USD tăng trong ngưỡng chấp nhận: Thông tin Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất để đối phó với lạm phát sẽ tác động đến thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam ra sao? Thực ra, nếu tỷ giá đồng USD tăng dao động trong khoảng 2-3%/năm là bình thường, ở ngưỡng chấp nhận được, vì không quá áp lực lên vấn đề nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ. (PGS.TS PHẠM THẾ ANH, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách)
Nga - Trung xích lại gần, môi trường đầu tư ngột ngạt hơn: Trước việc Nga đẩy mạnh chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ đã bổ sung thêm thêm lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Điều này không chỉ khiến giá dầu thế giới tăng vọt, còn góp phần đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần hơn. Bởi thực tế Trung Quốc và Nga đã mở rộng quan hệ kinh tế trong những năm gần đây, và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga chỉ đưa họ xích lại gần nhau hơn. (HỒ QUỐC TUẤN, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
Nguy cơ lạm phát ngoài tầm kiểm soát: Trong bối cảnh lạm phát gia tăng khắp nơi, như Mỹ có mức tăng cao nhất 40 năm, nhiều nước châu Âu, châu Á ở mức cao 2-3 thập niên. Những con số đáng sợ đó do dịch Covid-19 kéo dài, chuỗi cung ứng bế tắc, và mới đây chiến sự Nga - Ukraine khiến kinh tế thế giới như “đi trên dây” và doanh nghiệp phải lao vào vòng xoáy. (Phan Dũng Khánh)
Bất cập NĐ 24 chênh lệch giá vàng VN-TG ngày càng cao: Nghị định 24/2012 (NĐ 24) quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam đến nay đã qua gần 10 năm. Bối cảnh của nghị định này ra đời khi giá vàng thế giới ở mức 1.670 USD/oz, và giá vàng trong nước chỉ 42,5 triệu đồng/lượng. Nhưng hiện nay giá vàng thế giới lên 2.054 USD/oz, còn giá vàng trong nước lên 71,2 triệu đồng/lượng. Những con số này đã phần nào nhìn thấy tính bất cập của NĐ 24. (TS. LÊ ĐẠT CHÍ, Khoa Tài chính, UEH)
"Thổi" giá vàng: Ai lợi, ai thiệt?: Chiến sự Nga – Ukraine cộng với bóng ma lạm phát quay lại tại Mỹ cũng như toàn cầu, đã đẩy giá vàng thế giới tăng mạnh. Tuy nhiên, điều khiến thị trường choáng ngợp là sự “điên cuồng” của giá vàng SJC trong nước nhưng không có sự can thiệp nào từ cơ quan quản lý kiêm “ông chủ” nhãn hiệu vàng SJC: NHNN. Vậy ai lợi, ai thiệt trong cơn loạn giá này? Chắc chắn DN kinh doanh vàng có lời và người mua chịu thiệt. (Cát Tường)
Vàng trong cơn sóng dữ: Kể từ đầu tháng 2-2022, giá vàng thế giới bắt đầu giai đoạn tăng mạnh với đỉnh điểm là cú nhảy vọt khi chiến sự Nga-Ukraine xảy ra. Trong giai đoạn này rủi ro địa chính trị và lạm phát là 2 yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến giá vàng. Khi 2 yếu tố này càng bất định nhà đầu tư càng phải thận trọng, vì những biến động trong thời gian ngắn rất lớn, đặc biệt là những nhà đầu tư Việt Nam. (TS. VÕ ĐÌNH TRÍ Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
Tăng giờ làm thêm chỉ là giải pháp tình thế: Bà TRẦN THỊ LAN ANH, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám Đốc Văn phòng giới thiệu sử dụng lao động, cho rằng đề xuất quy định tăng giờ làm thêm cho người lao động trong bối cảnh hiện nay là phù hợp, bởi nhiều doanh nghiệp đang thiếu lao động trầm trọng, rất cần phục hồi sản xuất sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Lưu Thủy, thực hiện)
Thỏa thuận doanh nghiệp và người lao động: Ông HONG SUN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM), cho biết đề xuất tăng giờ làm thêm đối với người lao động (NLĐ) các ngành nghề ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu thực sự của các DN và quyền lợi của NLĐ, đây cũng là vấn đề đã được nhiều nước thực hiện. Theo đó, Chính phủ một số nước cho phép DN và NLĐ tự điều tiết và thỏa thuận với nhau về thời gian làm thêm ngoài giờ. Điều này có lợi cho cả NLĐ lẫn DN. (Hoàng Sơn, thực hiện)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM