Ngài Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM Kawaue Jun-ichi, chăm chú bên tác phẩm sinh hoạt hoàng gia trên gốm cổ Satsuma.
Nhà nghiên cứu và sưu tập cổ vật danh giá Trần Đình Sơn (giữa) cùng với hai nhà sưu tập trẻ tuổi của Hội quán Long Chương.
Ông Vua đồ cổ Hoàng Văn Cường bái phục trước bộ sưu tập 150 năm tuổi
đã được vận chuyển bảo quản rất tốt.
đã được vận chuyển bảo quản rất tốt.
Kỹ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển rực rỡ như ngày nay là nhờ các Tướng quân yêu chuộng trà cụ để phát triển Trà đạo (Chanoyu 茶の湯, hay Sadō 茶道) kể từ cuối thế kỷ 16. Người Nhật luôn dành sự tôn kính tuyệt đối Thiên hoàng và Tướng quân đã làm rạng danh đất nước, đặc biệt ngài Thiên hoàng Minh Trị (1868-1912) đã mang hào quang gốm Satsuma tỏa rạng các bảo tàng danh giá khắp hoàn cầu. Nguyện cầu Thiên hoàng “trường tồn sánh ngang trời đất”, người Nhật thường chọn ngày sinh nhật Thiên hoàng đương trị làm quốc lễ và mở cửa hoàng cung cho công chúng tham quan.
Nhân dịp trọng đại đầu năm Lệnh Hòa thứ 2, ngài Kawaue Junichi nhắc lại thông điệp hữu nghị năm 2020: Nỗ lực hơn nữa cùng TPHCM đẩy mạnh việc giao lưu văn hóa nhằm gắn kết trái tim giữa mọi người; đồng thời thúc đẩy mối quan hệ giữa Nhật Bản - Việt Nam tiếp tục phát triển trong sự hài hòa tốt đẹp nhất.
Khởi nguồn từ thú đam mê gần 15 năm liên tục sưu tầm, giới thiệu và phát triển được 10 loại trà Việt Nam và hơn 10 năm sưu tập trà cụ nhiều nước, đặc biệt gắn kết gốm trà Satsuma Nhật Bản, nghệ nhân Viên Trân thật ấn tượng trước các nhà ngoại giao, lãnh đạo hội hữu nghị Việt - Nhật, các nhà sưu tập và nghiên cứu cổ vật qua 180 phút thưởng thức 4 dòng trà Việt Nam tiêu biểu nhất: Bạch trà Suối Giàng (Yên Bái) trên 400 năm tuổi hái từ 14.000 gốc trà cổ thụ cho vị chát đặc trưng “chè cổ núi rừng Tây Bắc”, từng chinh phục tuyệt đối trà hữu Trung Hoa và Nhật Bản; Trà nõn đinh thượng hạng Đại Từ (Thái Nguyên), đệ nhất trà xanh trà bụi Việt; hai dòng trà hương với Ngự trà Huế ướp gạo sen trên nền trà Tân Cương (Thái Nguyên) đã ủ lâu năm, và Trà lài Nam Bộ trên nền trà nõn cổ thụ Bảo Lộc đọt trắng được sao suốt thơm thảo và thanh khiết.
Nhà nghiên cứu và sưu tập cổ vật danh giá Trần Đình Sơn, người trưng bày gốm sứ cổ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016, bất ngờ với các ấn triện hoàng gia độc đáo và kỹ thuật chế tác bậc thầy của các nghệ nhân Satsuma; ông cũng đánh giá cao năng lực sưu tập hệ thống và trình bày ấn tượng của các nhà sưu tập trẻ tuổi của Hội quán Long Chương. Học giả uyên bác cổ vật Việt - Nhật này đã đề xuất Hội quán Long Chương phối hợp cùng ông triển lãm chủ đề Gốm Satsuma & Tượng đồng Nhật Bản tại Festival quốc tế - Huế 2020.
Ông Vua đồ cổ Sài Gòn, cựu nhà báo hãng thông tấn UPI (Mỹ) Hoàng Văn Cường, cho biết với kinh nghiệm truyền thống gia đình nhiều đời sưu tập và kinh doanh cổ vật từ Huế đến Sài Gòn, nhưng cũng đã bất ngờ với dòng gốm kim hoàn sang trọng lần đầu xuất hiện quy mô tại Việt Nam. Đặc biệt, ông khâm phục các nhà sưu tập của Hội quán Long Chương vận chuyển bảo quản rất tốt bộ sưu tập 150 năm tuổi, các cổ vật được sưu tập khá đều tay...