Nguyên nhân chỉ số này của nền kinh tế Việt Nam thăng hạng là do tình hình tài chính trong nước được cải thiện. Việt Nam đứng thứ 17 trong số 40 nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
Quỹ Di sản nhận định thứ bậc xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu Chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.
Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) đạt được thứ hạng tốt nhất từ trước đến nay trong lịch sử 27 năm của Chỉ số tự do kinh tế, tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong tổng số 184 nền kinh tế. Với số điểm 78,6/100, tăng 1,5 điểm so với chỉ số năm 2020, Đài Loan được xếp vào loại "gần như tự do" cùng với 78 nền kinh tế khác, trước Nhật Bản ở vị trí thứ 23 và Hàn Quốc ở vị trí thứ 24. Trung Quốc đứng ở vị trí 107.
Trong khi đó, Hong Kong (Trung Quốc) không còn xuất hiện như một nền kinh tế độc lập nữa bất kể việc từng đứng đầu bảng xếp hạng này trong 25 năm liên tục.
Trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế công bố năm nay, Quỹ Di sản giải thích họ loại Hong Kong vì bảng xếp hạng chỉ bao gồm "các quốc gia độc lập mà ở đó chính phủ toàn quyền kiểm soát các chính sách kinh tế".
Chỉ số tự do kinh tế đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các nền kinh tế trên thế giới. Chỉ số này đánh giá 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được nhật báo The Wall Street Journal và Quỹ Di sản xây dựng và công bố thường niên từ năm 1995.
Trên thế giới hiện nay có hai bộ chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường là Index of Economic Freedom và Economic Freedom of the World do Viện Fraser Institute (Canada) xây dựng.