Đã đến lúc cần phải có một cơ chế quản lý và sử dụng vốn vay ODA cũng như các nguồn vốn vay ưu đãi hiệu quả hơn.
Để hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh vấn đề này.
- Cũng giống như vốn đầu tư công, nguồn vốn ODA cũng đang chậm trong việc giải ngân, đặc biệt trong những tháng đầu năm. Vậy, thưa ông, đâu là nguyên nhân?
Vụ trưởng Lưu Quang Khánh: Trong 7 tháng qua, vốn ODA đã giải ngân được 41.700 tỷ đồng, đạt 42% so với kế hoạch. Tuy tình hình được cải thiện nhiều so 6 tháng đầu năm nhưng số giải ngân này cũng mới chỉ đạt 95% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với các dự án ODA, vốn vay ưu đãi, sự khác biệt giữa quy định, thủ tục của Việt Nam và nhà tài trợ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới giải ngân nguồn vốn này.
Chậm giải ngân bắt đầu từ chậm khởi động và chuẩn bị dự án ở các khâu như chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng xây lắp, mua sắm trang thiết bị và dịch vụ tư vấn, công tác đền bù, di dân và giải phóng mặt bằng…
Đặc biệt, đối với năm 2017, một số nguyên nhân có tính chất đặc thù có tác động tới giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Đó là: chính sách mới tác động tới các dự án ô (chương trình, dự án có một cơ quan giữ vai trò chủ quản chương trình, dự án, thực hiện chức năng điều phối chung và các cơ quan chủ quản khác tham gia quản lý, thực hiện và thụ hưởng các dự án thành phần thuộc chương trình, dự án).
Theo quy định mới của Luật Ngân sách năm 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đối với các dự án ô, địa phương phải lập dự toán cho các dự án thành phần của dự án ô do địa phương thực hiện thay vì bộ chủ quản lập như trước đây.
Mặc dù đã được hướng dẫn, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa nhận thức được sự thay đổi của các quy trình, thủ tục giao vốn mới nên dự toán thiếu cho các chương trình, dự án ô.
Các địa phương gửi đăng ký vốn chậm, sau thời điểm tổng hợp kế hoạch 2017 hoặc đề xuất bổ sung dự án ô nhưng vượt hạn mức kế hoạch vốn nước ngoài của địa phương đã được Quốc hội phê duyệt.
Vì vậy, dẫn đến tình trạng nhiều chương trình, dự án ô chưa được bố trí vốn nước ngoài để triển khai thực hiện trong năm 2017.
Bên cạnh đó, nguyên nhân nữa là do điều chỉnh tăng nhiều lần tổng mức đầu tư: Đối với một số dự án lớn lĩnh vực giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng giải ngân lớn, tuy nhiên điều chỉnh tăng nhiều lần tổng mức đầu tư nhưng chưa hoàn tất thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư. Do đó, chưa có cơ sở để bổ sung kế hoạch vốn để triển khai.
- Thưa ông, từ tháng 7/2017, Việt Nam chính thức phải vay ODA với lãi suất cao hơn và thời hạn vay ngắn hơn so với trước đây? Như vậy, việc giải ngân chậm vốn ODA có ảnh hưởng đến những chi phí khác của dự án không, thưa ông?
-Từ ngày 1/7, Ngân hàng Thế giới (WB) ngừng cung cấp cho Việt Nam nguồn vốn ưu đãi nhất - vốn IDA (vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB).
Và đối với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cũng từ 1/1/2019 không hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA ưu đãi nhất đó là nguồn vốn ADF.
Bên cạnh đó, một số nhà tài trợ lớn khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà tài trợ song phương khác cũng sẽ theo tiến trình đó và dần dần giảm mức ưu đãi đối với Việt Nam.
Do đó, Việt Nam sẽ vay những khoản vay đắt đỏ hơn. Và điều quan trọng là xuất hiện một số loại phí như phí cam kết tức là Việt Nam phải trả cho những khoản vốn vay đã cam kết nhưng không giải ngân được.
Với ADB thì khoản phí đó là 0,15%/năm đối với khoản chưa giải ngân đó…. Với các đối tác phát triển khác, các điều kiện cũng tương đồng như vây. Do vậy, việc giải ngân chậm chắc chắn kéo theo những chi phí mà Việt Nam trả thêm.
Việc chậm khởi động và thực hiện cũng dẫn đến phải kéo dài thời gian vay, nhiều trường hợp phải xin gia hạn dự án, làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của dự án. Chậm tiến độ thực hiện còn dẫn đến việc một số dự án bị cắt giảm, hủy một số hạng mục và hoạt động, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án.
