Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài  xứ Phù Tang

Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang longform

(ĐTTCO) - Ngành thủ công mỹ nghệ Nhật Bản vốn rất nổi tiếng nhất thế giới cuối thế kỷ 19, đứng đầu là đồ sơn mài (漆器, shikki) tinh tế với lượng nghệ nhân đông đảo nhất, được nhà nước vinh danh Bảo vật Quốc gia, bởi kỹ thuật vô cùng phức tạp. Đó là nhờ vào tay nghề truyền thống lâu đời và thiên nhiên khắc nghiệt ban tặng cho dân tộc này ba tài nguyên là vàng, bạc và gỗ rừng đa dạng, gắn với những đặc thù thú vị rất riêng của mỹ thuật sơn mài Maki-e xứ mặt trời mọc.

Shipō Yaki - Nghệ thuật pháp lang hoàn mỹ Nhật Bản longform

(ĐTTCO) - Pháp lam là thuật ngữ người Việt quen dùng, và đặc biệt nghệ nhân vùng Huế để lại dấu ấn pháp lam trên các ô hộc trang trí nội ngoại thất Điện Thái Hòa, như muốn tôn phò vĩnh cửu chủ trương Quang Minh Chính Đại (明光明大正) của Hoàng đế Minh Mạng khi tôn xưng quốc hiệu Đế quốc Đại Nam từ 1835. Pháp lam trong đôi mắt những ông vua và nghệ nhân châu Á đầy mê hoặc, trong đó Shippo (七宝, Shipō) chính là sản phẩm mỹ thuật đỉnh cao người Nhật khiến Âu-Mỹ phải công nhận trình độ tay nghề thủ công của người châu Á.

Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn longform

(ĐTTCO) - Khi quyết tâm tham gia triển lãm quốc tế đầu tiên “London International Exhibition on Industry and Art -1862” và thành công rực rỡ tại “Second Paris International Exposition of 1867”, lãnh chúa Shimazu mong muốn được phương Tây biết đến, công nhận và giúp đỡ phiên bản Satsuma độc lập khỏi Nhật Bản trước khi Mạc Phủ chuyển giao chính quyền cho Thiên hoàng.

Cổ vật Satsuma thật và giả qua những siêu phẩm gốm tranh cực đại longform

(ĐTTCO) - Lịch sử gốm Satsuma gắn liền với phát hiện ra đất sét trắng từ năm 1617 và lịch sử chính trị Nhật Bản mở cửa giao thương quốc tế giữa cuối thế kỷ 19. Suốt 300 năm phát triển hoàn thiện và thăng hoa rực rỡ nhất trong kỷ nguyên Minh Trị (明治, 1868-1912), Satsuma luôn là đồ đất nung chứ không phải đồ sứ. 
Những set trà chiều độc hiếm

Những set trà chiều độc hiếm longform

(ĐTTCO) - Cách nay gần 400 năm, trà đã dần vượt qua rượu, cà phê về tính đại chúng để chiếm lĩnh trái tim người đàn ông phương Tây chinh phục biển cả nhờ ở tính đằm đẹ, nhẹ nhàng như người phụ nữ phương Đông. Trà ngon nhất thường hái vào vụ Xuân, và vị trà dường như càng ngon hơn khi được thưởng thức bằng những trà cụ quý hiếm và đẹp mắt.
Thưởng trà  Việt, ngắm gốm Satsuma

Thưởng trà Việt, ngắm gốm Satsuma

(ĐTTCO) - “Hội trà xuân ngắm nhìn gốm Satsuma Nhật Bản” vừa được Hội quán Long Chương phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tại TPHCM tổ chức. Đến dự  có ngài Kawaue Jun-ichi (河上淳一), Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM, vừa thưởng trà Việt vừa chia sẻ thú đam mê sưu tập của người Việt đối với trân ngoạn phẩm Satsuma do nghệ nhân Nhật Bản tạo tác giữa cuối thế kỷ 19.
Nghệ thuật nung vẽ gốm men xanh cổ điển

Nghệ thuật nung vẽ gốm men xanh cổ điển longform

(ĐTTCO) - Nhật Bản là một dân tộc có tâm hồn hướng ngoại triệt để qua nghệ thuật thiền, trà và biểu trưng y áo đã hình thành nên mỹ đức rất khác so Ấn Độ hướng nội và Trung Hoa trung dung. 
Nghệ thuật bonsai thú chơi tao nhã

