Đây là ý kiến của ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khi trao đổi về kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá lại chỉ số GDP cũng như điều chỉnh Tài khoản quốc gia.
Ông đánh giá thế nào việc khi đánh giá lại, quy mô GDP của toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành tăng bình quân 25,45%/năm giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 nghìn tỷ đồng/năm, liệu việc này khiến các chỉ số, tỉ lệ khác có ảnh hưởng không thưa ông?
Ông Jonathan Pincus: Việc thay đổi GDP hoàn toàn bình thường nếu để thời gian càng lâu, số điều chỉnh có thể càng lớn ở Việt Nam. Có thể với trường hợp này, Việt Nam đã để quá lâu mới điều chỉnh. Tôi nghĩ 25,4% không phải là mối quan ngại chỉ do thời gian để để quá lâu. Trong khoảng thời gian tới, có thể điều chỉnh để 5-10 năm nên thay đổi rồi.
Ngoài ra, tôi cho rằng các chỉ số khác liên quan của nền kinh tế này không bị tác động lắm về tác động việc thay đổi GDP này. Việc rà soát điều chỉnh lại là bình thường, quan trọng là chỉ số GDP cần sát với thực tế để Chính phủ điều chỉnh các chính sách của của mình phù hợp với dữ liệu mới.
Về việc số liệu GDP tính toán lại có thay đổi, chính sách UNDP tới Việt Nam có thay đổi gì không, trong bối cảnh thay đổi phía Việt Nam có cơ hội nào mới không?
Ông Jonathan Pincus: Việc đánh giá này thực chất chỉ là áp dụng thêm cách đo lường tính toán mới và với cách tính như vậy UNDP khẳng định sẽ ghi nhận số mới của Việt Nam.
Theo kinh nghiệm của mình, tôi thấy điều này hoàn toàn bình thường ở một số quốc gia và các chính sách của chúng tôi sẽ dựa trên số mới cơ bản không thay đổi gì.
Nhưng theo tôi, hiện nay nền kinh tế thay đổi nhiều, có nhiều dịch vụ mới, nền kinh tế số phát triển, đo đó việc đánh giá điều chỉnh chỉ số GDP cho chính xác cần được thường xuyên, bám sát nền kinh tế hơn.
Cùng cần lưu ý cách tính mới không tạo cho chúng ta thuận lợi mới nào đáng kể nào, quan trọng là cần có những chính sách phù hợp lâu dài.
Có một số quan điểm cho rằng, bản thân chỉ số GDP cũng có những điểm không chuẩn trong phản ánh sức mạnh thật sự của nền kinh tế. Vẫn có các trường hợp nhà đầu tư tạo ra thu nhập lớn tại Việt Nam rồi lại chuyển phần lớn ra nước ngoài, hay các dự án thiếu hiệu quả “đào lên lấp xuống” vẫn tính vào GDP, dưới góc nhìn quốc tế, kinh nghiệm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Jonathan Pincus: Đúng là việc chênh lệch số liệu không phải là hiếm, đây đều là các vấn đề của nhiều nước. Cụ thể việc tính toán việc luồng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, luân chuyển tiền như thế nào là hoạt động khá khó nắm bắt nên thường GDP được tính toán khó chính xác 100%, chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất có thể được cải thiện chất lượng đánh gía chỉ số GDP.
Điều quan trọng ở đây là cơ quan thống kê phải luôn bám sát thực tế, linh hoạt, tính toán, tổng hợp, cập nhật những biến động trong nền kinh tế, thậm chí có thể rà soát điều chỉnh để có những con số sát thực nhất có thể.
Tôi thấy trong lần thống kê này, cơ quan thống kê đã bổ sung thêm khoảng 76.000 doanh nghiệp đang hoạt động mà trước đây chưa thống kê được. Tôi cho rằng, thật ra cũng không hẳn là lỗ hổng trong hệ thống tính toán vì con số 76 nghìn doanh nghiệp so với tổng lượng doanh nghiệp cũng không phải quá lớn.
Điều quan trọng là Tổng cục Thống kê nhận ra điều này, rà soát điều chỉnh đồng thời nâng cao năng lực nắm bắt đo lường trong tương lai.
Ngoài ra, theo tôi vai trò của truyền thông cũng quan trọng. Qua tìm hiểu thực tế, tôi biết có không ít doanh nghiệp khi cơ quan thống kê gửi mẫu điều tra, khi họ bận rộn thì cũng không mấy quan tâm hay điền đầy đủ.
Do đó, cần truyền thông để các doanh nghiệp được thống kê hợp tác tích cực, để tổng hợp được con số vào tài khoản quốc gia một cách chính xác hơn, để có số liệu tốt không chỉ nỗ lực từ phía cơ quan thống kê.
Khi công bố việc đánh giá lại GDP, Tổng cục Thống kê cho hay, cơ quan này đã làm việc với đoàn chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tham vấn ý kiến của chuyên gia thống kê Liên Hợp Quốc. Nhóm các chuyên gia quốc tế đã đánh giá: Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP hoàn toàn phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế. Cơ quan thống kê của Việt Nam cũng cho biết thêm, hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ. Từ năm 2010 đến nay, nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Đức, Nga, Italy, Croatia, Indonesia... cũng đã tiến hành đánh giá lại quy mô GDP hay các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan và công bố kết quả đánh giá lại. |