Theo nghiên cứu của ADB thực hiện năm 2013, chậm thực hiện dự án làm tăng 17,6% chi phí mỗi năm (6,5% do lạm phát giá các hạng mục chính chưa kể tăng chi phí tái định cư) và 11,1% chi phí do lợi ích của dự án bị mất. Tính trung bình, nếu chậm trễ từ 2- 3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính.
- Cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp căn cơ để giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA được nhanh chóng. Ông nhận định thế nào về vấn đề này ra sao?
-Cải cách thủ tục hành chính để tạo đà thúc đẩy giải ngân là hoàn toàn đúng. Ví dụ, hiện nay để giải ngân được, việc điều chuyển vốn chưa giải ngân được từ dự án này sang dự án khác, hoặc từ địa phương này sang địa phương kia, bộ này sang bộ khác là rất cần thiết và cần linh hoạt vào những thời điểm phù hợp để tạo điều kiện thúc đẩy các dự án giải ngân tốt.
Theo quy định hiện hành, việc điều chuyển vốn giữa các dự án ODA và vốn vay ưu đãi trong cùng một bộ, ngành, địa phương cần được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nếu điều chuyển vốn giữa các địa phương và các cơ quan, bộ, ngành, cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Các quy định này rất chặt chẽ, khoa học.
Tuy nhiên, trên thực tiễn lại giảm tính linh hoạt, tính kịp thời của việc điều chuyển giữa dự án này sang dự án kia hoặc giữa các cơ quan chủ quản với nhau.
Các cơ quan của Chính phủ cũng nhận ra vấn đề này và hiện đang phối hợp nghiên cứu, rà soát để có thể có quy định phù hợp, đảm bảo tính linh hoạt hơn. Đấy chính là cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy giải ngân.
- Cũng có những ý kiến cho rằng nguồn vốn ODA đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm nên chưa hiệu quả, như: hàng loạt các dự án về lĩnh vực năng lượng, công nghiệp hay dự án đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó, còn có một số dự án rơi vào tình trạng đội vốn và chậm tiến độ. Xin ông cho biết những giải pháp để khắc phục tình trạng này?
Để hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh vấn đề này.
- Cũng giống như vốn đầu tư công, nguồn vốn ODA cũng đang chậm trong việc giải ngân, đặc biệt trong những tháng đầu năm. Vậy, thưa ông, đâu là nguyên nhân?
Vụ trưởng Lưu Quang Khánh: Trong 7 tháng qua, vốn ODA đã giải ngân được 41.700 tỷ đồng, đạt 42% so với kế hoạch. Tuy tình hình được cải thiện nhiều so 6 tháng đầu năm nhưng số giải ngân này cũng mới chỉ đạt 95% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với các dự án ODA, vốn vay ưu đãi, sự khác biệt giữa quy định, thủ tục của Việt Nam và nhà tài trợ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới giải ngân nguồn vốn này.
Chậm giải ngân bắt đầu từ chậm khởi động và chuẩn bị dự án ở các khâu như chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng xây lắp, mua sắm trang thiết bị và dịch vụ tư vấn, công tác đền bù, di dân và giải phóng mặt bằng…
Đặc biệt, đối với năm 2017, một số nguyên nhân có tính chất đặc thù có tác động tới giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Đó là: chính sách mới tác động tới các dự án ô (chương trình, dự án có một cơ quan giữ vai trò chủ quản chương trình, dự án, thực hiện chức năng điều phối chung và các cơ quan chủ quản khác tham gia quản lý, thực hiện và thụ hưởng các dự án thành phần thuộc chương trình, dự án).
Theo quy định mới của Luật Ngân sách năm 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đối với các dự án ô, địa phương phải lập dự toán cho các dự án thành phần của dự án ô do địa phương thực hiện thay vì bộ chủ quản lập như trước đây.
Mặc dù đã được hướng dẫn, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa nhận thức được sự thay đổi của các quy trình, thủ tục giao vốn mới nên dự toán thiếu cho các chương trình, dự án ô.
Các địa phương gửi đăng ký vốn chậm, sau thời điểm tổng hợp kế hoạch 2017 hoặc đề xuất bổ sung dự án ô nhưng vượt hạn mức kế hoạch vốn nước ngoài của địa phương đã được Quốc hội phê duyệt.
Vì vậy, dẫn đến tình trạng nhiều chương trình, dự án ô chưa được bố trí vốn nước ngoài để triển khai thực hiện trong năm 2017.
