Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng so với tháng 7 chủ yếu do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa trên diện rộng làm giá rau xanh tăng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thuận lợi, đạt ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục cũng tăng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ.
Trong mức tăng 0,07% của CPI tháng 8-2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giáo dục tăng nhiều nhất với 0,18% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 và giá các mặt hàng sách vở, đồ dùng học tập tăng do nhu cầu mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới (tác động làm CPI chung tăng 0,01%).
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%, trong đó: lương thực tăng 0.6%; thực phẩm tăng 0.08%. Nhóm giao thông tăng 0.1% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 28-7-2020 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 12-8-2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 0,41%...
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% do nhu cầu du lịch của người dân giảm mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,03%. Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không thay đổi.
Vốn đăng ký mới trong tháng 8 tăng 20,7% Dịch Covid-19 xuất hiện trở lại vào cuối tháng 7 đã khiến sản xuất công nghiệp tháng 8-2020 tiếp tục đối mặt với khó khăn - Tổng cục Thống kê nêu nhận định trong Báo cáo tháng 8, công bố ngày 29-8. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh dươgng như chưa ảnh hưởng quá nặng nề đến tâm lý cộng đồng doanh nghiệp, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Tám vẫn tăng 1,5%, vốn đăng ký tăng 20,7% so với tháng trước. Cụ thể, cơ quan thống kê quốc gia cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8-2020 chỉ tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,2%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh dường như chưa ảnh hưởng quá nặng nề đến tâm lý cộng đồng doanh nghiệp, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Tám vẫn tăng 1,5% so với tháng trước, vốn đăng ký tăng 20,7%. Tính chung 8 tháng, cả nước có 88,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.225,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 694,9 nghìn lao động, giảm 2% về số doanh nghiệp, tăng 6,5% về vốn đăng ký và giảm 16,5% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 32,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 27,9% so với 8 tháng năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng lên 121,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trung bình mỗi tháng có gần 15,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Theo khu vực kinh tế, 8 tháng năm nay có 1.697 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; có hơn 26,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 7,7%; có 60,6 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 6,3%. Một số ngành, lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng trở lại như: sản xuất phân phối điện, nước, gas có 3.394 doanh nghiệp, tăng 247% so với cùng kỳ năm trước; khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác 7.724 doanh nghiệp, tăng 1,9%; khai khoáng 454 doanh nghiệp, tăng 1,1%. Các ngành còn lại có số doanh nghiệp thành lập mới giảm. |