Chạy đua o bế khách hàng
Đầu tháng 2-2018, VĐT ZaloPay và Appota đồng loạt tung ra chương trình lì xì online qua VĐT để người dùng gửi tiền mừng tuổi cho người thân, bạn bè. Chỉ 12 tiếng đầu trong ngày mùng 1 Tết, trên ZaloPay đã có gần 80.000 bao lì xì được gửi và nhận giữa người dùng. Chương trình kết thúc vào ngày 1-3, ZaloPay ghi nhận hơn 1,3 triệu lượt gửi và nhận lì xì.
Ví Appota áp dụng tính năng lì xì online nhóm, lì xì ngẫu nhiên kèm theo những bao lì xì online sáng tạo theo xu hướng được giới trẻ yêu thích, đã thu hút hàng trăm ngàn người tham gia, trong đó có tới 61,1% là người dùng mới. Đây được xem là một trong những chiêu nổi bật để thu hút người dùng của các VĐT.
Thời điểm này, khi các nhà mạng dừng áp dụng mức khuyến mại 50% cho thuê bao di động trả trước, các VĐT trên lập tức áp dụng chiêu chiết khấu cao khi nạp tiền điện thoại. ZaloPay chiết khấu đến 5,5% giá trị thẻ nạp Mobifone, hoàn tiền 500.000 đồng cho số điện thoại Mobifone đăng ký ZaloPay nạp tiền; chiết khấu 3,9% giá trị nạp thẻ Viettel.
Trong khi đó VĐT Appota hoàn tiền 3% giá trị cho khách hàng nạp thẻ Viettel, và 5% cho nhà mạng khác kèm theo 3.000 mã tặng hoàn tiền 20% khi mua mã thẻ mệnh giá dưới 100.000 đồng. Số lượng nạp thẻ trong ngày đầu thực hiện chiết khấu của ZaloPay tăng 10 lần, giá trị nạp thẻ tăng 20 lần. Ví Appota cũng ghi nhận lượng giao dịch tăng gấp 5-7 lần, giá trị giao dịch bình quân tăng gấp đôi.
Ảnh minh họa.
Chiến lược phát triển ngành NH Việt Nam yêu cầu phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%. Để thực hiện, các NH đã đầu tư hệ thống NH điện tử hiện đại, đa dạng như Smart Banking, Internet Banking, Mobile Banking, iBank… để tạo kênh giao dịch mới cho khách hàng. Song thanh toán không dùng tiền mặt chỉ thật sự sôi động và có nhiều thay đổi khi thanh toán di động bùng nổ.
Và trong cuộc chiến “triệu người dùng” này, các VĐT phải cạnh tranh rất khốc liệt, vì đến nay tỷ lệ người dùng VĐT so với các phương thức thanh toán khác mới chiếm khoảng 10%. Vì vậy, các VĐT đều phải duy trì chính sách tặng tiền cho người giới thiệu, tặng tiền cho người mới mở VĐT kèm theo các ưu đãi thanh toán. Không chỉ vậy, mỗi VĐT còn phải tìm hướng đi riêng để kích thích nhu cầu thanh toán qua ví của người dân.
ZaloPay đang đàm phán với khoảng 40 đối tác thuộc các lĩnh vực vận chuyển, dịch vụ, giải trí để mở rộng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Bên cạnh đó, ZaloPay cũng tiếp tục đàm phán mở rộng khả năng kết nối thanh toán với nhiều NH trong và ngoài nước. Bà Trương Cẩm Thanh, Giám đốc ZaloPay |
Chẳng hạn, Payoo ngoài liên kết với các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng điện máy, còn kết nối cung cấp dịch vụ thanh toán cho một số dịch vụ hành chính công hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thanh toán lệ phí trực tuyến. Momo đẩy mạnh liên kết với các công ty tài chính, bán lẻ, bảo hiểm để triển khai hàng loạt tính năng thanh toán hóa đơn, thanh toán khoản vay, bảo hiểm đến hạn thông qua ứng dụng.