Bên cạnh đó, nguyên nhân nữa là do điều chỉnh tăng nhiều lần tổng mức đầu tư: Đối với một số dự án lớn lĩnh vực giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng giải ngân lớn, tuy nhiên điều chỉnh tăng nhiều lần tổng mức đầu tư nhưng chưa hoàn tất thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư. Do đó, chưa có cơ sở để bổ sung kế hoạch vốn để triển khai.
- Thưa ông, từ tháng 7/2017, Việt Nam chính thức phải vay ODA với lãi suất cao hơn và thời hạn vay ngắn hơn so với trước đây? Như vậy, việc giải ngân chậm vốn ODA có ảnh hưởng đến những chi phí khác của dự án không, thưa ông?
-Từ ngày 1/7, Ngân hàng Thế giới (WB) ngừng cung cấp cho Việt Nam nguồn vốn ưu đãi nhất - vốn IDA (vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB).
Và đối với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cũng từ 1/1/2019 không hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA ưu đãi nhất đó là nguồn vốn ADF.
Bên cạnh đó, một số nhà tài trợ lớn khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà tài trợ song phương khác cũng sẽ theo tiến trình đó và dần dần giảm mức ưu đãi đối với Việt Nam.
Do đó, Việt Nam sẽ vay những khoản vay đắt đỏ hơn. Và điều quan trọng là xuất hiện một số loại phí như phí cam kết tức là Việt Nam phải trả cho những khoản vốn vay đã cam kết nhưng không giải ngân được.
Với ADB thì khoản phí đó là 0,15%/năm đối với khoản chưa giải ngân đó…. Với các đối tác phát triển khác, các điều kiện cũng tương đồng như vây. Do vậy, việc giải ngân chậm chắc chắn kéo theo những chi phí mà Việt Nam trả thêm.
Việc chậm khởi động và thực hiện cũng dẫn đến phải kéo dài thời gian vay, nhiều trường hợp phải xin gia hạn dự án, làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của dự án. Chậm tiến độ thực hiện còn dẫn đến việc một số dự án bị cắt giảm, hủy một số hạng mục và hoạt động, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án.
Theo nghiên cứu của ADB thực hiện năm 2013, chậm thực hiện dự án làm tăng 17,6% chi phí mỗi năm (6,5% do lạm phát giá các hạng mục chính chưa kể tăng chi phí tái định cư) và 11,1% chi phí do lợi ích của dự án bị mất. Tính trung bình, nếu chậm trễ từ 2- 3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính.
- Cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp căn cơ để giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA được nhanh chóng. Ông nhận định thế nào về vấn đề này ra sao?
-Cải cách thủ tục hành chính để tạo đà thúc đẩy giải ngân là hoàn toàn đúng. Ví dụ, hiện nay để giải ngân được, việc điều chuyển vốn chưa giải ngân được từ dự án này sang dự án khác, hoặc từ địa phương này sang địa phương kia, bộ này sang bộ khác là rất cần thiết và cần linh hoạt vào những thời điểm phù hợp để tạo điều kiện thúc đẩy các dự án giải ngân tốt.
Theo quy định hiện hành, việc điều chuyển vốn giữa các dự án ODA và vốn vay ưu đãi trong cùng một bộ, ngành, địa phương cần được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nếu điều chuyển vốn giữa các địa phương và các cơ quan, bộ, ngành, cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Các quy định này rất chặt chẽ, khoa học.
Tuy nhiên, trên thực tiễn lại giảm tính linh hoạt, tính kịp thời của việc điều chuyển giữa dự án này sang dự án kia hoặc giữa các cơ quan chủ quản với nhau.
Các cơ quan của Chính phủ cũng nhận ra vấn đề này và hiện đang phối hợp nghiên cứu, rà soát để có thể có quy định phù hợp, đảm bảo tính linh hoạt hơn. Đấy chính là cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy giải ngân.
- Cũng có những ý kiến cho rằng nguồn vốn ODA đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm nên chưa hiệu quả, như: hàng loạt các dự án về lĩnh vực năng lượng, công nghiệp hay dự án đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó, còn có một số dự án rơi vào tình trạng đội vốn và chậm tiến độ. Xin ông cho biết những giải pháp để khắc phục tình trạng này?
