứng cử viên khác nhanh chóng rút lui và chỉ để duy nhất một ứng cử viên của một quốc gia phát triển trở thành tổng giám đốc của WIPO. Đến cuối cùng, cuộc đua chỉ còn Daren Tang của Singapore và Vương Bân Anh của Trung Quốc. Sau nhiều vòng bỏ phiếu, ứng cử viên Daren Tang của Singapore đã chiến thắng bà Vương Bân Anh của Trung Quốc. Kết quả cuối cùng, hiện nay ứng cử viên của SIngapore được các Mỹ, châu Âu và Ấn Độ hậu thuẫn hiện đã trở thành giám đốc mới của WIPO. 

Các tin khác