Bài báo khẳng định kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước Đổi mới, khi trong giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005, GDP tăng 7,34%; giai đoạn 2006-2010, tăng 6,32%/năm; GDP giai đoạn 2011-2015 tuy chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nhưng vẫn đạt 5,9%/năm.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng tăng nhanh và đạt trên 200 tỷ USD, với mức GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm vào năm 2003 đã tăng lên đến gần 2.300 USD/năm vào 2016.
Theo bài báo, môi trường đầu tư của Việt Nam liên tục được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư hơn. Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, với giai đoạn 2011-2015 tăng 18%/năm.
Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, bên cạnh hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến. Việt Nam cũng đạt những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện thể chế, khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có chế độ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối. Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều đang phát triển.
Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục. Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định, trong khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.
Các chủ thể kinh tế đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân, tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, được cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tư nhân tăng nhanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được khuyến khích phát triển.
Bài báo nhận định Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực, chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng, chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày.
Việt Nam cũng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, như thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 59 quốc gia đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương; hoàn tất đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) và đang tích cực đàm phán ba FTA khác.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng tăng nhanh và đạt trên 200 tỷ USD, với mức GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm vào năm 2003 đã tăng lên đến gần 2.300 USD/năm vào 2016.
Theo bài báo, môi trường đầu tư của Việt Nam liên tục được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư hơn. Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, với giai đoạn 2011-2015 tăng 18%/năm.
Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, bên cạnh hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến. Việt Nam cũng đạt những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện thể chế, khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có chế độ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối. Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều đang phát triển.
Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục. Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định, trong khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.
Các chủ thể kinh tế đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân, tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, được cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tư nhân tăng nhanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được khuyến khích phát triển.
Bài báo nhận định Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực, chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng, chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày.
Việt Nam cũng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, như thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 59 quốc gia đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương; hoàn tất đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) và đang tích cực đàm phán ba FTA khác.