Đại diện một số VĐT cho biết VĐT là công cụ nối dài của tài khoản nhằm hỗ trợ cho việc thanh toán nhỏ lẻ. Tuy nhiên, muốn tồn tại, mỗi VĐT phải tạo ra sự khác biệt thông qua việc xây dựng một hệ sinh thái riêng dựa trên lợi thế của mình mới thu hút và giữ chân khách hàng.
Chọn phân khúc để tăng thị phần
Đại diện một số VĐT cho biết VĐT là công cụ nối dài của tài khoản nhằm hỗ trợ cho việc thanh toán nhỏ lẻ. Tuy nhiên, muốn tồn tại, mỗi VĐT phải tạo ra sự khác biệt thông qua việc xây dựng một hệ sinh thái riêng dựa trên lợi thế của mình mới thu hút và giữ chân khách hàng.
Chọn phân khúc để tăng thị phần
Trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích cộng với sự phát triển của nhiều VĐT, tham vọng lấn sân vào lĩnh vực này ngày càng gia tăng. Mới đây, Grab bắt tay hợp tác với VĐT Moca nhằm tận dụng công nghệ và mạng lưới của nhau cung cấp các dịch vụ thanh toán đến hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Ứng dụng gọi xe công nghệ mới hoạt động vào tháng 6-2018 FastGo, dự định phát triển hệ sinh thái gồm Fast Proctection (bảo hiểm cho tài xế và taxi tham gia di chuyển cùng FastGo) và VĐT Fast Pay. Hay ứng dụng gọi xe Go-Viet cũng dự định mở rộng sang nền tảng gọi xe ô tô Go-Car, Go-Food và VĐT Go-Pay.
Hiện nay, ở nhiều nước các NH lớn bắt đầu xây dựng VĐT, thậm chí sẵn sàng tích hợp các VĐT khác vào ví của NH để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Một trường hợp tiêu biểu là CitiBank đã phát triển VĐT Citi Pay trên các thiết bị Android ở Singapore, và thêm Samsung Pay, Apple Pay vào VĐT này để tăng lựa chọn thanh toán cho người dùng. Đây là giải pháp để bảo vệ hoạt động kinh doanh thẻ và thanh toán của NH.
Tuy nhiên, trường hợp chấp nhận liên kết với các VĐT khác như CitiBank không có nhiều. Đa số VĐT trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hoạt động trong một hệ sinh thái riêng. Chẳng hạn Paypal phát triển dựa trên hệ sinh thái của Ebay, Alipay phát triển nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử của Alibaba. Các VĐT nổi bật trong nước như Momo, Payoo, ZaloPay… cũng phát triển trong hệ sinh thái riêng.
Trong khi đó, các NH tuy liên kết với VĐT để cung ứng dịch vụ nạp tiền, nhưng khi phát triển VĐT riêng cũng sẽ có hệ sinh thái riêng. Song cần lưu ý ở các quốc gia khác, thị trường VĐT cũng có nhiều thành phần tham gia, nhưng VĐT của fintech vẫn giữ vị trí chiếm lĩnh.
Như Trung Quốc, một thị trường tỷ dân sau 5 năm cạnh tranh chỉ còn 2 VĐT AliPay và Wechat Pay giữ thị phần lớn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, khi NHTM tham gia cuộc chiến giành thị phần trên thị trường thanh toán di động, ngoài chiêu thức cạnh tranh nên mở rộng thị trường để tránh sự trùng lắp, dẫn đến thất bại.
Hiện đa số VĐT của fintech tập trung ở khu vực thành thị, mới có một vài VĐT tiến về thị trường nông thôn, lượt người dùng chưa tăng mạnh. Đây là một thị trường các NH có hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước cần nhắm tới, thay vì chỉ tập trung cạnh tranh khu vực thành thị, nơi chỉ 1 quán ăn, 1 cửa hàng nhưng dán đầy rẫy bảng khuyến mại mời chào sử dụng các phương thức thanh toán như thẻ ATM, thẻ tín dụng, VĐT, thanh toán di động, quét mã QR Code.