Nghệ thuật bonsai thú chơi tao nhã longform

(ĐTTCO) - Trong các từ điển tiếng Anh, tiếng Pháp ngày nay đều có từ bonsai, một từ bắt nguồn từ tiếng Nhật mang gốc Hán là bồn tài (penzai), có nghĩa là cây trồng trong chậu - một loại cây cảnh nghệ thuật, nhỏ bé nhưng lại có dáng dấp cổ thụ cả trăm năm. 
Gặp gỡ nhóm sưu tập gốm cổ Nhật

Gặp gỡ nhóm sưu tập gốm cổ Nhật longform

(ĐTTCO) -  Không phải là những “tiền bối”, họ là những người tuổi đời chừng ngoài 40, nhưng với sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình, đặc biệt là lòng đam mê qua hơn 10 năm đã sưu tập được nhiều bộ gốm sứ cổ vật Nhật Bản. Không chỉ là gốm cổ, thậm chí có cả những món Quốc sản từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. 
SUMIDA - Dòng gốm phù điêu kể chuyện dân gian

SUMIDA - Dòng gốm phù điêu kể chuyện dân gian longform

(ĐTTCO) - Sumida (すみだ) là dòng gốm Nhật đắp nổi men những phù điêu  kể chuyện dân gian Nhật Bản và trở nên nổi tiếng thế giới từ khoảng năm 1895 đến 1920. Gốm Sumida-gawa yaki (隅田 焼) do nghệ nhân Inoue Ryōsai I (井上 良斎, sinh 1828) khởi xướng, và làm theo đơn đặt hàng cho riêng người Mỹ sưu tầm. 

Nghệ nhân xứ Phù Tang qua gốm cổ

Nghệ nhân xứ Phù Tang qua gốm cổ longform

(ĐTTCO) - Gốm sứ và thiền vốn tiếp biến từ Trung Hoa, nhưng qua cách chơi với “đất, nước, gió, lửa” và “nhồi thiền vào gốm”, người Nhật gửi gắm thông điệp sống bất khuất nhưng an yên, không xa lìa thực tiễn đời sống trong từng sat-na thời gian. 

“Thần bài” hồi sinh

“Thần bài” hồi sinh

(ĐTTCO) - Droughs, quán cà phê nhỏ vui nhộn nằm gọn trong một vòm đường sắt ở Islington, phía Bắc London (Vương quốc Anh), có những bức tường gạch trần, tủ bar chứa đầy bia thủ công rất ngon và những chiếc ghế cực kỳ thoải mái. Nhưng chưa phải là điểm đặc sắc nhất của quán, mà là các kệ xếp đầy hơn 700 bộ cờ bàn (board games).

Nghệ thuật thưởng ngoạn Kỳ Lân  Nhật Bản

Nghệ thuật thưởng ngoạn Kỳ Lân Nhật Bản

(ĐTTCO) - Lân là một trong bốn linh vật quen thuộc (Long, Lân, Quy, Phụng) với tín ngưỡng dân gian các nước Việt Nam, Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lân là một con vật vương giả, thánh thiện và rất được tôn kính. Kỳ lân xuất hiện dự báo thánh nhân hoặc hiền triết ra đời như trường hợp Đức Khổng Tử ở Trung Quốc.

Đỉnh cao nghệ thuật gốm sứ Seto Celadon

Đỉnh cao nghệ thuật gốm sứ Seto Celadon longform

(ĐTTCO) -Đồ sứ nghệ thuật Seto Celadon (瀬戸青瓷) đã trở nên nổi tiếng thế giới từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, khi người Nhật dành hơn 7% sản phẩm này xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Vượt trên cả sứ Sato Ruri (瀬戸瑠璃) hay Sometsuke (染付) với đặc trưng nét vẽ dưới men màu xanh thanh thiên và trắng tinh hoàng gia quý phái, Seto Celadon luôn sống động như một bức tranh hoa lá và chim chóc được vẽ nổi 3D trên nền men phủ xanh màu ngọc bích.

Huyền thoại bộ chén trà Mai Hạc thơ Nôm

Huyền thoại bộ chén trà Mai Hạc thơ Nôm longform

(ĐTTCO) - Phong trào “Uống nước chè Tàu, ngồi ghế trường kỷ” hậu bán thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đã đưa giới quý tộc Việt thời Lê-Trịnh-Nguyễn dần quen với thú uống trà bằng đồ sứ ký kiểu “xác Tàu, hồn Việt”, do các sứ thần đi sứ Trung Hoa mang về. Nổi tiếng từ thời vua Gia Long (1802-1819), bộ chén trà Mai Hạc xứ Huế vẫn luôn hấp dẫn không chỉ các nhà sưu tập Việt Nam, mà còn được du khách Nhật Bản, Trung Hoa tìm kiếm.