- Ở chừng mực nào đó, việc cho rằng đầu tư từ ODA còn dàn trải là có lý. Điều này một phần do bởi một bộ phận cán bộ ở các cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ vai trò và bản chất của ODA, tính chất ưu đãi của vốn vay và viện trợ không hoàn lại, coi ODA là vốn cho không. Điều này đã dẫn đến việc không chú ý đến yêu cầu về hiệu quả của việc sử dụng ODA, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xác định các ưu tiên đầu tư; thiếu phát huy vai trò làm chủ trong quá trình chuẩn bị dự án.
Cùng với đó, công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án không được thực hiện nghiêm túc. Do vậy, các đề xuất dự án không phải lúc nào cũng tập trung xử lý các mục tiêu ưu tiên, đôi khi còn dàn trải theo nhiều nhu cầu khác nhau.
Để khắc phục hiện tượng này, việc điều chỉnh định hướng sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi là cần thiết, theo đó sẽ thu hẹp lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, không dùng nguồn vốn này cho các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đầu tư; nghiên cứu để sửa đổi khuôn khổ pháp lý theo hướng khu vực tư nhân được tiếp cận ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới.
- Thưa ông, để đạt được kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA trong năm nay, theo ông, những giải pháp nào cần được thực hiện ngay từ lúc này?
-Để thúc đẩy giải ngân vốn ODA, trước hết các bộ ngành, địa phương, trong hạn mức vốn năm 2017 đã được giao, chủ động rà soát tiến độ thực hiện làm căn cứ để xem xét việc điều chỉnh kế hoạch vốn đã phân bổ cho các chương trình, dự án không có khả năng giải ngân sang các chương trình, dự án có khả năng giải ngân tốt. Đặc biệt ưu tiên các chương trình, dự án kết thúc hiệp định vào năm 2017.
Các bộ, cơ quan và địa phương cũng cần tập trung chỉ đạo sát các cơ quan thực hiện dự án ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là những dự án kết thúc trong năm 2017, 2018. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ và hạn chế tối đa điều chỉnh việc tăng tổng mức đầu tư, thẩm tra lại các dự án vượt dự toán để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt không để kéo dài.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi sẽ lập một số đoàn kiểm tra các dự án có nhiều vướng mắc, đặc biệt ở các bộ, cơ quan, địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, đề xuất Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời các vấn đề vượt thẩm quyền. Mặt khác, rà soát lại toàn bộ các dự án vốn ODA, vay ưu đãi đang triển khai trên tinh thần kiên quyết hủy vốn các hợp phần không cần thiết, kém hiệu quả, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án; chuyển vốn cho các dự án khác hiệu quả hơn.
- Xin cám ơn ông!
Cùng với đó, công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án không được thực hiện nghiêm túc. Do vậy, các đề xuất dự án không phải lúc nào cũng tập trung xử lý các mục tiêu ưu tiên, đôi khi còn dàn trải theo nhiều nhu cầu khác nhau.
Để khắc phục hiện tượng này, việc điều chỉnh định hướng sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi là cần thiết, theo đó sẽ thu hẹp lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, không dùng nguồn vốn này cho các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đầu tư; nghiên cứu để sửa đổi khuôn khổ pháp lý theo hướng khu vực tư nhân được tiếp cận ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới.
- Thưa ông, để đạt được kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA trong năm nay, theo ông, những giải pháp nào cần được thực hiện ngay từ lúc này?
-Để thúc đẩy giải ngân vốn ODA, trước hết các bộ ngành, địa phương, trong hạn mức vốn năm 2017 đã được giao, chủ động rà soát tiến độ thực hiện làm căn cứ để xem xét việc điều chỉnh kế hoạch vốn đã phân bổ cho các chương trình, dự án không có khả năng giải ngân sang các chương trình, dự án có khả năng giải ngân tốt. Đặc biệt ưu tiên các chương trình, dự án kết thúc hiệp định vào năm 2017.
Các bộ, cơ quan và địa phương cũng cần tập trung chỉ đạo sát các cơ quan thực hiện dự án ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là những dự án kết thúc trong năm 2017, 2018. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ và hạn chế tối đa điều chỉnh việc tăng tổng mức đầu tư, thẩm tra lại các dự án vượt dự toán để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt không để kéo dài.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi sẽ lập một số đoàn kiểm tra các dự án có nhiều vướng mắc, đặc biệt ở các bộ, cơ quan, địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, đề xuất Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời các vấn đề vượt thẩm quyền. Mặt khác, rà soát lại toàn bộ các dự án vốn ODA, vay ưu đãi đang triển khai trên tinh thần kiên quyết hủy vốn các hợp phần không cần thiết, kém hiệu quả, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án; chuyển vốn cho các dự án khác hiệu quả hơn.
- Xin cám ơn ông!