Linh hồn gốm Satsuma từ Chin Jukan đến Yabu Meizan

Linh hồn gốm Satsuma từ Chin Jukan đến Yabu Meizan longform

(ĐTTCO) - Với chính sách 30 năm duy tân thần kỳ của Minh Trị Thiên hoàng (1868-1912), các nghệ nhân từ Chin Jukan (沈壽官) qua Kinkozan (錦光山) đến Yabu Meizan (藪明山) đã góp công lớn đưa gốm Satsuma xứ Phù Tang nổi tiếng ở phương Tây và Mỹ.

 Triều đại tướng quân trên gốm SATSUMA

Triều đại tướng quân trên gốm SATSUMA longform

(ĐTTCO) - Lịch sử Nhật Bản ghi nhận 3 triều đại Mạc Phủ (幕府) liên tục tiếm quyền Nhật Hoàng (1167-1867). Do ảnh hưởng phong kiến Trung Hoa thời Tam Quốc, các tướng quân ra trận vốn thường trú trong các nhà vải (幕府), nên khi chiến binh Samurai (侍) thống nhất giang sơn sau nội chiến đã sáng lập "nền chính trị võ gia", họ giữ luôn quyền cai trị với danh nghĩa Đại Tướng quân. 
Tín ngưỡng phong thủy trên gốm Satsuma

Tín ngưỡng phong thủy trên gốm Satsuma longform

(ĐTTCO) - Thần đạo và Phật giáo là 2 tôn giáo chính ở Nhật Bản ảnh hưởng nhau như nước với sữa, rất khó tách rời. Ngoài việc tôn thờ hơn 8.000 vị thần Kami (神) chính và phụ, từ các tín ngưỡng dân gian như linh thú hay đất nước cỏ cây, người Nhật còn hòa hội niềm tin ảnh hưởng thần từ Phật giáo hay Hindu giáo, các vị thần may mắn Trung Hoa vào tín ngưỡng dân gian bản địa và ứng dụng phong thủy.

Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA

Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA longform

(ĐTTCO) - East India Company là Công ty Đông Ấn của Hà Lan duy nhất được phép giao thương với Nhật Bản qua 4 cửa khẩu, trong đó có phiên Satsuma, bởi thời Mạc Phủ Tokugawa áp dụng chính sách Tỏa quốc (鎖国, Sakoku) và Hải cấm (海禁, Kaikin) từ 1633-1853.
Nghệ thuật thị giác người Nhật qua gốm Bách hoa

Nghệ thuật thị giác người Nhật qua gốm Bách hoa longform

(ĐTTCO) - Satsuma Bách hoa là dòng gốm được vẽ đặc biệt với những loài hoa chính Cúc Vàng (黄菊, Kigiku) là biểu trưng cho Hoàng thất, Cúc Trắng (白菊, Shiragiku) dành cho Sự Thật và Tiểu Cúc (Hinagiku 雛菊 hay Sồ Cúc Daisy) chính là Đức Tin; 
Phiêu lãng cùng 7 chiếc bình 	Sake Gosu-Blue

Phiêu lãng cùng 7 chiếc bình Sake Gosu-Blue longform

(ĐTTCO) - Tầng lớp quý tộc thời Heian (平安, 794-1185) chịu ảnh hưởng các thú vui tinh tế theo văn minh Đường - Tống Trung Hoa đã dần hình thành nên mỹ học ưu nhã (美学優雅) đặc thù Nhật Bản. Hội tụ chung quanh tính tao nhã (iki, 粋), khác lạ (okashii, おかしい), phong lưu (furyu, 風流), u huyền (yugen, 幽玄) và cả phù du (hakanasa, はかなさ).
Hình tượng rồng trên bình rượu Sake Satsuma

Hình tượng rồng trên bình rượu Sake Satsuma longform

(ĐTTCO) - Trong truyền thống Thần đạo, tín ngưỡng Long thần Ryūjin Shinkō (竜神信仰) thờ thần rồng để cai quản nguồn nước, và thường được kết nối với các nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ cầu mưa, cầu thịnh vượng của ngư dân. 

Tao nhã trang phục Kimono trên gốm cổ

Tao nhã trang phục Kimono trên gốm cổ longform

(ĐTTCO) - Là xứ sở của lễ nghi, tự hào hậu duệ Nữ thần Mặt trời, chọn nếp sống hòa mình với thiên nhiên và yêu chuộng cái đẹp, hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản luôn nổi danh nhẹ nhàng và tao nhã cùng bộ Kimono nổi tiếng và trở thành huyền thoại thế kỷ 20: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”.